Giới thuyết về ngôi kể và điểm nhìn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết hồ anh thái (Trang 77 - 80)

CHƢƠNG 3 : NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT

3.1.1.Giới thuyết về ngôi kể và điểm nhìn

3.1. Ngôi kể và Điểm nhìn

3.1.1.Giới thuyết về ngôi kể và điểm nhìn

Ngƣời kể chuyện là “thuật ngữ chỉ nhân vật đóng vai trong chủ thể của

lời kể chuyện, là người đứng ra kể trong tác phẩm văn học”. [14]. Trong văn

xuôi hiện đại, ngƣời kể chuyện không chỉ tham gia thực hiện tổ chức xây dựng hệ thống hình tƣợng mà còn là một thành tố tích cực tổ chức hệ thống sự kiện. Ở thể loại tiểu thuyết, ngƣời kể chuyện đóng vai trò quan trọng, là cầu nối tạo nên mối quan hệ tác động qua lại: nhà văn- ngƣời kể chuyện – độc giả.

Ngƣời kể chuyện trong tác phẩm văn học đôi khi là hiện thân của tác giả nhƣng đa phần “người kể chuyện không đồng nhất với tác giả, ngay cả khi tác giả xưng “tôi”… Nhà văn có thể nhập vai người kể chuyện này để biểu hiện những tư tưởng, cảm xúc của mình, nhưng người kể chuyện ấy không hoàn toàn

là chính tác giả”.

Ngƣời kể chuyện có thể xuất hiện ở ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba. Ngƣời kể chuyện ngôi thứ nhất – là kiểu ngƣời kể chuyện lộ diện, ta có kiểu trần thuật ngôi thứ nhất – ngƣời kể chuyện xuất hiện trực tiếp với tƣ cách là nhân vật trong tác phẩm. Nếu là nhân vật chính, thì ngƣời kể chuyện là cái “Tôi” – vai

chính, nếu là nhân vật phụ thì anh ta là cái Tôi- chứng nhân. Giọng chủ quan sẽ có tác dụng trong việc tạo niềm tin cho độc giả vào câu chuyện trong tác phẩm. Việc sử dụng ngôi kể thứ nhât có thể tạo ra những hƣ cấu tƣởng tƣợng không theo trật tự thời gian, không gian tuyến tính thông thƣờng. Ở ngôi kể này, nhân vật tự mổ xẻ tâm lý, tính cách bản thân, cái “tôi” ấy cũng sẽ là nhân chứng duy nhất của sự việc mà anh ta đang kể.

Ngƣời kể chuyện ở ngôi thứ ba là kiểu ngƣời kể chuyện hàm ẩn, ta có kiểu trần thuật ngôi thứ ba. Ở đó, giọng kể sẽ mang tính chất khách quan, lạnh lùng, ngƣời kể dƣờng nhƣ là ngƣời đứng ngoài quan sát và kể lại sự việc. Không xuất hiện trực tiếp nên hình tƣợng ngƣời kể chuyện có thể dễ dàng xâm nhập vào tâm lý, ngôn ngữ nhân vật, do đó đôi khi rất khó phân biệt giọng của ngƣời kể chuyện với nhân vật. Kiểu trần thuật ở ngôi thứ ba này gồm có trần thuật theo tác giả và trần thuật của nhân vật. Trần thuật theo tác giả thì câu chuyện đƣợc kẻ từ điểm nhìn của “ngƣời kể chuyện – tác giả” không phải là nhân vật trong câu chuyện mà là ngƣời ngoài cuộc với khả năng toàn tri (ngƣời kể chuyện thông suốt mọi sự). Với kiểu trần thuật ở ngôi thứ ba này, sự khác biệt giữa trần thuật theo tác giả và theo nhân vật nằm ở điểm nhìn của ngƣời kể chuyện.

Có thể thấy, điểm nhìn trần thuật (point of view) đƣợc coi nhƣ một tiêu chí để nhận diện ngƣời kể chuyện, là “vị trí của người kể chuyện trong mối quan

hệ với câu chuyện của anh ta”. Trong văn học, điểm nhìn trần thuật được hiểu là

“vị trí người trần thuật quan sát, cảm thụ và miêu tả, đánh giá đối tượng”.

Ngƣời ta phân biệt điểm nhìn với ba loại chính tƣơng ứng với kiểu ngƣời kể chuyện; ta có: điểm nhìn rezo (toàn tri), điểm nhìn bên trong, điểm nhìn bên ngoài.

Điểm nhìn zero: là kiểu điểm nhìn cổ điển nhất, trong đó ngƣời kể chuyện tái hiện đời sống chủ yếu từ ngôi thứ ba. Điểm nhìn của ngƣời kể chuyện có mặt ở khắp mọi nơi, nắm bắt đƣợc hầu hết diễn biến của chuyện cũng nhƣ số phận các nhân vật, ngƣời kể vừa có sự hiểu biết về các sự kiện khách quan trong tổng thể của chúng vừa hiểu biết sâu sắc tâm hồn, những bí mật thầm kín của nhân vật. Tƣơng ứng với điểm nhìn này là kiểu trần thuật theo tác giả.

Điểm nhìn bên trong: là điểm nhìn đƣợc đặt vào bên trong nhân vật, nhân vật tự nói lên suy nghĩ của mình, tự mổ xẻ tâm lý mình và kể chuyện. Tƣơng ứng với điểm nhìn này ta có trần thuật từ ngôi thứ nhất (nhân vật lộ diện, xƣng “tôi” – kiểu trải nghiệm) và trần thuật của nhân vật. Điểm nhìn bên trong có ba loại: Điểm nhìn cố định ( mọi sự việc đều đƣợc kể qua điểm nhìn của một nhân vật – là cách tổ chức điểm nhìn truyền thống); điểm nhìn di chuyển (còn gọi là sự di chuyển điểm nhìn giữa nhân vật này sang nhân vật khác); điểm nhìn đa bội (còn gọi là sự gấp bội điểm nhìn, là cách tổ chức điểm nhìn đầy sáng tạo của tiểu thuyết hiện đại, từ một biến cố, sự việc đƣợc kể theo điểm nhìn của nhiều nhân vật)

Điểm nhìn bên ngoài: là điểm nhìn khách quan nhất, là điểm nhìn của một nhân vật nằm ngoài chuyện. Kiểu trần thuật này cho ngƣời đọc một ấn tƣợng mạnh về tính khách quan, ngƣời đọc tha hồ bình luận về hành động của nhân vật.

Trong giai đoạn đổi mới, tiếp thu lý thuyết tự sự về điểm nhìn, văn học Việt Nam cũng hòa nhập với sự dịch chuyển điểm nhìn từ bên ngoài vào điểm nhìn bên trong. Điểm nhìn bên trong cho phép trần thuật qua lăng kính của một tâm trạng cụ thể, tái hiện đời sống nội tâm của nhân vật một cách sâu sắc. “Việc phối hợp và di chuyển điểm nhìn bên ngoài và bên trong sẽ giúp cho nhà văn có điều kiện mở nhiều ô cửa để khám phá đời sống từ nhiều góc độ khác nhau. Theo đó, nhà văn có đủ điều kiện để đào sâu cả tầng vô thức cũng như miêu tả một

cách sinh động nhưng đường quanh tâm trạng đầy tinh vi của nhân vật [7]. Bên

cạnh sự dịch chuyển ấy, các tiểu thuyết gia còn đặt điểm nhìn trần thuật vào nhiều nhân vật (tạo nên sự gấp bội, đa bội điểm nhìn) điều này khiến cho đối tƣợng đƣợc nhìn đa chiều, toàn diện hơn. Nhƣ vậy, “điểm nhìn nghệ thuật thường xuyên được xê dịch, di chuyển một cách linh hoạt và sáng tạo trên các khoảng thời gian và không gian khác nhau. Nhờ đó, tác pẩm trở nên khách quan

hơn và nhà văn mở ra được khuynh hướng đối thoại đa chiều với độc giả” [7,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết hồ anh thái (Trang 77 - 80)