Những sự giúp đỡ từ đồng nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tạo dựng và phát triển vốn xã hội của nguồn nhân lực trẻ thành phố Hà Nội hiện nay ( Nghiên cứu tại phường Thanh Xuân Bắc, Quận Thanh Xuân và phường Thành Công, (Trang 62 - 80)

(Nguồn: Tắnh toán lại từ dữ liệu sơ cấp của đề tài cấp nhà nước KX.03/ 11- 15)

Thông qua những sự giúp đỡ từ đồng nghiệp đối với nguồn nhân lực trẻ một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của nhóm xã hội này đối với sự phát triển vốn xã hội của họ. Có 75,5% ý kiến trả lời cho biết đồng nghiệp luôn cung cấp thông tin phục vụ công việc; 65,8% ý kiến trả lời cho biết đồng nghiệp hƣớng dẫn cho họ cách làm việc, thậm chắ có 44,6 % số ý kiến trả lời cho biết đồng nghiệp giải quyết giúp họ công việc. Kết quả phỏng vấn sâu cũng phản ánh sự nhờ có vốn xã hội, quan hệ xã hội giúp nguồn nhân lực trẻ thắch ứng với công việc, cũng nhƣ phát triển công việc, sự nghiệp

ỘBản thân mình không rành ngoại ngữ và tin học lắm. Trong công việc mình lại phải sử dụng nhiều. Lúc đầu mình toàn tự mày mò làm. Rùi cũng học thêm ở trung tâm này nọ. Thật vất vả. Nhưng cũng không cải thiện được mấy. Trong các buổi liên hoan, gặp gỡ chia sẻ, các em trẻ biết được nhiệt tình giúp đỡ, bây giờ thì mình cũng thấy trình ngoại ngữ và tin của mình lên hẳn, công việc cũng thuận lợi hơnỢ

(PVS, nam 30 tuổi) ỘChị mới về đây làm, cũng ngại nhờ vả mọi người lắm. Con nhỏ nhiều khi ốm, hoặc gia đình có việc bận cũng không giám nhờ ai đâu. Công việc hành chắnh bận suốt ngày. Bố mẹ hai bên đều ở xa không biết nhờ ai cả. Chơi thân với mấy chị, rùi tâm

2.50%

43.30%

65.80%

75.50%

Hỗ trợ khác Giải quyết hộ công việc Hướng dẫn cách làm

việc Cung cấp thông tin phục vụ cho công việc

sự, chia sẻ những lúc rảnh rỗi. Mọi người hiểu được hoàn cảnh của mình, mỗi người hỗ trợ một tắ. Nếu không mình không biết xoay xở ra sao.Ợ

(PVS, nữ 28 tuổi)

Tóm lại: Vốn xã hội trong môi trƣờng làm việc không những cung cấp thông tin và tạo cơ hội cho nguồn nhân lực mà còn góp phần bảo vệ nguồn nhân lực trẻ trong những tình huống khó khăn, giúp họ dần thắch nghi đƣợc với yêu cầu công việc.

3.1.4. Tạo dựng và phát triển vốn xã hội thông qua hoạt động ngoài công việc công việc

Tham gia các hoạt động ăn uống, vui chi, giải trắ theo nhóm

Việc duy trì, tạo dựng vốn xã hội của nguồn nhân lực trẻđƣợc tìm hiểu thông qua mức độ họ tham gia vào các hoạt động ngoài quan hệ công việc nhƣ ăn uống, vui chơi giải trắ. Đây là một hình thức duy trì và tạo dựng vốn xã hội khá hiệu quả. Mục đắch của hoạt động là tạo ra sự thân tình, thông cảm, tin cậy lẫn nhau từ đó tạo ra những thuận lợi trong công việc và nhiều cơ hội trong cuộc sống. Các hoạt động đó cũng tập trung chủ yếu ở nhóm đƣợc coi là quan trọng nhất trong các mối quan hệ nhƣ nhóm bạn bè, đồng nghiệp. Kết quả khảo sát cho thấy, hàng tháng nhóm trẻ tổ chức và tham gia khá thƣờng xuyên các hoạt động ngoài công việc nhƣ gặp gỡ vui chơi giải trắ, ăn uống...Trung bình một ngƣời trong một tháng có thể tham dự 5,2 cuộc hội họp có tắnh chất ngoài giờ.

Bảng 9: Mức độ thƣờng xuyên tham gia các hoạt động ngoài giờ ăn uống, vui chơi, giải tri theo nhóm

(Nguồn: Tắnh toán lại từ dữ liệu sơ cấp của đề tài cấp nhà nước KX.03.09/ 11- 15)

Các nhóm xã hội Số lƣợng Tỷ lệ % Gia đình 298 74,5 Họ hàng 112 28,0 Bạn bè 335 83,8 Đồng nghiệp 315 78,8 Những ngƣời quan trọng làm cùng lĩnh vực công việc 82 20,6 Hàng xóm 35 8,8 Khác 11 2,8

Phân tắch số liệu bảng 9 cho thấy, việc thƣờng xuyên tham gia vào các hoạt động ngoài giờ của nguồn nhân lực trẻ cũng có sự định hƣớng, ƣu tiên rõ ràng. Đối với nhóm gia đình, việc tham gia các hoạt động vui chơi giải trắ nhƣ một nghĩa vụ tự nhiên bắt buộc vi nó liên quan đến hạnh phúc gia đình. Hơn nữa khi tham gia các hoạt động ăn uống, vui chơi cùng nhóm này mang lại cho họ cảm giác thoải mái, gần gũi do đó tỷ lệ ngƣời tham gia luôn ở mức cao (74,5%) là điều tự nhiên. Việc tham gia các hoạt động không chắnh thức ở nhóm bạn bè, đồng nghiệp lại có tắnh chất khác. Ở đây ngƣời liên quan có thể từ chối tham gia vì không có sự bắt buộc nào cả. Nhƣng tỷ lệ ngƣời tham gia hoạt động ngoài giờ ở 2 nhóm bạn bè và đồng nghiệp thƣờng cao nhất, lần lƣợt là 83,8% và 78,8% . Điều này chỉ có thể giải thắch rằng, quyết định tham gia hoạt động cùng 2 nhóm này không gì khác là nhằm củng cố, cải thiện thêm mức độ thân tình của quan hệ đồng nghiệp, bạn bè. Hơn nữa nguồn nhân lực trẻ tham gia vào nhóm bạn bè chiếm tỉ lệ cao nhất do ở cùng độ tuổi nên họ có nhiều điểm chung và dễ chia sẻ với nhau hơn. Thƣờng thì họ có cùng mối quan tâm về công việc và gia đình, có quan điểm sống và hệ giá trị giống nhau, có những trải nghiệm sống, sở thắch tƣơng tự nhau. Từ đó làm tăng thêm uy tắn, tạo ra những cơ hội mới trong công việc và cuộc sống cho bản thân.

Ộ Để tạo quan hệ thân tình tốt nhất là bắt đầu từ những hoạt động chung có tắnh chất không chắnh thức như dã ngoại, liên hoan ăn uống, tiệc tùng, hay thể dục thể thao. Quan hệ trong công việc chỉ là theo chức năng, mỗi người được phân một việc rồi cứ thể mà làm, có quan hệ thì cũng để phối hợp làm việc, khó có thể nói lên sở thắch, cá tắnh, hoàn cảnh của mình đượcỢ.

(PVS, nam 30 tuổi)

Đối với những ngƣời quan trọng làm cùng công việc, họ có vai trò quan trọng ảnh hƣởng tới chất lƣợng công việc chủ thể đang làm vắ dụ nhƣ : có thể giúp đỡ về chuyên môn tháo gỡ khó khăn, chia sẻ khối lƣợng công việc...cho nên tỷ lệ cùng tham gia cũng khá cao gồm 82 ý kiến chiếm tỷ lệ 20,6%. Tỷ lệ này cũng vẫn đáng chú ý bởi quan hệ với nhóm này có những yếu tố tế nhị. Những ngƣời làm cùng lĩnh vực thì nhiều nhƣng những quan trọng không nhiều. Nếu chỉ ƣu tiên quan hệ với ngƣời quan trọng dễ bị hiểu là đầu tƣ cơ hội, hay có hành vi nịnh bợ, mặt

khác khả năng chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn của những ngƣời quan trọng cùng lĩnh vực khó có thể vô tƣ, vì vậy có thể hiểu tỷ lệ tham gia và duy trì mối quan hệ này có tắnh chất xã giao, nặng về hình thức

Những người được coi là quan trọng trong lĩnh vực chuyên môn hay mắc bệnh nghề nghiệp, họ tự cho mình là chuyên gia về lĩnh vực công tác cho nên đôi khi lại khó gần, mình thì lại sợ họ nói mình là dốt cho nên ngoài quan hệ xã giao mình cũng không thân tình lắm, không biết thì đi hỏi bạn bèỢ

(PVS, nam 28 tuổi)

Tóm lại: Mức độ chủ động tham gia các mối qua hệ xã hội của nguồn nhân lực trẻ, luôn có sự định hƣớng rõ ràng. Các hoạt động ngoài giờ ở các nhóm có khả năng mang lại độ thân tình lớn hơn có liên quan đến công việc, nghề nghiệp họ đang đảm nhận luôn đƣợc ƣu tiên tham gia nhiều hơn. Các nhóm khác tuy không đƣợc chú trọng nhiều nhƣng cũng không bị bỏ qua.

Khi tham gia hoạt động ăn uống, vui chơi giải trì mỗi nhóm tuổi lại lựa chọn cho mình nhóm ƣu trội, phù thuộc vào giới tắnh, nhóm tuổi. Bảng 10 mô tả mức độ tham gia hoạt động ăn uống, vui chơi, giải trắ phân theo nhóm tuổi

Bảng 10: Tƣơng quan tuổi trong hoạt động ăn uống, vui chơi giải trắ theo nhóm theo nhóm Nhóm 19 -24 25 Ờ 29 30 -34 SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ Gia đình 27 61,4 98 71,0 173 79,4 Họ hàng 10 22,7 36 26,1 66 30,3 Bạn bè 40 90,9 124 89,9 171 78,4 Đồng nghiệp 33 75,0 105 76,1 177 78,4 Những ngƣời quan trọng làm cùng lĩnh vực công việc 6 13,6 25 18,1 51 23,4 Hàng xóm 4 9,1 10 7,2 21 9,6 Khác 2 4,5 3 2,2 6 2,8

Số liệu bảng 10 cho thấy đối với nhóm từ 19 Ờ 24 tuổi nguồn nhân lực trẻ tham gia nhiều nhất vẫn là nhóm bạn bè chiếm tỷ lệ 90,9%; Nhóm đồng nghiệp 75,0%, và nhóm gia đình 61,4%. Đặc điểm đáng chú ý, khi tham gia nhóm đồng nghiệp thì tuổi càng cao nguồn nhân lực trẻ càng chú trọng tham gia sinh hoạt cùng nhóm đồng nghiệp cao nhất khi tham gia cùng nhóm đồng nghiệp ở nhóm tuổi 30 Ờ 34 chiếm tỷ lệ 78,4%, thứ hai là nhóm từ 25 Ờ 29 tuổi chiếm tỷ lệ 76,1%, thấp nhất là nhóm 19 Ờ 24 tuổi chiếm tỷ lệ 75,0%. Nhóm đồng nghiệp có đặc điểm luôn đƣợc ràng buộc củng cố bằng quan hệ công việc. Cùng với thời gian độ phụ thuộc của các thành viên càng lớn và tầm quan trọng của mối quan hệ này càng đƣợc chú trọng hơn. Đối với nhóm gia đình quy luật này rƣờng nhƣ cũng diễn ra, những khoảng tuổi càng cao, hoàn cảnh sống cũng thay đổi nhƣ, đi công tác, xây dựng gia đình ra ở riêng...khi thiếu sự trợ giúp của gia đình, cá nhân cảm nhận đƣợc sự khó khăn trong cuộc sống từ đó ý thức hơn tầm quan trọng của gia đình và chú trong củng cố mối quan hệ với gia đình hơn. Troang mối quan hệ với các nhóm khác tỷ lệ các nhóm tuổi tham gia chênh không đáng kể.

Nhƣ vậy, có những đặc điểm rất đáng chú ý khi phân tắch về tỷ lệ tham gia các nhóm xã hội của các nhóm tuổi khác nhau. Có những hoạt động nhóm phù hợp với nhóm tuổi trẻ, có nhóm phù hợp nhớm tuổi cao hơn. Lý do chắnh dẫn đến khác biệt là nhƣng lợi ắch đạt đƣợc mà các nhóm tuổi tìm kiếm khác nhau, tùy thuộc vào quan niệm và khả năng của mỗi nhóm.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, nguồn nhân lực trẻ luôn chủ động trong việc tạo ra các mối quan hệ xã hội nhƣng luôn có sự khác nhau về giới. Mức độ chủ động tham gia của 2 nhóm nam, nữ phụ thuộc nhiều vào đặc trƣng giới và giới tắnh. Thƣờng nam giới chủ động tổ chức các hoạt động chiếm tỷ lệ cao hơn. Kết quả khảo sát cho thấy nam thƣờng chủ động hơn nữ trong việc tạo ra vốn xã hội ở một số nhóm ƣu thế.

Bảng 11 : Mức độ chủ động tổ chức, tham gia hoạt động ngoài giờ phân theo giới tắnh (%) Giới Gia đình Họ hàng Bạn bè Đồng nghiệp Những ngƣời quan trọng làm cùng lĩnh vực công việc Hàng xóm Khác Tôi chủ động Tôi đƣợc mời Tôi chủ động Tôi đƣợc mời Tôi chủ động Tôi đƣợc mời Tôi chủ động Tôi đƣợc mời Tôi chủ động Tôi đƣợc mời Tôi chủ động Tôi đƣợc mới Tôi chủ động Tôi đƣợc mới Nam 64,5% 35,1% 28,4% 71,6% 40,2% 59,8% 34,9% 64,5% 39,6% 60,4% 29,0% 71,0% 23,2% 76,8% Nữ 69,1% 30,9% 27,8% 72,3% 37,8% 62,2% 36,1% 63,9% 35,2% 64,8% 23,5% 76,5% 23,5% 76,5%

Theo số liệu bảng 11, nhóm hàng xóm 29,0% nam chủ động tham gia lớn hơn nhóm nữ 23,5%. Nhóm bạn bè, 40,2 % nam chủ động tham gia lớn hơn nhóm nữ 37,8% . Nhóm những ngƣời quan trọng cùng làm việc trong cùng lĩnh vực công việc, 39.6% nam chủ động tham gia lớn hơn nhóm nữ 35.2%. Kết quả phỏng vấn sâu cũng cho thấy điều đó.

ỘNam giới có tắnh chủ động cao hơn trong việc tạo ra các mối quan hệ xã hội, họ có nhiều thời gian hơn đi cà phê, chém gió, tham gia hội nọ, hội kia, hội bóng bàn, bóng đá, cầu lông... Phụ nữ thiệt thòi hơn, không phải họ có vốn xã hội thấp mà do họ không có thời gian ngoài giờ làm việc họ bận con nhỏ, bận cơm nước, nội trợ. Trước đây cơ quan mình cũng có một đội cán bộ trẻ nam, nữ tham gia đông đủ. Từ khi các cô có gia đình vào ắt tham gia hoạt động lắm, trừ khi bắt buộcỢ

(PVS, nam 34 tuổi) ỘBản thân mình cũng chủ động tạo ra mối quan hệ xã hội mới phục vụ cho công việc. Tuy nhiên, do mình là phụ nữ nên mình cũng không bao giờ đi gặp riêng mà hay phải thông qua một người khác giới thiệu nữa. Chứ một mình thì không tiện lắm. Nói chung nam giới, thường có lợi thế hơn trong việc tạo dựng vốn xã hộiỢ

(PVS, Nữ 26 tuổi)

Qua kết quả khảo sát có thể thấy, thực tế khi tham gia các hoạt động ăn uống, vui chơi giải trắ phần lớn nguồn nhân lực trẻ thƣờng tham gia cùng những nhóm thân cận, có quan hệ mật thiết về tình cảm, công việc với họ. Họ có cùng sở thắch, cùng mối quan tâm, cùng chắ hƣớng phấn đấu. Việc thƣờng xuyên tiếp xúc, gặp gỡ thông qua các buổi ăn uống, vui chơi làm mối quan hệ của họ thêm mật thiết, gắn bó, nó giúp cho các cá nhân có cơ hội đƣợc chia sẻ, thể hiện bản thân, tăng cƣờng hiểu biết, cũng nhƣ tắch lũy vốn xã hội. Trong các hoạt động ăn uống, vui chơi đó nam giới thƣờng chủ động hơn nữ giới trong việc mời họ hàng, bạn bè, những ngƣời quan trọng cùng lĩnh vực. Nữ giới bị hạn chế rất nhiều bới đặc trƣng giới, giới tắnh. Khi phải tham gia các hoạt động nhằm xây dựng các mối quan hệ xã hội thƣờng họ phải cân nhắc độ an toàn cả về giới tắnh và giới. Về giới tắnh, họ phải cân nhắc giới hạn của mối quan hệ tình cảm có thể nảy sinh. Ngoài ra họ còn phải đảm nhận thiên chức làm mẹ, nuôi dạy con cái. Về giới họ phải cân nhắc đề phòng những đánh giá của xã hội có thể gây bất lợi cho uy tắn, phẩm chất của họ.

Chắnh vì những lý do đó mà nam giới luôn có ƣu thế hơn, chủ động hơn trong việc tham gia các hoạt động nhằm xây dựng các mối quan hệ xã hội. Việc tham gia các hoạt động ăn uống, vui chơi và giải trắ với các nhóm mà nguồn nhân lực trẻ tham gia có sự khác biệt rõ rệt do nhiều yếu tố tác động nhƣ tuổi, giới, nhu cầu, sở thắch... Yếu tố đặc biệt tác động tới hoạt động này là thu nhập của nguồn nhân lực trẻ, nó ảnh hƣởng quyết định hình thức sinh hoạt cũng nhƣ tần suất sinh hoạt của họ. Kết quả khảo sát bảng 10 cho thấy tƣơng quan thu nhập với các hoạt động ăn uống, vui chơi và giải trắ trong tháng của nguồn nhân lực trẻ.

Bảng 12: Tƣơng quan thu nhập với các hoạt động ăn uống, vui chơi và giải trắ trong tháng giải trắ trong tháng

Đơn vị )%

Thu nhập trong tháng

Số lần tham gia các hoạt động ăn uống, vui chơi và giải trắ trong tháng 1 lần 2 Ờ 3 lần Trên 3 lần Tổng Dƣới 2 triệu 33,3 20,0 46,7 100,0 Từ 2 Ờ 4 triệu 32,5 25,0 42,5 100,0 Từ 4 Ờ 6 triệu 25,5 34,2 40,0 100,0 Từ 6 Ờ 8 triệu 27,5 22,5 50,0 100,0 Trên 8 triệu 21,2 23,1 55,7 100,0

(Nguồn: Tắnh toán lại từ dữ liệu sơ cấp của đề tài cấp nhà nước KX.03/ 11- 15)

Số liệu bảng 12 cho thấy, những ngƣời có thu nhập cao thƣờng tham gia các hoạt động ăn uống, vui chơi, giải trắ trong tháng càng nhiều do họ có điều kiện về kinh tế, cụ thể số ngƣời tham gia 1 lần/1tháng hoạt động ăn uống, vui chơi, giải trắ chiếm tỷ lệ cao nhất 33,3%, tập trung ở nhóm có mức thu nhập thấp nhất dƣới 2 triệu. Trong khi đó nhóm thu nhập >= 8 triệu chỉ có 21,2% là tỷ lệ tham gia thấp nhất. Số ngƣời tham gia 2 Ờ 3 lần/tháng hoạt động ăn uống, vui chơi, giải trắ thấp nhất là ở nhóm có thu nhập dƣới 2 triệu chiếm tỷ lệ 20,0 %, cao nhất là nhóm có thu nhập 4 Ờ 6 triệu chiếm tỷ lệ 34,2%. Đặc biệt đối với số lần tham gia trên 3 lần số ngƣời tham gia cao nhất là nhóm có thu nhập cao trên 8 triệu, chiếm tỷ lệ 55,8%,

chơi, giải trắ. Thấp nhất là nhóm có thu nhập dƣới 2 triệu tham gia các hoạt động ăn uông, vui chơi giải trắ trên 3 lần chiếm tỷ lệ 40,0%. Nhƣ vậy càng có thu nhập cao mức độ tham gia các hoạt động ăn uống, vui chơi giải trắ càng cao. So sánh giữa nhóm có thu nhập cao nhất với nhóm có thu nhập thấp nhất độ chênh số lần tham gia ăn uống, vui chơi, giải trắ là....

Kết quả phỏng vấn sâu cũng cho thấy tần suất tham gia hoạt động ngoài giờ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tạo dựng và phát triển vốn xã hội của nguồn nhân lực trẻ thành phố Hà Nội hiện nay ( Nghiên cứu tại phường Thanh Xuân Bắc, Quận Thanh Xuân và phường Thành Công, (Trang 62 - 80)