CHƢƠNG 3 : NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT
3.3. Giọng điệu
3.3.2. Giọng điệu nghệ thuật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái
Trong sáng tác của Hồ Anh Thái luôn có sự tham dự của dàn hợp xƣớng giọng điệu (đa thanh); hài hƣớc, giễu nhại; chiêm nghiệm, triết lí, phân tích lý giải… Sự hoà điệu của các giọng khác nhau tạo nên một lối kể chuyện nhiều bè, những cách nhìn nhận khác nhau về cuộc sống của nhà văn.
Giọng điệu đa thanh
Nhƣ chúng ta đã biết, trong văn học, giọng điệu không tự nhiên mà có, bản thân giọng điệu là một tổ hợp hoàn chỉnh. Việc tạo nên giọng điệu tác phẩm vì thế càng phải tuân theo cách tổ chức cấu trúc nghệ thuật của nhà văn. Do vậy, sự đa thanh trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái là kết quả của chuỗi logic về nghệ
thuật tự sự nói chung. Với một quan niệm về hiện thực tiểu thuyết đa chiều, bề bộn; sự nỗ lực trong việc tìm tòi, ghi dấu phong cách, sự đa bội trong điểm nhìn tiểu thuyết, với sự kết hợp nhiều kênh ngôn ngữ, tự bản thân tiểu thuyết của ông chắc chắn sẽ vang lên sự đa thanh của giọng điệu.
Sự thay đổi giọng điệu trong sáng tác Hồ Anh Thái cho thấy ông là nguời không muốn lặp lại mình và lặp lại ngƣời khác, mỗi tác phẩm, mỗi chặng đƣờng sáng tác là một giọng điệu khác nhau. Ở các sáng tác đầu, ta gặp một Hồ Anh Thái hóm hỉnh, trữ tình, càng về sau, chất trữ tình càng nhƣờng chỗ cho một giọng văn sắc lạnh, nhiều triết lý, nhiều suy tƣ, tự vấn.
Một biểu hiện nữa của sự đa thanh giọng điệu trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái là sự đổi thay giọng điệu theo từng điểm nhìn: giọng điệu chân thành, đầy chất hoài nghi của một trí thức đã chịu nhiều mất mát nhƣ Toàn, giọng điệu hồn nhiên, trong sáng và tin ngƣời nhƣ của Mỵ, giọng điệu giễu nhại về hiện thực qua cái nhìn của Bốp, Phũ và Cốc, giọng điệu mỉa mai, giọng điệu đƣợm buồn trong cái chết của ngƣời cá, giọng điệu đầy triết lý trong triết luận của Đấng Giác Ngộ…
Bên cạnh việc tạo nên những giọng điệu thay đổi theo từng luận đề, từng cốt truyện của tiểu thuyết, Hồ Anh Thái còn kết hợp nhuần nhuyễn tất cả các loại giọng điệu kể trên trong sáng tác của mình. Các giọng điệu không tồn tại nhƣ những âm giai tách biệt mà luôn có sự đan cài với nhau. Sự đan cài này giúp nhà văn tạo nên một bản hợp xƣớng giọng điệu, phản ánh đƣợc nhiều mặt khác nhau của cuộc sống. Giọng chủ đạo của các tác phẩm là giọng cƣời cợt châm biếm và có sự tham gia, đan xen của giọng trữ tình, chất vấn hoài nghi và giọng chiêm nghiệm, triết lí tạo nên sự phức hợp, thể hiện cách nhìn nhận đánh giá nhiều chiều của tác giả về hiện thực. Nhà văn không đƣa ra lời phán truyền chân lí cũng không mở ra sự lựa chọn con đƣờng giải quyết những vấn đề ngổn ngang trong xã hội mà chỉ là sự quan sát, phơi bày, đánh giá, đúc rút thành những qui luật… Vai trò dẫn đƣờng, ngƣời đi tìm chân lí của nhà văn đã bị mờ nhoà, thay vào đó là hình ảnh một nhà văn tham dự, đứng ngang hàng với nhân vật để đối thoại với bạn đọc.
Giọng điệu giễu nhại, trào phúng.
Trƣớc Hồ Anh Thái, ta đã bắt gặp nhiều cây đại thụ về giọng văn giễu nhại, trào phúng nhƣ Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, đọc Hồ Anh Thái, ngƣời đọc lại đƣợc trải nghiệm sâu hơn về một giọng văn cũng có ấn tƣợng nhƣ những tên tuổi ấy. Đây chính là điểm gặp gỡ giữa hai thế hệ về cách giễu nhại xã hội và con ngƣời nhằm “hạ thấp” để “tái sinh” đối tƣợng với giọng xót xa, chua cay.
Trong tác phẩm Mười lẻ một đêm, hài hƣớc, giễu nhại là âm chủ của bè giọng điệu. Hài hƣớc đƣợc hiểu nhƣ một kiểu giọng vui đùa pha trò, cƣời cợt và châm biếm nhẹ nhàng chừng mực với mọi hiện tƣợng đời sống. Nó xuất hiện nhiều trong các tiểu thuyết sau 75. Điều đó xuất phát từ những đổi thay của xã hội, bởi "tiếng cười chỉ tồn tại thực sự trong một quan hệ dân chủ, bình đẳng giữa nhà văn và đối tượng chiếm lĩnh của văn học, đó là sự xóa bỏ khoảng cách sử thi, phi huyền hoặc, phi thành kính. Nó đem lại cho nhà văn điểm tựa có cơ sở thực tiến, điểm tựa tâm lí để chống lại thói quen lí tưởng hoá thi vị hoá, giản đơn
và dễ dãi"
Tiếng cƣời dƣờng nhƣ bao quát đƣợc hết tất cả các bình diện trong cuộc sống. Nó thể hiện qua giọng nhại "vỡ Gia Lâm chạy về Thái Hà lập căn cứ địa
mới, vỡ Thái Hà chạy về Hoàng Quốc Việt lập lại chiến khu hay "đa dạng hoá
và đa phương hoá. Đấy là phương châm của người đàn bà lấy chống không biết
mệt này", ở sự nhầm lẫn của ngôn từ "Tìm cho tớ xem ông trồng chuối hột ở
đâu? Nộm hoa chuối à, tớ biết một nơi nhậu có nộm hoa chuối đậm đà khó quên,
đến nhà hàng ở Láng Hạ nhé” hay là sự hiểu nhầm "ngon không? chỉ tay vào
đĩa thịt chó. Hồng Kông hiểu ngay.Ô gút gút. Bốn ông Việt Nam rộ lên theo gút
gút. Đấy hiểu nhau rồi, dễ thế. Hồng Kông khen thêm một tiếng ngon dilisớt. Nó bảo sốt sốt cái gì? Thịt chó không chấm sốt. Đồ ngu. Có thế mà thông ngôn
không đầu sỏ vẫn vui”[36, tr.135]. Chính kiểu câu văn dài, ngắn, khuyết chủ
ngôn ngữ bị chia cắt đã tạo nên một hiệu quả thẩm mỹ là sự hiểu nhầm, những khoảng đứt gãy ý niệm. Mỗi ngƣời theo đuổi một suy nghĩ riêng, cách hiểu riêng và đến cuối cùng họ vẫn không hiểu đƣợc nhau.
Giọng mỉa mai châm biếm là một cung bậc cao hơn của giọng cƣời cợt, thể hiện rõ thái độ của tác giả. Nhà văn mỉa mai những công trình xây dựng nửa vời, "Công trình hiện đại nào ở xứ này cũng có cái không đồng bộ. Chung cư có thang máy sang trọng, có hệ thống dịch vụ bài bản. Nhưng tình trạng mùa hè thiếu điện thiếu nước sao cũng có lúc trục trặc thang máy, cư dân từ tần hai đến tầng chín đều phải leo bộ lên đỉnh Evơrit. Sao tránh được lúc nước không bơm
lên được tầng cao” [36, tr.23], tình trạng du học sinh "Con học trong nước
không ra gì là cho du học, sang đấy trường giỏi, thầy giỏi nó sẽ giỏi”[36, tr.149]
Nhà văn đặc biệt dành nhiều trang viết bàn luận về thực trạng nghệ thuật, về hội hoạ: “Vẽ hoạ tiết âm dương. Vẽ thời trang thương nhớ đồng quê, gầu nước đen, gầu nước đèn dầu tường đất. Vẽ thế được một lúc thì tự thấy tranh
mình có chiều sâu triết học, có cảm xúc cội nguồn quê hương”[36, tr.131], nghệ
thuật sắp đặt "Cả nhóm làm hội hoạ sắp đặt. Cả nhóm làm hội hoạ biểu diễn. Bày mấy cái chậu nhựa trên vỉa hè. Treo lủng lẳng trên mỗi chậu một cái nón. Rôi cầm vòi nước tưới lên nón cho rơi mưa xuống chậu. Thế là hoàn chỉnh một
tác phẩm”[38, tr.131], điện ảnh: "Đạo diễn chủ nhiệm mỗi người xây được biệt
thự mua được cả trang trại nhờ làm phim. Chỉ có điều phim làm ra không ai xem. Điên mới xem. Một câu chuyện giả tạo từ đầu đến đuôi. Những triết lý cao thượng giả dối. Những nhân vật ra vào phim như đi chợ bất chấp lôgic, vài tự
nhiên ra mất hút”[36, tr.137]. … Không chỉ nêu lên những vấn đề tồn tại, bằng
giọng mỉa mai châm biếm pha triết lí, Hồ Anh Thái còn khái quát lên bệnh của số đông những ngƣời làm nghệ thuật: "mắc bệnh hoang tưởng nghệ sĩ, mình còn chẳng biết mình là ai, thì thế giới xung quanh đều chỉ nhìn qua một màn sương
mù của kẻ lệch lạc”[36, tr.138]. Đó là một cái nhìn thẳng thắn và có chiều sâu
suy nghiệm. Những ảo tƣởng, hƣ danh không làm sáng lên tên tuổi của những ngƣời làm nghệ thuật mà chỉ đẩy họ đi sâu hơn vào con đƣờng mù mờ về cuộc sống.
Không chỉ tập trung mổ xẻ những vấn đề của giới nghệ sĩ, Hồ Anh Thái còn tập trung châm biếm giới giới trí thức. Từ những vấn đề nhƣ hội thảo quốc
được một vài nghiên cứu sinh nước ngoài đang sống ở Việt Nam đến lập tức
được điềm nhiêm đi kèm chữ quốc tế. Tính chất hội thảo đã khác [36, tr.185].
Đến việc làm luận văn, viết sách, phong hàm "chỉ có duy nhất hai ông nói tiếng
Việt trong một hội thảo nói tiếng Anh" [36, tr.174]. Những nét điểm qua không
bàn luận nhƣng thể hiện rõ sự châm biếm sâu sắc. Bằng giọng điệu cƣời cợt, châm biếm, nhà văn đã hạ bệ tất thảy những vỏ ngoài hào nhoáng để bóc tách hiện thực trần trụi của mọi vấn đề, phản ánh chân thực hiện trạng của cuộc sống, con ngƣời.
Giọng giễu nhại, mỉa mai còn đƣợc nhà văn thể hiện khá đắc địa trong Cõi
người rung chuông tận thế. Trƣớc hết là sự giễu nhại thái độ của con ngƣời trong
xã hội. Đó là sự im lặng của Đông trƣớc hành động của ba chàng trai trẻ, anh không hề có một thái độ can ngăn ba đứa cháu khi chúng có ý định xấu với Mai Trừng, khi hai cái chết đã xảy đến, dƣờng nhƣ anh không có thói quen khuyên can con cháu nên dù cảm giác có gì đó bất ổn, anh cũng không đƣa ra đƣợc quyết định yêu cầu chúng dừng hành động báo thù của mình, để rồi, kết quả là những cái chết nối đuôi nhau. Hiện thực đời sống của những cƣ dân bãi biển du lịch đƣợc tác giả phơi lật ở những góc nhìn đậm tính hài hƣớc chua cay: “biển rũ rượi nằm lại, phập phồng thoi thóp như cô gái đồng trinh sau vụ hãm hiếp tập thể. Bây giờ mới là giờ làm ăn của những người đàn bà làm nghề buôn hương
bán phấn…” Xót xa thay cho những ngƣời đàn bà vừa là tội nhân vừa là nạn
nhân của cuộc sống đầy tha hóa ấy. Những góc khuất của đời sống công chức, trí thức cũng đƣợc nhà văn khơi lộ. Ở cái thời buổi mà “ngƣời trí thức giỏi giang có chuyên môn sâu đến mấy cũng phải có chút hồng, chút quyền mới mong nở mày nở mặt đƣợc” thì chuyện thăng quan tiến chức là một nhu cầu xem ra có vẻ rất chính đáng. Tuy nhiên con đƣờng thăng quan tiến chức của số đông công chức thời nay thì quả là trăm phƣơng nghìn kế. Con đƣờng của Thế trong “Cõi người
rung chuông tận thế” bắt đầu từ những chuyến đi tháp tùng lãnh đạo công du
nƣớc ngoài nhƣng thực tế là để phục vụ nhu cầu thăm thú, mua sắm của các mệnh phụ phu nhân. Nhờ sự phiên dịch thông thạo cả những “mặt hàng tế nhị” mà Thế đƣợc nhiều cảm tình “Thế cứ thế mà lên”.
Hồ Anh Thái cũng giễu nhại cảnh ngƣời đi đƣa ma thằng Cốc: Một ít bạn bè… gửi đến những vòng hoa trắng. Cả người được nhận hoa lẫn người gửi hoa đều không dám chắc mình có xứng đáng nhận một vòng hoa trinh trắng hay không… Chết trẻ khỏe ma, chết già ma lọm khọm.
Hồ Anh Thái tâm sự: Tôi thích nhại giọng thị dân đúng hơn là giọng điệu thị dân vì hầu như người ta đang bê nguyên lối sống kiểu thị dân quê mùa vào
đô thị. Có thể nhận ra điều này trong ngôn ngữ của một ông A Nam (cách dung
của Cốc) một ông trí thức rởm đời cả thế, một kẻ thừa tiền lắm của. Nhà văn còn chế giễu lối sống sính ngoại: “Ông rất sợ đi máy bay nước nhà. Chỉ khi nào máy bay tiếp đất mới tin là mình còn sống… Đành rằng cụ vẫn kêu gọi dù ng hàng nội nhưng mạng sống thì phải được đảm bảo bằng phi công ngoại và thuốc
ngoại.” Cƣời con ngƣời, nhà văn còn cƣời cả một nền giáo dục – nền giáo dục
đƣợc đào tạo trên cơ sở quyền thế và tiền bạc, một sự nhốn nháo theo thời thế:
“Vốn dĩ từ thời học phổ thông, thằng Phũ bị xếp vào lớp học tiếng Anh. Thời ấy
học tiếng Anh tiếng Pháp là phải cụp mặt xuống trước những lớp học tiếng Nga. Anh Thế phải ra tay can thiệp để đổi cho con về học lớp tiếng Nga…và anh Thế đương nhiên sẽ dễ dàng lo cho nó một cái chân trong đoàn học sinh thi olimpich tiếng Nga hoặc gửi nó sang một trường đại học nào bên đó. Đùng một cái, thiên đường ấy rối tinh rối mù lên… Năm ấy, những ai đã học xong đại học tiếng Nga bèn thức thời đổi dòng sang học tiếng Anh, tiếng Pháp để kịp đi làm cho sở Mỹ,
sở Tây đang ùn ùn kéo vào” [35, tr.92-94]
Bằng chất giọng hóm hỉnh, hài hƣớc pha lẫn chua cay, giễu cợt ấy, Hồ Anh Thái đã làm bật đƣợc những cái đáng cƣời, đã lên án những cái đáng chế giễu trong cuộc sống nhất là đã lột bỏ đƣợc lớp vẻ hào nhoáng và danh giá bên ngoài của con ngƣời.
Nhìn chung, cái nhìn giễu nhại của Hồ Anh Thái với đời sống và con ngƣời trong văn chƣơng đã phản ánh hiện thực khách quan của cuộc sống. Vƣợt lên cái nhìn đơn nhất một chiều, nhà văn đã đem đến một cái nhìn mới, đa chiều, mạnh mẽ và quyết liệt khi lật tẩy những tồn tại, hạn chế, tiêu cực của đời sống, thói xấu xa của con ngƣời. Đóng góp của Hồ Anh Thái không giản đơn chỉ là cái
nhìn đa chiều mà là sự phân tích, lý giải bản chất con ngƣời và đời sống với giọng điệu giễu nhại màng tính khơi mở nhận thức của độc giả. Nó mang lại hiệu quả đặc biệt để ngƣời đọc tiếp nhận những nội dung xã hội đầy góc cạnh và không dễ tiếp nhận.
Giọng điệu chiêm nghiệm, triết lý
Nếu nhƣ giọng điệu hài hƣớc, châm biếm nhƣ là một phƣơng thức để phản ánh cuộc sống, thì giọng chiêm nghiệm triết lí là những thông điệp, những ngẫm suy của nhà văn đối thoại với bạn đọc.
Giọng điệu triết lý không phải chỉ biểu hiện ở ngôn từ mang tính triết lý, có nhiều triết lý, triết luận mà còn xuyên thấm vào tất cả các yếu tố hình thức và nội dung tác phẩm. Giọng triết lý đƣợc cảm nhận qua giọng văn bình tĩnh, thận trọng, từ tốn, khiêm nhƣờng và đầy ngụ ý của nhà văn. Mỗi lời nói, mỗi việc làm của nhân vật đều chứa đựng ý nghĩ sâu xa, đó là cách chúng ta nhận dạng giọng điệu triết lý trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái.
Xét từ cấp độ cấu trúc câu, kiểu giọng điệu triết lí thƣờng đƣợc thể hiện qua tính chất khẳng định (phủ định) để nhấn mạnh những vấn đề mà nhà văn cần thông điệp, triết luận với ngƣời đọc. Giọng điệu chiêm nghiệm, triết lý vang lên trong dòng ý thức triền miên của các nhân vật, đƣợc phát biểu thông qua nhân vật – ngƣời kể chuyện trong tác phẩm: “biết ai dại khôn ở cõi đời này. Khôn cũng chết. Dại cũng chết. Chỉ có kẻ biết là sống. Nhưng biết được rồi, giác
ngộ được rồi thì không chết nhưng cũng sống khổ sống sở về tinh thần”. Cuộc
đời của Toàn, của Minh, của Khuynh, rồi đến cả Đông, cả Thế sau này nữa, đều là những minh chứng rõ ràng cho nhận định này.
Những câu văn dài ngắn, thụt thò, khuyết chủ nhƣng vẫn đẫm màu sắc triết lý về cuộc đời: “hai người khác giới dù có khoảng cách về tuổi tác địa vị thì bao giờ cũng như lửa với rơm. Lửa gần rơm lâu ngày cũng phải bén. Con anh anh không biết giữ thì anh phải dạy nó khả năng giữ mình. Nếu không giữ được thì thôi chớ có gửi gắm vào tay ai”. “Không bao giờ có tình bạn thực sự giữa đàn ông và đàn bà. Thời gian không dứt điểm được thì cần nhiều thời gian.” “có đời
nào chúng nó cho cái dây buộc bò lại quên con bò. Đời bảo được voi lại đòi hai bà Trưng…”[35]
Nổi bật lên trong sáng tác của Hồ Anh thái ta bắt gặp triết lý Phật giáo: Trong Cõi người rung chuông tận thế đó là triết lý về Ác giả ác báo, cái xấu sẽ bị trừng phạt theo luật nhân quả. Ta bắt gặp hàng loạt những câu nhƣ: nhân định