Tạo dựng và phát triển vốn xã hội thông qua các tổ chức chắnh trị xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tạo dựng và phát triển vốn xã hội của nguồn nhân lực trẻ thành phố Hà Nội hiện nay ( Nghiên cứu tại phường Thanh Xuân Bắc, Quận Thanh Xuân và phường Thành Công, (Trang 53 - 60)

1.3 .Tổng quan về địa bàn Hà Nội

3.1. Phƣơng thức tạo dựng và phát triển vốn xã hội của nguồn nhân lực trẻ

3.1.2. Tạo dựng và phát triển vốn xã hội thông qua các tổ chức chắnh trị xã hội

tham gia vào các nhóm xã hội có sẵn nhƣ gia đình, dòng họ, nguồn nhân lực trẻ còn chú trọng tham gia là những nhóm trực tiếp mang lại những mối quan hệ có lợi cho việc khai thác và sử dụng đƣợc thông tin, ý tƣởng, nguồn lực hợp tác từ các thành viên khác trong mạng lƣới nhằm củng cố vị trắ công tác hiện tại, duy trì, tạo dựng vốn xã hội cho mình. Mức độ tham gia các nhóm xã hội tự nguyện có sự khác biệt về giới tắnh nhƣng không lớn. Chủ yếu phụ thuộc vào đặc trƣng của hai giới nhƣ, thời gian, công sức, tƣ cách tham gia của hai giới vào các nhóm xã hội. Tùy thuộc vào độ tuổi, giới mà nguồn nhân lực trẻ có cách thức tham gia khác nhau vào nhóm tự nguyện. Để duy trì mối liên hệ với các nhóm bản thân nguồn nhân lực trẻ sử dụng điện thoại, và các phƣơng tiện khác nhƣ email, chat và các trang mang xã hội để duy trì liên hệ giữa các nhóm.

3.1.2. Tạo dựng và phát triển vốn xã hội thông qua các tổ chức chắnh trị xã hội xã hội

Đội ngũ nguồn nhân lực trẻ ở Hà Nội không những chủ động tham gia tắch cực nhiều nhóm xã hội mà còn tham gia các tổ chức chắnh trị xã hội nhƣ, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ...nhằm tìm kiếm những diễn đàn chắnh thức, thiết lập thêm những quan hệ xã hội mới, phục vụ cho quá trình tạo dựng, phát triển vốn xã hội.

Biểu đồ 7: Mức độ tham gia vào các tổ chức chắnh trị xã hội của nguồn nhân lực trẻ.

(Nguồn: Tắnh toán lại từ dữ liệu sơ cấp của đề tài cấp nhà nước KX.03.09/ 11- 15)

Số liệu biểu đồ 7 cho thấy, nguồn nhân lực trẻ tham gia vào các tổ chức chắnh trị xã hôi cao nhất là đoàn thanh niên 42,8%. Sở dĩ trong nhóm chắnh thức số ngƣời trả lời có tham gia đoàn thanh niên chiếm tỷ lệ cao nhất vì hầu hết nguồn nhân lực trẻ đều còn trong độ tuổi sinh hoạt đoàn (<, = 35 tuổi) và tiêu chuẩn độ tuổi tham gia sinh hoạt đoàn hiện nay cũng đƣợc tăng lên. Mặt khác, nhiều tổ chức đoàn ở địa phƣơng đã chú ý, quan tâm tổ chức nhiều hoạt động tập thể có ý nghĩa phù hợp với lứa tuổi thanh niên, tạo đƣợc sức hút nghiều ngƣời tham gia. Việc tham gia tắch cực vào tổ chức đoàn thanh niên cũng đƣợc nguồn nhân lực trẻ coi nhƣ một hoạt động duy trì, tạo dựng vốn xã hội hiệu quả.

Ộ Mình rất thắch tham gia nhóm đoàn thanh niên, thông qua các buổi tình nguyện, giao lưu, mình cũng tạo dựng thêm nhiều mối quan hệ mới hữu ắch cho mình trong công việc. Các hoạt động của đoàn thanh niên phường rất sôi nổi và thu hút được nhiều người tham gia. Hoạt động có ý nghĩa của đoàn thanh niên là tổ chức được các phong trào tình nguyện đối tượng chắnh là những người trẻ tuổi, nhiệt tình và tâm huyết Ợ

Tổ chức thứ hai thu hút sự tham gia của nguồn nhân lực trẻ là hội phụ nữ chiếm tỷ lệ 7,8%. Chắnh sự thay đổi về một số điều kiện khi tham gia hội nên hội phụ nữ thu hút đƣợc sự tham gia của nhóm nhân lực trẻ nữ. Trƣớc đây đề là thành viên của hội phụ nữ, chị em cần phải có đơn xin gia nhập nhƣng hiện nay đối với chị em phụ nữ chỉ cần thông báo với chi hội trƣởng tại phƣờng và có tham gia đóng góp hôi phắ là họ có thể là thành viên của hội.

ỘHội phụ nữ ở phường hoạt động không mạnh lắm, mang tắnh chất phong trào là chắnh. Những ngày lễ tết có quà cho chị em như ngày 8/3, ngày 20/10. Còn mức độ làm cho đời sống tinh thần của chị em phong phú hơn thì hội chưa làm được. Hội chưa tổ chức được hoạt động nào gắn kết được chị em trong phường tham gia. Mặc dù vậy, chị vẫn tham gia đầy đủ vì nó có nhiều cái lợi hơn không tham giaỢ

(PVS, nữ 33 tuổi)

Tham gia có tỉ lệ thấp nhất là nhóm hội nông dân chiếm 1,3%. Sở dĩ hội này tỉ lệ tham gia ắt nhất do ở đô thị dƣới tác động của quá trình công nghiệp hóa thì ruộng đất ngày càng bị thu hẹp lại, khiến ngƣời dân đô thị ắt tham gia sản xuất nông nghiệp. Tuy vậy, đây là một hoạt động đáng chú ý, bởi bên cạnh các hình thức tham gia hoạt động để tăng cƣờng vốn xã hội khác thì đây là loại hoạt động nhằm tăng cƣờng vốn xã hội dựa trên yếu tố nghề nghiệp, ở đây là nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ không lớn ở thủ đô. Tại các vùng đang đô thị hóa, hội nông dân ngày càng hoạt động nhiều hơn trong lĩnh vực bảo vệ ngƣời nông dân trƣớc nguy cơ mất đất nông nghiệp và mở rộng hoạt động sang lĩnh vực khuyến nông, tuyên truyền chắnh sách và phổ biến các kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi...

ỘTrước đây em thấy vai trò của các tổ chức xã hội cũng mờ nhạt, cũng không muốn tham gia vì cảm thấy mất thời gian. Lâu dần thấy tham gia cũng vui, đôi khi muốn nói quan điển của mình thì cũng có chỗ để nói. Vừa rồi Hội nông dân cũng can thiệp giúp các gia đình trong đó có gia đình em về vấn đề đề đòi đền bù phần đất sản xuất bị thu hồi làm khu đô thị của thành phố. Các gia đình đã nhận được phần đền bù thỏa đáng, em thấy hoạt độngcủa Hội Nông dân như vậy là thiết thựcỢ

Tóm lại: Những phân tắch trên đây cho thấy, đội ngũ nguồn nhân lực trẻ ở Hà Nội không những chủ động tham gia khá nhiều nhóm xã hội mà còn tham gia tắch cực vào các tổ chức xã hội nhằm tìm kiến những lợi ắch cụ thể và các cơ hội lâu

dài hơn, tạo dựng và phát triển vốn xã hội cho mình. Tỷ lệ những ngƣời tham gia vào các nhóm tự nguyện thƣờng có phần cao hơn tỷ lệ tham gia vào các tổ chức chắnh trị xã hội. Do các nhóm tự nguyện không có quy ƣớc hoặc điều lệ ràng buộc, tham gia nhóm là hoàn toàn tự nguyện và tập hợp theo sở thắch. Trong quá trình sống, học tập, làm việc, các cá nhân nhận thầy mối quan hệ xã hội nào phù hợp với điều kiện riêng của họ và mang lại nhiều lợi ắch hơn thì thọ chú trọng tham gia nhiều hơn.

Sự khác biệt về giới tắnh cũng đáng chú ý, tỷ lệ giới tắnh tham gia các tổ chức chắnh trị, xã hội thƣờng khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện riêng của mỗi giới.

Bảng 6: Mức độ tham gia tắch cực vào các tổ chức xã hội phân theo giới tắnh

Giới tắnh

Hội phụ nữ Hội nông dân Hội chữ thập đỏ Đoàn thanh niên Nam Số lƣợng 0 3 14 89 Tỷ lệ(%) 0 1,4 6,8 43,0 Nữ Số lƣợng 31 2 3 82 Tỷ lệ 16,1 1,0 1,6 42,5

(Nguồn: Tắnh toán lại từ dữ liệu sơ cấp của đề tài cấp nhà nước KX.03.09/ 11- 15)

Số liệu bảng 6 cho thấy tỷ lệ nam giới tham gia vào các tổ chức xã hội tỷ lệ thƣờng cao hơn nữ giới. Tỷ lệ nam giới tham gia Đoàn thanh niên là 43%, so với nữ tham gia là 42,5%; Hội chữ thập đỏ, nam giới tham gia 6,8% so với nữ giới 1,6%. Và Hội nông dân nam giới tham gia 1,4 % so với nữ giới 1 %. Duy có số liệu tỷ lệ tham gia Hội phụ nữ không có ý nghĩ so sánh do Hội phụ nữ là hội đặc trƣng dành riêng cho nữ giới tỷ lệ nữ tham gia là 16,1%, còn nam giới thì không tham gia. Có sự khác biệt về tỷ lệ tham gia vào các tổ chức xã hội giữa hai giới do đặc trƣng, điều kiện hai giới khác nhau.

Ộ Là đoàn viên cùng chi đoàn nhưng hết giờ làm việc các bạn trẻ khác thì sôi nổi họp hành sinh hoạt còn mình phải sấp ngửa, vội vàng thu xếp công việc về nhà đón con. Họp chi đoàn toàn họp ngoài giờ, lúc đó chỉ còn biết xin phép bắ thư vắng mặt và đồng ý hết với nghị quyết của chi đoàn đề ra thôi. Thỉnh thoảng mình mới dự được một buổi họp đầy đủ, còn tham gia các hoạt động tình nguyện, dã ngoại thì nhường cho các bạn nam hoặc các bạn còn son rỗi, còn mình thì tham gia hạn chế lắmỢ

Tóm lại. Mặc dù tỷ lệ tham gia vào các tổ chức xã hội không cao nhƣng vẫn có sự chênh lệch giữa hai giới. Về tƣ cách, quyền lợi, nghĩa vụ tham gia các tổ chức xã hội giữa hai giới luôn bình đẳng, điều này đƣợc điều lệ của các tổ chức đảm bảo. Tuy nhiên do điều kiện đặc trƣng của hai giới khác nhau, tỷ lệ tham gia vào các nhóm luôn có sự khác biệt. Nam giới luôn có ƣu thế hơn về thời gian, công sức... thƣờng tham gia tỷ lệ cao hơn nữ giới.

Ngoài khác biệt về giới, còn có sự khác biệt giữa các khoảng tuổi trong việc tham gia vào các tổ chức chắnh trị xã hội.

Bảng 7 : Tƣơng quan tuổi trong tham gia các tổ chức xã hội

Tổ chức xã hội 19 -24 25 Ờ 29 30 -34

SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ

Đoàn thanh niên 24 54,5 62 44,9 85 39,0

Hội phụ nữ 1 2,3 8 5,8 22 10,1

Hội nông dân tập thể 1 2,3 2 1,4 2 0,9

Hội chữ thập đỏ 1 2,3 3 2,2 13 6,0

Khác 0 0,0 2 1,4 14 6,9

(Nguồn: Tắnh toán lại từ dữ liệu sơ cấp của đề tài cấp nhà nước KX.03.09/ 11- 15)

Số liệu bảng 7 cho thấy ở lứa tuổi 19 Ờ 24 nguồn nhân lực trẻ tham gia nhiều nhất vào nhóm đoàn thanh niên chiếm tỷ lệ 54,5%, thấp nhất ở lứa tuổi 30 Ờ 34 tham gia chiếm tỷ lệ 39,0%. Xét về khoảng tuổi sinh hoạt đoàn nói chung, toàn bộ nhóm nhân lực trẻ tuổi từ 15 Ờ 34 trong miền khảo sát của đề tài đều thuộc tuổi là đoàn viên. Tuy nhiên tỷ lệ các khoảng tuổi khác nhau tham gia tổ chức Đoàn thanh niên cũng khác nhau. Khoảng tuổi tham gia nhiều nhất là khoảng 19 Ờ 24 bởi khoảng tuổi này đa số nguồn nhân lực trẻ có nhiều điều kiện thuận lợi tham gia hơn các khoảng tuổi khác nhƣ, chƣa kết hôn, còn tiếp tục học tập, có nhiều thời gian nhàn rỗi... đặc biệt họ có thể tìm thấy nhiều lợi ắch hơn khi tham gia đoàn thanh niên nhƣ, giao lƣu bạn bè khác giới tìm ngƣời yêu.... Ngƣợc lại, các nhóm cao tuổi

thời gian, công sức, quyền lợi cho các mối quan hệ xã hội khác nhƣ, gia đình, con cái, quan hệ với nhà trƣờng của con và tập trung kiếm tiền cho gia đình.

Ộ Từ khi anh lấy vợ 3 năm trước đây thời gian tham gia các hoạt động đoàn thể đã giảm đi rất nhiều, gần như không tham gia nữa. Chủ yếu bây giờ mình phải tập trung cho gia đình em ạ. Trước đây thứ bảy chủ nhật đi đá bóng hay dã ngoại cùng anh em thì nay dành thời gian đó đưa vợ con đi chơi thôi. Các hoạt động khác dành cho anh em trẻ còn son rỗi, mình tham gia được đến đâu thì đếnỢ

(PVS nam 33 tuổi)

Tỷ lệ nguồn nhân lực trẻ tham Hội phụ nữ ngƣợc lại với tỷ lệ tham gia Đoàn thanh niên. Nhóm tuổi càng cao tỷ lệ tham gia Hội phụ nữ tham gia càng cao. Tham gia cao nhất là nhóm 30 Ờ 34 tuổi chiếm tỷ lệ 10,1%, thấp nhất ở nhóm tuổi 19 Ờ 24 chiếm tỷ lệ 2,3%. Đặc trƣng của hoạt động Hội phụ nữ là công tác xã hội và vận động xã hội. Tuổi càng cao, càng có nhiều kinh nghiệm, uy tắn để hoạt động hơn. Cũng có thể nói tuổi càng cao phụ nữ càng mạnh dạn hơn trong việc tham gia công tác hội.

Tóm lại: Có sự khác biệt giữa các khoảng tuổi trong việc tham gia các tổ chức xã hội. Nguyên nhân tạo ra sự khác biệt là bởi điều kiện chủ quan của mỗi nhóm tuổi, và đặc trƣng loại hình hoạt động của mỗi loại tổ chức xã hội phù hợp với từng khoảng tuổi khác nhau.

Để duy trì vốn xã hội nguồn nhân lực trẻ cũng sử dụng rất nhiều phƣơng tiện để liên lạc, kết nối. Kết quả điều tra cho thấy, trong các tổ chức chắnh trị xã hội cũng có sự khác biệt trong việc sử dụng phƣơng tiện để liên lạc trao đổi với nhóm.

Biểu đồ 8: Phƣơng tiện giữ liên lạc phân theo các tổ chức chắnh trị xã hội

(Nguồn: Tắnh toán lại từ dữ liệu sơ cấp của đề tài cấp nhà nước KX.03.09/ 11- 15)

Số liệu biểu đồ 8 cho thấy, nhóm Hội phụ nữ, hội nông dân hình thức giữ liên lạc đƣợc ngƣời trả lời cho biết khá dàn trải và không có sự khác biệt nhiều. Hình thức giữ liên lạc gặp mặt trực tiếp đƣợc nguồn nhân lực trẻ sử dụng nhiểu nhất ở mức 3.8% và 7,5%. Dùng điện thoại là 6,8% và 4%. Riêng nhóm Thanh niên hình thức giữ liên lạc đƣợc ngƣời trả lời nhiều nhất là gặp trực tiếp 29%, và dùng điên thoại là 22%. Tỷ lệ dùng điên thoại của Hội chữ thập đỏ 5,3%. Chắnh việc liên lạc mật thiết trong nhóm mà nguồn nhân lực trẻ có cơ hội đƣợc học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, các vấn để trong cuộc sống, hay đơn giản là thƣ giãn... Có một điểm khác biệt khá lớn ở nhóm lao động trẻ tuổi và nhóm lao động cao tuổi đó là, phần lớn những ngƣời trong độ tuổi từ 19 đến 30 do họ hiểu biết về công nghệ khá nhiều vì vậy cách thức liên lạc của họ qua các phƣơng tiện nhƣ: điện thoại, mail, yahoo, mạng xã hội... sẽ cao hơn, ngƣợc lại với nhóm lao động từ 30 đến 34 tuổi thƣờng thì họ liên lạc với nhau bằng hình thức gặp mặt trực tiếp hơn. Ngoài ra, hình thức hiên

lệ còn có sự khác biệt do tắnh chất và mức độ quan trọng của công việc, nếu những công việc quan trọng và ở phạm vi gần đa phần họ sẽ gặp mặt trực tiếp.

Tóm lại: Việc tạo dựng và phát triển vốn xã hội đã vƣợt ra khỏi phƣơng pháp truyền thống là gặp gỡ trực tiếp mà nó đƣợc trợ giúp một cách tắch cực bởi các phƣơng tiện kỹ thuật truyền tin hiện đại. Đây cũng là đặc điểm nổi bật của của việc tạo dựng và phát triển vốn xã hội của nguồn nhân lực trẻ hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tạo dựng và phát triển vốn xã hội của nguồn nhân lực trẻ thành phố Hà Nội hiện nay ( Nghiên cứu tại phường Thanh Xuân Bắc, Quận Thanh Xuân và phường Thành Công, (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)