Ngôi kể và điểm nhìn trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết hồ anh thái (Trang 80 - 89)

CHƢƠNG 3 : NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT

3.1.2.Ngôi kể và điểm nhìn trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái

3.1. Ngôi kể và Điểm nhìn

3.1.2.Ngôi kể và điểm nhìn trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái

Ngày nay, khi nói đến nghệ thuật trần thuật, ngƣời ta khôg chỉ đơn giản nói đến cách kể theo ngôi thứ nhất hay thứ ba một cách bề ngoài nữa mà tìm vào những yếu tố bên trong chi phối cách kể ấy tức là tìm đến điểm nhìn trần thuật. Giáo sƣ Phùng Văn Tửu đã nhận định: “Kỹ thuật chọn chỗ đứng và kể, cách kể

là một bí quyết quan trọng tao nên sự khác biệt và thành công”. Mặt khác, xuất

phát từ quan niệm lấy con ngƣời làm đối tƣợng phản ánh, phân tích, nghiên cứu, văn xuôi Việt Nam có sự chuyển đổi nhanh chóng và mạnh mẽ trên nhiều phƣơng diện, trong đó có quan điểm trần thuật. Hầu hết các nhà văn chuyển sang quan điểm trần thuật từ góc độ đời tƣ, thế sự, lấy tinh thần nhân bản làm cốt lõi. Trong sáng tác của Hồ Anh Thái, con ngƣời xuất hiện trong tác phẩm là con ngƣời trần thế với đầy đủ bản chất tự nhiên của nó nhƣ: tốt/ xấu, thiện/ ác, yêu/ ghét, cao thƣợng/ thấp hèn, ý thức và vô thức. Sở dĩ con ngƣời đƣợc miêu tả đa góc độ đó là nhờ quan điểm trần thuật cởi mở của nhà văn: hình tƣợng tác giả xuất hiện bình đẳng, trong tƣ thế đối thoại (với cả hiện thực, với nhân vật, với ngƣời đọc và với cả chính mình) điểm nhìn nghệ thuật luôn có sự chuyển hoá. Không có một điểm nhìn cố định, bất biến, duy nhất trong tác phẩm của nhà văn. Nhân vật đƣợc soi sáng từ nhiều điểm nhìn và trong nhiều mối quan hệ để tìm ra bản chất, bản ngã. Hệ thống điểm nhìn nghệ thuật đƣợc cấu trúc đan chéo, tần suất di chuyển phức tạp tạo nên cái nhìn đa chiều và sự đa thanh giọng điệu. Đó là sự di chuyển giữa điểm nhìn tác giả và điểm nhìn nhân vật, điểm nhìn bên ngoài và điểm nhìn bên trong, giữa điểm nhìn của nhân vật này với điểm nhìn của nhân vật khác.

Qua khảo sát, có thể thấy điểm nhìn trần thuật trong các tiểu thuyết của Hồ Anh Thái đƣợc tổ chức theo các hình thức trần thuật chủ yếu sau:

Sự dịch chuyển điểm nhìn nghệ thuật:

Với quan niệm trần thuật đổi mới, trong văn học Việt Nam đƣơng đại cũng nhƣ trong các sáng tác của Hồ Anh Thái đã không còn tồn tại đơn nhất hình bóng của ngƣời trần truật toàn tri (điểm nhìn rezo) biết hết mọi chuyện hay đứng bên ngoài, để kể chuyện nữa. Hầu hết các tác phẩm của ông đều có sự dịch

chuyển điểm nhìn bên ngoài vào điểm nhìn bên trong. Điểm nhìn bên trong cho phép trần thuật qua lăng kính của một tâm trạng cụ thể, có thể tái hiện thế giới bên trong của nhân vật và nhờ thế nhân vật đƣợc khắc họa chân thực hơn, nhà văn và nhân vật gần gũi hơn. Đặc biệt, sự di chuyển hai chiều điểm nhìn bên trong và bên ngoài sẽ cho phép nhà văn xoay lăng kính theo nhiều góc độ để khám phá con ngƣời và hiện thực ở nhiều bình diện, cả những góc khuất, những ẩn ức, cái vô thức và bản ngã.

Ngƣời trần thuật ở đây vẫn là tác giả nhƣng điểm nhìn đã đặt trong nhân vật để thể hiện những suy ngẫm, tiếng nói riêng của nhân vật. Sự dịch chuyển điểm nhìn từ ngƣời kể chuyện ngôi thứ ba sang ngôi thứ nhất, nghĩa là một nhân vật cụ thể trong tác phẩm đƣợc tham gia, chứng kiến câu chuyện, nghĩa là sẽ có sự đồng hiện giữa cái “Tôi” chứng nhân và cái “Tôi” trải nghiệm. Nhƣ vậy là “tác giả đã tin cậy, giao cho nhân vật cái quyền phát ngôn nhằm hàm chứa cái nhìn

bình đẳng với chủ thể trần thuật” (Mai Hải Oanh) [28]. Vì thế mà dù đƣợc kể

chuyện ở ngôi thứ nhất, ngƣời kể chuyện xƣng “Tôi”, câu chuyện của anh ta vẫn trở nên khách quan, ngƣời đọc có thể hình dung ra tác phẩm một cách toàn diện, đồng sáng tạo cùng tác giả và hình dung ra nhân vật theo cách riêng của mình. Trong Cõi người rung chuông tận thế, điểm nhìn trần thuật đƣợc đặt vào nhân vật Đông – nhân vật chính của tác phẩm - nhân vật xƣng “Tôi”. Đông vừa là ngƣời chứng kiến, lại là ngƣời tham gia vào hầu hết các diễn biến của câu chuyện. Do vậy, Đông mang theo cả cái Tôi trải nghiệm và cái Tôi chứng nhân. Đông có mặt trong các hành vi gây tội ác của Cốc, Phũ, Bóp, chứng kiến và dù không trực tiếp tham gia nhƣng Đông cũng đồng lõa với những hành động của chúng. Chính Đông cũng nung nấu trong mình ý định trả thù, nhƣng cũng chính Đông đã khám phá ra những bí mật đƣợc cất giấu. Câu chuyện khi Phũ sinh ra, chuyện về một lời nguyền, về một chuyện tình của bố mẹ Mai Trừng, về câu chuyện của cô và cả sự hối cải, giải thiêng đều đƣợc kể lại qua điểm nhìn bên trong của nhân vật “Tôi”. Khi xƣng “Tôi” ngƣời kể chuyện sẽ có khả năng lớn trong việc tạo dựng cho ngƣời đọc niềm tin vào chuyện mà mình đang kể. Ngƣời kể chuyện đồng thời là nhân vật kể lại câu chuyện mà nhân vật “Tôi” đƣợc biết,

đƣợc tham gia, đƣợc nghe kể lại nhƣng ta lại thấy đƣợc cả những cảm nhận sắc sảo, tinh tế, những dòng suy tƣởng của nhân vật cả những quan sát, nhận xét, đánh giá về nhân vật, sự kiện ấy… nghĩa là có những đoạn, ngƣời kể chuyện ở đây đã hàm ẩn đi, để nhân vật tự kể theo điểm nhìn của mình. Cái hay của Hồ Anh Thái trong việc xây dựng hình tƣợng ngƣời kể chuyện xƣng “Tôi” ấy chính là nhân vật Tôi vừa kể chuyện mình thấy vừa kể chuyện của mình nhƣng anh ta không biết tất cả, không tin cậy ngay cả chính sự cảm thụ của mình. Nhân vật Tôi cũng vừa tìm hiểu, khám phá, nhận định và tìm đến với con đƣờng hƣớng thiện, rời xa cái ác. Trên đoạn đƣờng ấy, có lúc anh cũng băn khoăn, trăn trở, đi từ tăm tối ra ánh sáng… Chính cách tổ chức nhƣ thế đã khiến cho ngƣời đọc cũng có cảm giác đang song hành trên chuyến đi ấy, tạo nên sự hòa nhập giữa tác giả - ngƣời kể - nhân vật – và cả ngƣời đọc nữa.

Biểu hiện thứ hai của sự di chuyển điểm nhìn bên ngoài vào điểm nhìn bên trong là sự tồn tại kép hai hình thức: trần thuật ngôi thứ ba theo điểm nhìn khách quan và trần thuật ngôi thứ ba theo điểm nhìn bên trong của các nhân vật, tạo nên sự phức hợp các điểm nhìn. Điểm nhìn bên trong gợi chiều sâu trong đời sống tinh thần của nhân vật. Điểm nhìn bên ngoài đem lại tính khách quan vốn có cho những vấn đề đƣợc phản ánh. Chính nhờ sự kết hợp hai loại điểm nhìn này, tiểu thuyết Hồ Anh Thái đƣợc mở rộng biên độ cả chiều dài, rộng và bề sâu, vừa khách quan, vừa chủ quan tạo cho ngƣời đọc niềm tin về hiện thực đa chiều đang phơi bày trƣớc mắt.

Trong sương hồng hiện ra, Người và xe chạy dưới ánh trăng và Mười lẻ

một đêm là những tiểu thuyết đƣợc kể bởi ngƣời trần thuật ngôi thứ ba có sự dịch

chuyển điểm nhìn bên ngoài vào điểm nhìn bên trong rõ nhất và càng có độ chín về thời gian thì biểu hiện của sự dịch chuyển này càng sâu sắc hơn. Ở tiểu thuyết

Trong sương hồng hiện ra, ngƣời kể chuyện ở ngôi thứ ba thể hiện lối truyện kể

theo điểm nhìn bên ngoài kết hợp với việc miêu tả hành động, lời nói bên ngoài của nhân vật, sau đó dịch chuyển vào điểm nhìn bên trong, miêu tả đời sống nội tâm nhân vật, do đó nhân vật trong tác phẩm này có phần mang chất lý tƣởng. Đến với Người và xe chạy dưới ánh trăng, ta thấy sự dịch chuyển điểm nhìn

đƣợc biểu hiện rõ hơn khi ngƣời kể chuyện ngôi thứ ba hàm ẩn vẫn tồn tại nhƣng điểm nhìn lại đƣợc đặt vào các nhân vật mà chủ yếu là Toàn. Từ đầu đến cuối tiểu thuyết là cả một dòng ý thức tràn ngập và vô vàn những độc thoại nội tâm của Toàn. Những câu chuyện về cuộc đời, số phận và hành động của các nhân vật khác đều đƣợc thuật lại qua điểm nhìn, cách cảm của Toàn và qua những dòng nội tâm của anh. Khoảng mƣời lăm năm sau đó, tiểu thuyết Mười lẻ một

đêm ra đời với sự dịch chuyển điểm nhìn trần thuật hoàn chỉnh hơn hẳn.

Ngay từ những trang mở đầu tiểu thuyết Mười lẻ một đêm, Hồ Anh Thái đã tự giới thiệu sự tham dự của tác giả trong truyện và đối thoại với bạn đọc

"chính xác thì không đúng mười lẻ một ngày nhưng thực sự là bao nhiêu thì độc giả phải theo dõi hết cả cuốn sách thì mới biết được. Chẳng phải tác giả giữ

mánh hay giấu bí quyết gia truyền mà cái gì cũng phải tuần tự [36, tr.2]. Những

lời đối thoại có tính chất giáo đầu nhƣ thế đã thể hiện rõ điểm nhìn bên ngoài của tác giả khi trần thuật truyện. Nhƣng điểm nhìn bên ngoài ấy luôn chuyển hoá, vận động vào điểm nhìn bên trong. Toàn bộ tiểu thuyết đƣợc viết nhƣ những bản tin báo chí kể về cuộc đời các nhân vật. Sự dịch chuyển từ những bản tin báo chí độc lập trở thành những câu chuyện về cuộc đời nhân vật kéo theo đó là sự dịch chuyển điểm nhìn khách quan của kiểu trần thuật ngôi thứ ba vào điểm nhìn bên trong của kiểu trần thuật nhân vật. Đó cũng là quá trình ngƣời kể đi từ bức tranh xã hội rộng lớn đến những biến cố cuộc đời của mỗi quan ngƣời, từ hiện thực khách quan đến đời sống nội tâm của mỗi cá nhân. Sự chuyển tiếp điểm nhìn này cũng là một dấu hiệu của sự phân mảnh của hiện thực trong tiểu thuyết đƣơng đại.

Có những đoạn không tách bạch điểm nhìn bên ngoài và bên trong. Bởi vậy, mà những lời nhận xét, giễu nhại trong tác phẩm có khi là lời của nhân vật nhƣng cũng có lúc lại chính là lời bàn của tác giả. Nhà văn và nhân vật của mình có khi tách bạch có khi lại hoà nhập trong nhau.

Cái tên Đức Phật, nàng Savitri và tôi khiến ngƣời đọc đôi khi nhầm tƣởng rằng nhà văn chỉ chiếu rọi mọi ánh sáng vào hình tƣợng Đức Phật. Tuy nhiên, điểm nhìn trong tác phẩm lại liên tục di chuyển. Đức Phật đƣợc nhìn từ nhân vật

nàng Savitri- một ánh nhìn đầy dục lạc, trần thế rồi chuyển sang cái nhìn tôn kính, ngƣỡng mộ của những con dân của Phật. Đặc biệt, còn có sự thâm trầm của nhân vật Tôi, một cái nhìn nhƣ thể muốn cân bằng âm dƣơng giữa Đức Phật và Savitri, nhằm tạo cho cuốn tiểu thuyết một lực hấp dẫn để thu hut độc giả và mở ra cái nhìn cho chính độc giả về Đức Phật, về các nhân vật và về cuốn tiểu thuyết.

Trong các tiểu thuyết của Hồ Anh Thái, bên cạnh sự dịch chuyển điểm nhìn của ngƣời trần thuật từ bên ngoài vào bên trong còn có sự dịch chuyển điểm nhìn không gian và thời gian. Không gian trong tiểu thuyết của ông đƣợc mở rộng từ khoảng hẹp là khu tập thể, thành phố, nông thôn, biển đảo rồi rộng hơn là không gian các nƣớc khác nhƣ nƣớc Mĩ, các nƣớc Châu Âu... Đó không chỉ là không gian xã hội bao quát mà còn là không gian riêng tƣ của những gia đình, phòng trà, phòng khách, không gian chính giới, học thuật… Tất cả đều đƣợc mở ra cả chiều rộng và chiều sâu. Điều đáng chú ý là điểm nhìn luôn đƣợc dịch chuyển linh hoạt, từ toạ độ ban đầu chuyển đến các không gian rồi quay trở về toạ độ cũ, lại tiếp tục dịch chuyển. Song trùng với sự dịch chuyển của điểm nhìn không gian là sự thay đổi của điểm nhìn thời gian. Thời gian hiện tại, quá khứ, thời gian cuộc đời, thời gian thực và thời gian trong truyện cổ. Điểm nhấn của tác phẩm là sự chuyển hoá linh hoạt giữa thời gian cuộc đời trong tác phẩm. Cốt truyện "truyện trong truyện" tạo đà cho sự đan xen thời gian cuộc đời của các nhân vật. Sự chuyển biến linh hoạt giữa điểm nhìn thời gian cuộc đời tạo nên sự xen kẽ những câu chuyện một cách tự nhiên. Nó cũng thể hiện sự đa phức của mảng hiện thực nhà văn phản ánh. Ở đó không chỉ có câu chuyện của ngƣời kể mà còn câu chuyện của biết bao số phận, không chỉ có chuyện của quá khứ hay hiện tại mà còn là sự dịch chuyển từ quá khứ đến hiện tại, sự đối sánh từ hiện tại trở về quá khứ …

Sự di chuyển linh hoạt của điểm nhìn nghệ thuật trong không gian và thời gian, từ bên ngoài vào bên trong và ngƣợc lại đã khiến cho hiện thực đƣợc trần thuật đƣợc soi sáng từ nhiều góc cạnh, đa chiều hơn. Ngay cả từ điểm nhìn bên trong, dù đƣợc trần thuật ở ngôi thứ nhất hay ở ngôi thứ ba, Hồ Anh Thái cũng

tạo nên một sự phức hợp trong điểm nhìn để bạn đọc có thể khám phá, trải nghiệm và suy ngẫm cuộc sống cùng nhân vật. Chúng ta sẽ thấy rõ điểm này hơn khi tìm hiểu sự luân phiên điểm nhìn giữa ngƣời kể chuyện và nhân vật trong đoạn sau.

Trần thuật theo sự luân chuyển điểm nhìn người kể chuyện và nhân vật

Trần thuật theo điểm nhìn của ngƣời kể chuyện là trần thuật theo điểm nhìn của ngƣời đứng ngoài truyện nhƣng lại biết hết mọi chuyện, ngƣời kể vừa kể vừa dẫn chuyện. Nhân vật tích cực trong tiểu thuyết này thƣờng phát ngôn theo cách đánh giá của tác giả và bao giờ cũng gửi gắm vào đó một quan niệm, một thái độ. Trần thuật từ điểm nhìn của nhân vật là nhân vật kể lại chuyện theo địa vị, lập trƣờng của nhân vật đó. Từ đó mang tới cho tác phẩm những quan điểm, sắc thái tâm lý, cá tính, tăng cƣờng tính chất chủ quan nhƣ châm biếm, yêu ghét… Có thể nói, việc trần thuật từ nhiều điểm nhìn khác nhau, nhất là sự luân chuyển sang trần thuật theo trƣờng nhìn nhân vật đã cho phép nhà văn khai thác tối đa sức mạnh của tinh thần dân chủ trong tƣ duy tiểu thuyết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong Cõi người rung chuông tận thế, câu chuyện lúc đầu đƣợc kể theo quan điểm đánh giá của nhân vật Đông, sau đó mở rộng ra điểm nhìn của nhiều nhân vật. Càng về sau, nhà văn – ngƣời kể chuyện càng bị cuốn vào mạch trần thuật và bị hòa vào cách đánh giá của các nhân vật. Điểm nhìn đƣợc luân phiên thay đổi từ ngƣời kể chuyện –nhân vật “Tôi”, từ cái Tôi trải nghiệm sang cái Tôi chứng nhân – rồi tới các nhân vật khác lại quay về với điểm nhìn của chính ngƣời kể chuyện xƣng Tôi. Tuy nhiên, sau quá trình luân phiên, ngay với điểm nhìn ban đầu của mình, nhân vật Tôi ấy cũng có sự dịch chuyển.

Việc tác giả thƣờng xuyên trần thuật từ các điểm nhìn khác nhau, nhập điểm nhìn của ngƣời trần thuật vào điểm nhìn nhân vật trong nhiều trƣờng đoạn là một hiện tƣợng phổ biến trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái. Đôi lúc, điểm nhìn của ngƣời kể chuyện không phải lúc nào cũng thống nhất với nhân vật và giữa các nhân vật, điểm nhìn lại khác nhau. Hiệu quả nghệ thuật của hình thức này là nhằm khám phá đời sống từ nhiều chiều kích khác nhau.

Các sự việc, diễn biến liên quan đến nhân vật Mai Trừng trong Cõi ngƣời rung chuông tận thế chủ yếu đƣợc nhìn dƣới con mắt của nhân vật “Tôi”, tuy nhiên, Mai Trừng cũng đƣợc đánh giá, nhìn nhận qua cái nhìn của nhiều nhân vật khác trong tác phẩm. Cùng một đối tƣợng là cô gái có cái tên ít Hà Nội ấy, mỗi nhân vật lại có nhiều cách đánh giá khác nhau. Trong con mắt của Cốc, Bóp, Phũ, Quốc Đài…cô là miếng mồi ngon, hấp dẫn cho chúng vờn vã, đuổi bắt, thỏa mãn những dục vọng cá nhân. Vẻ đẹp của cô lại khiến cho vợ của giám đốc Quốc Đài, cô bạn cùng lớp thủa ấu thơ…ghen ghét, đố kỵ. Còn với cô Giềng, cô Miên, những ngƣời đã nuôi nấng cƣu mang cô thì cô luôn là một thiên thần “con bé xinh đẹp lạ lung. Một thứ tiên nữ bị oan trái thế nào đó mà bị giáng xuống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết hồ anh thái (Trang 80 - 89)