Khái lược về kết cấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết hồ anh thái (Trang 55 - 60)

2.1.2 .Cách tổ chức cốt truyện của Hồ Anh Thái

2.2. Kết cấu

2.2.1. Khái lược về kết cấu

Một tác phẩm văn học, dù dung lƣợng lớn hay nhỏ cũng đều là những chỉnh thể nghệ thuật, bao gồm nhiều yếu tố, bộ phận... nghĩa là đều có một kết cấu nhất định. Nhà văn chính là kiến trúc sƣ thiết kế, sắp xếp, tổ chức và xây dựng nên kết cấu ấy theo một trật tự, hệ thống nào đó nhằm biểu hiện những dụng ý nghệ thuật của mình. Trong đời sống văn học, có ngƣời cho rằng một số tác phẩm có chủ đề tƣ tƣởng tốt nhƣng tác phẩm vẫn chƣa đƣợc cảm nhận nhƣ một chỉnh thể nghệ thuật. Ðiều này có thể do nhiều nguyên nhân nhƣng một phần quan trọng là do kết cấu.

Có nhiều ý kiến về kết cấu, theo Từ điển văn học thì kết cấu là “toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm… kết cấu thể hiện một nội dung

rộng rãi, phức tạp” [12, tr.23]. Nếu các tác giả trên coi trọng yếu tố thống nhất

bao trùm của kết cấu thì Lại Nguyên Ân lại nhấn mạnh đến các phƣơng diện của kết cấu: “kết cấu bao gồm việc phân bố các nhân vật (tức là hệ thống hình tượng) các sự kiện và hành động (kết cấu cốt truyện) các phương thức trần thuật (kết cấu trần thuật) chi tiết hóa khung cảnh hành vi cảm xúc(kết cấu chi tiết) thủ

pháp văn phong (kết cấu ngôn từ) các truyện xen kẽ hoặc trữ tình ngoại đề [2,

tr.3]. GS Hà Minh Đức trong cuốn Lý luận văn học thì nghiêng về nhấn mạnh mối quan hệ giữa kết cấu với tƣ tƣởng, ý đồ nghệ thuật của nhà văn “Kết cấu là sự tạo thành và liên kết các bộ phận trong bố cục của tác phẩm. Là sự tổ chức sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung tác phẩm trên cơ sở đời

sống khách quan và theo một chiều hướng nhất định” [7, tr.143]. Từ các quan

niệm trên ta thấy kết cấu thực sự là một tổ chức nghệ thuật sinh động của tác phẩm.

Kết cấu không phải là cấu trúc, bởi cấu trúc bao gồm cách tổ chức của thể loại, bố cục chung của một thể văn, luật thơ cụ thể… Cấu trúc là những mô hình mang nhiều tính khái quát, còn kết cấu là sự liên kết, sắp xếp mang tính cảm tính tuân theo sự sắp xếp, kiến giải độc đáo sáng tạo của nhà văn. Nghĩa là cùng lối cấu trúc ta hoàn toàn có thể có những tác phẩm khác nhau do có kết cấu khác nhau.

Kết cấu cũng khác với bố cục. Bố cục là sự sắp xếp các phần, các chƣơng, các đoạn, các khổ thơ...đây chỉ là sự tổ chức hình thức bên ngoài của tác phẩm. Nói cách khác bố cục mới chỉ là kết cấu bề mặt của tác phẩm. Thuật ngữ kết cấu rộng và phức tạp hơn nhiều. bố cục chỉ là một phƣơng diện của kết cấu. Bên cạnh việc tổ chức, sắp xếp các yếu tố của tác phẩm, kết cấu còn bao hàm sự liên kết bên trong, những mối liên hệ qua lại giữa các yếu tố thuộc về nội dung và hình thức của tác phẩm, trong đó có cả yếu tố của bố cục.

Xét về mặt ngữ nghĩa kết cấu là sự kết hợp chủ đề và đề tài, hệ thống nhân vật, hệ thống tình tiết của cốt truyện. Về mặt hình thức nghệ thuật, kết cấu đề cập đến các nguyên tắc kết hợp phƣơng thức tự sự, những kỹ thuật hình thức. So với cốt truyện thì nhiệm vụ của kết cấu là tổ chức bố cục cốt truyện thành các phần, chƣơng, đoạn, lớp… một cách hợp lý. Đồng thời, kết cấu còn là cách bố trí, sắp xếp các chi tiết, sự kiện thành những bộ phận hữu cơ của một quá trình phát triển biện chứng và cái đích của quá trình đó vẫn bộc lộ đặc điểm của tính cách và khẳng định chủ đề tƣ tƣởng của tác phẩm. Ngoài ra, kết cấu là bố trí, sắp xếp các yếu tố ngoài cốt truyện một cách hợp lý (lời bạt, đoạn trữ tình ngoại đề, phụ đề, thơ, ca dao xen kẽ...)

Khi đề cập đến kết cấu nhƣ là một yếu tố quan trọng của hình thức nghệ thuật tự sự, chúng ta có thể xem kết cấu trên nhiều bình diện, nhiều cấp độ: kết cấu hình tƣợng và kết cấu trần thuật. Cấp độ hình tƣợng gắn liền với toàn bộ tổ chức của thế giới nghệ thuật, gồm hệ thống nhân vật, sự kiện, tình tiết và trình tự xuất hiện của chúng. Ở cấp độ trần thuật thƣờng đƣợc xem là bố cục, là kết cấu bề mặt, bao gồm sự sắp xếp, phân bố các phần của nội dung vào chƣơng, hồi,

tiết, đoạn, màn, lớp trong tác phẩm. Trong luận văn này, chúng tôi giới hạn việc xem xét kết cấu ở cấp độ trần thuật, nghĩa là kết cấu bao gồm cả việc sắp xếp bố cục các tình tiết, sự kiện và tổ chức, phối hợp các kỹ thuật trần thuật để tạo nên chỉnh thể nghệ thuật độc đáo, sáng tạo

Nhƣ vậy, kết cấu của tác phẩm chính là sự tổ chức, sắp xếp, và liên kết các bộ phận trong tác phẩm. Phân tích kết cấu tác phẩm, ngƣời đọc có thể so sánh nó với các hình thức, thủ pháp kết cấu chung nhƣng điều quan trọng là phải xuất phát từ bản thân tác phẩm và xem nó có thể hiện tốt nhất chủ đề tƣ tƣởng của tác phẩm hay không. Do đó khi đánh giá thành công của một tác giả nào đó về phuƣơng diện kết cấu tác phẩm, trƣớc hết phải xem xét trong yêu cầu thể hiện nội dung và thỏa mãn mĩ cảm của ngƣời đọc, sau nữa mới so sánh với cách kết cấu khác trong tƣơng quan cụ thể nào đó.

Cách xây dựng kết cấu của tiểu thuyết

Những hình thức kết cấu trong tác phẩm văn học rất phong phú và đa dạng. Nó có thể chịu sự qui định của thể loại (kết cấu tác phẩm tự sự và kịch với kết cấu tác phẩm trữ tình) của từng giai đoạn lịch sử khác nhau (có những hình thức kết cấu chỉ tồn tại trong một giai đoạn lịch sử nhƣng sau đó lại bị loại bỏ hoặc ít sử dụng và thay vào đó là một kết cấu mới phù hợp với giai đoạn lịch sử mới)... Hầu hết giới nghiên cứu cũng nhƣ các tác gia văn học đều thừa nhận tầm quan trọng của sự thay đổi kết cấu đã mang đến một diện mạo riêng cho văn xuôi đƣơng đại. Điều dễ nhận thấy là sự đa dạng của các kiểu kết cấu là một biểu hiện của sự đa dạng các mô thức tự sự và sâu xa hơn, nó là một dấu hiệu tích cực của sự tìm tòi và phát hiện những ý nghĩa khác nhau của đời sống. Tuy nhiên, từ chỗ thay đổi đến thay đổi có giá trị, có sức nặng, tạo đƣợc hiệu quả nghệ thuật cao là một khoảng cách. Trong thực tế, khi viết một tác phẩm, nhà văn có thể có hai lựa chọn; hoặc là từ một ý tƣởng, bắt đầu sáng tác và để cốt truyện, kết cấu trôi theo cảm xúc; hoặc là lên sẵn một dàn ý chi tiết, một kết cấu cụ thể trƣớc và sử dụng ngôn ngữ nhƣ một thứ phƣơng tiện để ghi lại ý tƣởng ấy hoặc cố gắng đƣa thêm những chi tiết để thêm “da” thêm “thịt” vào “bộ xƣơng” sẵn có cho

sống động. Các tác giả đƣơng đại dƣờng nhƣ đều đứng giữa hai sự lựa chọn ấy, tùy theo độ nặng nhẹ, sự mờ ảo của ranh giới mà tạo nên những độc đáo mang cá tính sáng tạo riêng. Nhìn chung, chúng tôi nhận thấy những cây bút đƣợc đánh giá cao trong văn xuôi đƣơng đại cũng nhƣ những tác giả có nhiều thể nghiệm về kết cấu đều sử dụng một số hình thức kết cấu mang nhiều giá trị nghệ thuật sau:

Kết cấu hồi cố

Kết cấu hồi cố là hình thức kết cấu dựa theo qui luật phát triển tâm lí của các nhân vật trong tác phẩm. Loại kết cấu này xuất hiện cùng với sự xuất hiện của các trào lƣu văn học khẳng định vai trò của cá nhân trong xã hội. Kết cấu này thƣờng dựa vào trạng thái tâm lí có ý nghĩa nào đó để sắp xếp các sự kiện, nhân vật, cốt truyện... Có thể nói kết cấu hồi cố là kiểu kết cấu mới mẻ nhất trong văn học Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, bƣớc sang thế kỷ XXI, các nhà tiểu thuyết đã mở rộng, cải biến và bổ sung để làm nên kết cấu hồi cố nhiều màu sắc, độc đáo, khác lạ so với truyền thống. Đó là kiểu kết cấu của những tác phẩm có cốt truyện tâm lí nhằm miêu tả những diễn biến tinh vi, phức tạp của đời sống nội tâm con ngƣời. Trong những tác phẩm này, chỉ có một vài sự việc, còn lại là cảm giác, suy nghĩ của nhân vật với những hồi ức, liên tƣởng và độc thọai nội tâm.

Chính nhờ sự sáng tạo không ngừng của các tiểu thuyết gia đƣơng đại mà kết cấu hồi cố bƣớc sang một bƣớc phát triển mới: có sự đồng hiện của các mảng thời gian, không gian và các bình diện tâm lý khác nhau, mang lại những hiệu ứng mới lạ về khoảng nhòe không - thời gian. Ranh giới giữa “các thì”, “các thời”. “không gian” bị xóa nhòa nhờ hiệu ứng giấc mơ, hồi tưởng, hồi ức của nhân vật hay nói đúng hơn là thời gian được đồng hiện, xáo trộn và xóa

nhòa theo cảm xúc, theo tâm trạng và theo sự biến chuyển nội tâm của nhân vật.

Đây thực sự là một đóng góp đáng nể của các nhà tiểu thuyết gia hiện đại trong đó phải kể đến các tác giả: Hồ Anh Thái với Cõi người rung chuông tận thế,

khác nhƣ: Bảo Ninh - Thân phận tình yêu, Tạ Duy Anh - Thiên thần sám hối, Nguyễn Việt Hà - Cơ hội của Chúa, Thuận - Chinatown

Kết cấu phân mảnh

Kiểu kết cấu này không chú trọng trình tự sự kiện, không tuân theo diễn tiến thời gian, không tuân theo lôgíc thƣờng thức mà là một loại kết cấu lắp ghép kiểu lập thể, một trò chơi kết cấu. Văn bản tự sự trở thành những mảnh vụn rời rạc, xô xệch, không theo một trật tự nhân quả rõ rệt nào và tƣơng ứng với mỗi mảnh vụn ấy là một mảnh của hiện thực đời sống đƣợc biểu hiện. Chính sự gắp vá, lắp ghép các mặt của một khối rubich nhƣ vậy mà kết cấu tự sự có phần lỏng lẽo, dễ phân rã, phân mảnh thành nhiều truyện nhỏ xoay quanh một trục chính của tiểu thuyết. Đây là hình thức kết cấu đƣợc sử dụng phổ biến trong Văn học Pháp ngay từ giữa thế kỷ XX, còn ở Việt Nam, nó mới xuất hiện trong thời gian gần đây với sự góp mặt của Nguyễn Bình Phƣơng (Thoạt kỳ thủy, Ngƣời đi vắng…), Hồ Anh Thái (Mƣời lẻ một đêm, Đức Phật, nàng Savitri và tôi…) cùng một số tác giả khác.

Kết cấu lồng ghép

Là kiểu kết cấu mở rộng khung giới hạn của tự sự, là hiện tƣợng liên văn bản cho phép đƣa vào tiểu thuyết những văn bản tự sự (truyện ngắn, tiểu thuyết…) những văn bản trữ tình (thơ) hay kịch, ký... Trong đó nổi bật có kiểu kết cấu lồng ghép truyện lồng truyện, truyện lồng tiểu thuyết ở góc độ một thủ pháp văn chƣơng đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử văn học thế giới và đạt đƣợc nhiều bƣớc đột phá trong văn xuôi đƣơng đại Việt Nam. Một cách đơn giản đây là thủ pháp để lồng ghép một câu chuyện độc lập (có liên quan hoặc không về mặt nội dung) vào tác phẩm chính trong quá trình diễn tiến của tác phẩm… Một đặc điểm đáng lƣu ý ở những tác phẩm có kết cấu “truyện lồng trong truyện” là hai câu chuyện trong một truyện không tách rời mà luôn đƣợc chêm xen vào nhau một cách linh họat tạo ra ấn tƣợng về sự chân thực của chuyện đƣợc kể, kéo độc giả lại gần với thế giới nghệ thuật của tác phẩm hơn, đồng thời tạo sự sinh động cho truyện. Kết cấu lồng ghép nhƣ thế hoàn toàn mới mẻ đối với

truyền thống truyện Việt Nam. Mặt khác, sự đan cài hai câu chuyện, các thể loại kịch, ký, âm nhạc… vào văn chƣơng là một cách thức tạo sự luân phiên điểm nhìn, góp phần làm cho con ngƣời nhân vật (nhất là thế giới nội tâm của nó) đƣợc xem xét dƣới nhiều góc độ và đƣợc xây dựng một cách tự nhiên hơn. Đó chính là thế mạnh của kết cấu lồng ghép, góp phần tạo dựng cho tiểu thuyết một nghệ thuật tự sự hiện đại.

Thật vậy, trong nhiều tiểu thuyết đƣơng đại, chúng ta nhận ra có sự pha trộn đa dạng các thể loại. Trong Thiên sứ, ngƣời đọc tìm thấy đặc điểm của thể loại kịch qua những tình huống éo le với những nhân vật kịch đa dạng: nhà thơ, thằng lùn, ngƣời đẹp, du côn, ác quỷ... Có thể tìm thấy những kỹ thuật của “nghệ thuật thứ 7” trong Nỗi buồn chiến tranh. Trong Cơ hội của Chúa, Nguyễn Việt Hà đã phối hợp nghệ thuật của nhiều thể loại: kịch, truyện ngắn, nghị luận, nhật ký, thƣ… Đặc biệt, trong hầu hết các sáng tác của Hồ Anh Thái, chúng tôi nhận thấy không chỉ có một câu chuyện – một truyện đƣợc lồng trong tiểu thuyết mà có tới hàng chục câu chuyện nhỏ lẻ khác nhau của từng nhân vật đƣợc gắp vá lại, tạo thành môt xã hội thực tại sống động, đa tầng. Vận dụng đa dạng các thể loại văn học khác, tác giả đã thành công trong việc khám phá cái “tôi” của nhân vật – những cái “tôi” không đơn điệu vì đƣợc chiếu ứng từ nhiều phía: từ nhân vật - ngƣời kể chuyện, các nhân vật - tƣơng quan (có thể tƣơng đồng hoặc đối lập), nhân vật - bên trong…

Tóm lại, có thể nói với quan niệm tiểu thuyết là hình thức cấu trúc ngôn từ “động”, các nhà văn đã sáng tạo nên nhiều kiểu kết cấu để tác phẩm văn học trở thành những bức tranh xã hội nhiều màu sắc, đƣa thể loại văn học này phát triển lên một bƣớc, phong phú hơn, hấp dẫn hơn; vừa đáp ứng đƣợc nhu cầu đổi mới của bạn đọc hiện đại, vừa góp phần đƣa văn học Việt Nam bắt “nhịp” văn học thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết hồ anh thái (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)