Nhóm xã hội quan trọng nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tạo dựng và phát triển vốn xã hội của nguồn nhân lực trẻ thành phố Hà Nội hiện nay ( Nghiên cứu tại phường Thanh Xuân Bắc, Quận Thanh Xuân và phường Thành Công, (Trang 82 - 122)

Gia đình Họ tộc Đồn hương Đồng nghiệp Bạn học cũ Hội phụ nữ Đoàn thanh niên Khác 81.6 5.1 0.5 10.9 0.8 0.5 0.3 0.5 2 6.1 1.5 64.3 19 0.3 6.3 0.5 Đơn vị : % Nhóm quan trọng nhất Nhóm quan trọng 2

Số liệu biểu đồ 12 cho thấy, đa số ý kiến trả lời chỉ tập trung chủ yếu vào cho hai nhóm xã hội quan trọng nhất đối với họ là nhóm gia đình 81.6% và nhóm đồng nghiệp 10.9%; Nhóm họ tộc 5%. Nhóm quan trọng thứ 2 đƣợc nguồn nhân lực trẻ quan tâm đầu tiên là nhóm đồng nghiệp chiếm 63,5%. Bên cạnh đó việc xác định nhóm họ hàng, đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội chữ thập đỏ, Hội đồng hƣơng... là nhóm đƣợc xác định quan trọng thứ 2 chiếm tỷ lệ rất thấp dao động từ 0,3 đến 6,0%. Các kết quả phỏng vấn sâu cũng chứng minh rằng, việc tạo dựng và phát triển vốn xã hội cũng rất giao động thiếu bền vững và phụ thuộc vào quan niệm, nhận thức chủ quan, khả năng của mỗi ngƣời ở mỗi thời điểm khác nhau.

ỘCó rất nhiều mối quan hệ cần thiết. Tuy nhiên mình cũng phải chọn lọc, xem mối quan hệ nào được đặt lên hàng đầu chứ em. Vắ dụ mình đang trong diện được cử đi học tập công tác thì phải chú ý quan hệ với câp trên, được lòng sếp, hoặc con mình chuẩn bị vào học lớp 1 chẳng hạn thì lại chú ý đến quan hệ với cô hiệu trưởng, hoặc cô chủ nhiệm...Ợ

Với quan niệm về nhóm ƣu tiên nhƣ nêu trên thƣờng dẫn đến các khả năng vốn xã hội đƣợc tạo dựng một cách tạm thời, có tắnh chất đầu tƣ cơ hội, khi mục đắch của quan hệ xã hội đã đạt đƣợc, mối quan hệ tạm thời dễ bị xóa bỏ. Vốn xã hội cũng bởi vì thế mà bị hạn chế trong phạm vi xã hội hẹp, khó có thể mở rộng thêm. Trong tất cả các nhóm khảo sát của đề tài chỉ có 2 nhóm là gia đình, đồng nghiệp đƣợc đánh giá là quan trọng nhất, các nhóm còn lại chỉ chở thành quan trọng khi chủ thể cần phải giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền lợi của nhình nhƣ ý kiến phỏng vấn sâu đã nêu. Đánh giá của đề tài về việc tạo dựng và phát triển vốn của nguồn nhân lực trẻ còn có tắnh chất Ộco cụm Ợ và Ộnhất thờiỢ chỉ tập trung vào một số nhóm ƣu tiên là hoàn toàn có cơ sở.

Tóm lại: Phát triển nguồn vốn xã hộiỘco cụmỢỘnhất thờiỢ sẽ chỉ dừng lại ở mức độ giúp nguồn nhân lực trẻ trong việc, thƣ giãn, hỗ trợ tình cảm, giải quyết các tình huống nhất thời và phần nào đó giúp nguồn nhân lực trẻ trong công việc, khó có thể giúp họ hoàn thiện bản thân và tạo dựng sự nghiệp bến vững. Phát triển nguồn vốn xã hội vƣơn ra bên ngoài mới thực sự giúp nguồn nhân lực trẻ mở rộng mạng lƣới xã hội của cá nhân, phát triển sự nghiệp, gia tăng uy tắn và thúc đẩy

quyền ra quyết định, thay đổi công việc...về phƣơng diện này, nguồn nhân lực trẻ thực hiện còn nhiều hạn chế.

Quan niệm về nhóm tƣơng đồng, thân quen

Việc chọn tham gia nhóm xã hội còn dựa trên những điểm tƣơng đồng của nguồn nhân lực trẻ với các nhóm. Biểu đồ 13 mô tả những điểm chung đó.

Biểu đồ 13 : Những điểm chung của nguồn nhân lực với các hành viên của tổ chức Ờ nhóm đƣợc đành giá là quan trọng nhất

(Nguồn: Tắnh toán lại từ dữ liệu sơ cấp của đề tài cấp nhà nước KX.03/ 11- 15)

Việc tạo dựng và phát triển vốn xã hội của nguồn nhân lực trẻ dựa trên các đặc điểm chung của cá nhân với các thành viên tổ chức mà họ tham gia. Kết quả khảo sát cho thấy, điểm chung nhất của thành viên với nhóm mà họ cho là quan trọng nhất là cùng gia đình chiếm 83,8%, cùng khu vực sinh sống chiếm tỷ lệ 37,5%, cùng lĩnh vực nghề nghiệp chiếm 32,5%, cùng sở thắch mối quan tâm

chiếm tỷ lệ 28,4%. Sở dĩnguồn nhân lực trẻ tìm những yếu tố tƣơng đồng để làm cơ sở tạo dựng các mối quan hệ xã hội bởi các yếu tố tƣơng đồng đƣợc sử dụng nhƣ cái ỘcớỢ tạo sự gần gũi thân tình.Đặc biệt, những điểm tƣơng đồng đôi khi đƣợc coi là tiêu chắ đánh gia độ thân tình của mối quan hệ xã hội. Đối với gia đình đƣợc nguồn nhân lực trẻ cho rằng yếu tố quan trọng nhất vớắ tỷ lệ đặc biệt cao 83,8%, do nhóm gia đình là nhóm gốc có sẵn. Vốn văn hóa của một cá nhân đƣợc hình thành cùng với vốn con ngƣời. Khi cá nhân nhận đƣợc sự quan tâm của gia đình thì vốn văn hóa của cá nhân đƣợc hình thành và củng cố. Nhƣ vậy, đối với những cá nhân sống trong một gia đình có kinh tế khá giả nhƣng không nhận đƣợc sự quan tâm của cha mẹ thì vốn văn hóa của những ngƣời đó cũng không phong phú [86].Các nhóm xã hội tƣơng đồng đã khảo sát khác đều đƣợc ngồn nhân lực trẻ đánh giá là quan trọng thứ thứ nhất, thứ hai với tỷ lệ cao. Dựa vào yếu tố tƣơng đồng để tạo dựng vốn xã hội vừa thể hiện tắnh linh hoạt của nguồn nhân lực trẻ nhƣng nó cũng tạo ra tƣ tƣởng Ộcục bộỢ, Ộthiên vịỢ trong cuộc sống, trong xử lý công việc, nhất là trong phân phối cơ hội cho mọi ngƣời.

ỘĐúng ra đợt tập huấn nâng cao nghiệp vụ này là mình được đi vì phù hợp chuyên môn và tiêu chuẩn mình cũng đủ cả nhưng lại không đến lượt vì đã có người cùng ỘcạỢ trong hội chơi ten nắt với sếp được sếp ưu tiên hơn cho đi mất rồi. Mình thì sếp nói chờ đợt sau nhé, đợt sau thì không biết đến bao giờ Ợ

(PVS Nam 30 tuổi) ỘĐể liên hệ và lấy lòng được đối tác hiện nay lúc đầu mình phải nhờ đến cô bạn quen, cô ấy là bạn thân của vợ ông sếp bên ấy, quà cáp cũng tốn kém mới thiết lập được mối quan hệ thân tình như ngày nay đấy, nhất thân nhì quen mà emỢ

Tóm lại: Khi nguồn nhân lực trẻ coi các yếu tố tƣơng đồng, thân quen là một trong nhƣng tiêu chắ, điều kiện quan trọng để đánh giá độ thân tình của mối quan hệ xã hội thì họ luôn tạo ra xu thế tƣ tƣởng Ộcậy cụcỢ Ộ nhờ vảỢ để thiết lập và xây dựng các mối quan hệ xã hội mới. Nếu chỉ đề cao và chỉ dựa vào yếu tố tƣơng đồng để tạo dựng và phát triển vốn xã hội thì nguồn vốn này đƣợc tắch lũy một cách không bền vững vì nó dựa trên nguyên tắc trao đổi có đi có lại, hoặc tƣ tƣởng xin cho, một khi không còn lợi ắch thì mối quan hệ thƣờng là chấm dứt.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Không phải ai cũng hiểu về vốn xã hội một cách đầy đủ, mặc dù hàng ngày họ vẫn dùng vốn xã hội một cách thƣờng xuyên, chủ động. Đối với đội ngũ nguồn lực trẻ ở Hà Nội cũng vậy, họ không hiểu nhiều lắm về lý luận vốn xã hội nhƣng lại đang tạo dựng, phát triển vốn xã hội một cách chủ động bằng cách tham gia tắch cực vào hoạt động của nhiều loại nhóm, tổ chức xã hội. Việc tạo dựng vốn xã hội cũng rất đa dạng, tùy thuộc vào việc đánh giá mức độ quan trọng của các nhóm xã hội đối với cá nhân. Nhóm gia đình và nhóm đồng nghiệp đƣợc nguồn nhân lực trẻ xác định là hai nhóm quan trọng nhất đối với sự phát triển của cá nhân. Trong quá trình tạo dựng vốn xã hội nguồn nhân lực trẻ chú trọng nhất vẫn là những hoạt động liên quan đến những mối quan hệ có thể mang lại những thuận lợi trong công việc đang đảm nhận. Các mối quan hệ với đồng nghiệp, với ngƣời có tấm ảnh hƣởng tới công việc...Bên cạnh việc duy trì các mối quan hệ trong các nhóm cơ sở nhƣ gia nghiệp, nhóm cùng ý thắch...đựơc tăng cƣờng thƣờng xuyên.

Bên cạnh đó, các cá nhân thƣờng xuyên duy trì các mối quan hệ với các tổ chức tự nguyện hay nhóm tổ chức chắnh trị xã hội thông qua các hoạt động cụ thể nhƣ ăn uống, vui chơi, giải trắ... Trong đó nhóm gia đình, đồng nghiệp, bạn bè là 3 nhóm nguồn nhân lực tham gia tắch cực. Ngoài việc gặp mặt trực tiếp, phƣơng tiện giữ liên lạc với các nhóm xã hội đƣợc sử dụng là điện thoại, các trang mạng xã hội nhƣ các diễn đàn facebook, zalo... và các công cụ nhƣ email, chat, yahoo. Tuy nhiên có sự khác biệt trong việc sử dụng phƣơng tiện này giữa các nhóm với nhau.

Nguồn nhân lực trẻ ở Hà Nội nhận thức khá tốt về tầm quan trọng của vốn xă hội và luôn chú ý tắch lũy, và mở rộng thêm. Còn tồn tại một số yếu tố nhận thức cảm tắnh, tự phát, chƣa tắch cực trong việc định hƣớng , tắch lũy phát triển vốn xã hội. Vẫn còn những quan niệm về việc muốn thăng tiến thì nhất thiết phải chú trọng quan hệ tốt với cấp trên mà coi giỏi chuyên môn hay quan hệ tốt với những ngƣời khác là thứ yếu vẫn còn tồn tại. Từ quan niệm đó dẫn đến hiện tƣợng trây ỳ, lƣời phấn đấu, bè phái, chạy chức, chạy quyền .

Tuy nhiên việc tạo dựng vốn xã hội mới chỉ mang tắnh chất co cụm, nguồn nhân lực trẻ mới chú ý đến việc duy trì quan hệ với nhóm gia đình, đồng nghiệp, bạn bè hoặc những ngƣời quan trọng cùng lĩnh vực họ chƣa chú ý đến nguồn vốn vƣơn ra bên ngoài, họ chƣa chủ động trong việc xây dựng quan hệ cá nhân với những đồng nghiệp ngoài cơ quan mà nhiều khi những mối quan hệ đó đem lại rất nhiều lợi ắch, nhiều thông tin mới mẻ trong công việc hoặc phát triển sự nghiệp hay thay đổi công việc.

2. Khuyến nghị 2.1.Về phắa cá nhân

Bản thân nguồn nhân lực trẻ phải không ngừng học tập nâng cao trình độ, để hoàn thiện bản thân bằng việc tham gia tắch cực vào các lớp học nâng cao trình độ, tin học, ngoại ngữ... Xét ở cấp độ cá nhân, thì VXH và vốn con ngƣời có những mối liên hệ chặt chẽ với nhau bởi vì vốn con ngƣời sẽ tạo ra những năng lực, kỹ năng hành động mới ở con ngƣời. Thông qua quá trình học tập, nâng cao trình độ nguồn nhân lực trẻ sẽ có nhiều hơn cơ hội để làm việc và nhận đƣợc những trải nghiệm cũng nhƣ tắch lũy thêm kinh nghiệm từ quá trình đó, cùng với quá trình bồi dƣỡng về vốn con ngƣời thì VXH theo đó cũng đƣợc tắch lũy và tăng lên theo từng ngày. Việc đạt đƣợc vị trắ cao trong hệ thống học vấn có khả năng hỗ trợ nguồn nhân lực trẻ đạt đƣợc vị trắ cao trong mạng lƣới của cá nhân và họ có thể có đƣợc khả năng tiếp cận và khai thác đƣợc nguồn VXH. Nhƣ vậy, việc đầu tƣ cho vốn con ngƣời, đầu tƣ vào quá trình học tập, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ là một chiến lƣợc tốt để huy động và khai thác đƣợc VXH và ngƣợc lại.

Tắch cực tạo dựng và duy trì tốt các mối quan hệ với đồng nghiệp trong và ngoài lĩnh vực nghề nghiệp, duy trì tốt mối quan hệ với lãnh đạo. Cá nhân nào tham gia nhiều mối quan hệ xã hội và ý thức đƣợc việc nuôi dƣỡng mối quan hệ đó thì cá nhân đó có khả năng tận dụng nguồn VXH tốt hơn những cá nhân không ý thức đƣợc vai trò của các mối quan hệ xã hội. Việc huy động đƣợc vốn xã hội của cá nhân sẽ tùy thuộc vào năng lực của cá nhân và một phần vào mạng lƣới mà các cá nhân là thành viên. Với mối quan hệ tốt, rộng mở, ngƣời lao động trẻ càng có nhiều hơn cơ hội cho bản thân mình trong việc phát triển sự nghiệp cũng nhƣ cơ hội học tập, bồi dƣỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. Đặc biệt luôn chú ý phát triển

nguồn vốn výőn ra bęn ngoŕi để đem lại những cő hội mới, thay đổi chất lýợng vốn xã hội bên trong.

2.2.Về phắa cơ quan, đơn vị

Chuẩn hóa các tiêu chắ về chất lƣợng cán bộ để cân đong đo đếm, đánh giá quá trình phấn đấu,làm việc của cán bộ và công bố một cách công khai minh bạch. Xóa bỏ cơ chế xin, cho, tạo cơ hội cho mọi thành viên của đơn vị phấn đấu một cách công bằng bình đằng để phát huy hết sở trƣờng, năng lực của mỗi các nhân đóng góp công sức cho sự nghiệp chung. Thƣờng xuyên tổ chức các lớp bồi dƣỡng nâng cao trình độ, tập huấn cho nguồn nhân lực trẻ. Việc cử ngƣời đi tham dự các lớp học tập huấn cần ƣu tiên cho cán bộ trẻ, cần dựa trên thành tắch công tác, trình độ, năng lực tránh tình trạng cảm tắnh, thiên vị cử đi học, bồi dƣỡng dựa trên sự quen biết, sự ƣu ái. Không nên ngại lớp trẻ chƣa có kinh nghiệm mà không mạnh dạn giao việc. Bản thân nhà quản lý cũng nên có những lời động viên, khắch lệ kịp thời để nguồn nhân lực trẻ phấn chấn trong công việc.

Thƣờng xuyên tổ chức các hoạt động, sinh hoạt tập thể, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, dã ngoại... nhằm tạo điều kiện cho nguồn nhân lực trẻ giao lƣu, kết nối, thêm hiểu nhau, gắn bó, thông cảm và chia sẻ những thuận lợi khó khăn trong cuộc sống, công việc...

Xây dựng cơ chế thƣởng phạt công bằng, minh bạch tạo động lực cho các cá nhân phấn đấu không ngừng.

Công khai những thông tin về các khóa tập huấn, học nâng cao trình độ cho nguồn nhân lực. Cung cấp những hỗ trợ cần thiết giúp nguồn nhân lực tiếp cận đƣợc với cơ hội việc làm, cơ hội đƣợc đào tạo và nâng cao trình độ và thăng tiến trong công việc.Tránh tình trạng bƣng bắt thông tin, chỉ một số bộ phận đƣợc biết các thông tin về tuyển dụng, tập huấn.

Vốn xã hội đƣợc tạo dựng và phát triển lành mạnh thì góp phần năng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trẻ. Trong một số trƣờng hợp vốn xã hội có thể mang lại những hậu quả tiêu cực cản trở sự phát triển của nguồn nhân lực trẻ, tạo ra sự bất bình đẳng trong quá trình tuyển dụng, bố trắ, đào tạo, phát triển sự nghiệp. Đây là những xu hƣớng xấu trong quan hệ xã hội cần phải loại bỏ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Quang A (2006), Vốn và vốn xã hội, Tạp chắ Tia sáng, Số 14, ngày 20/7/2006

2. Nguyễn Tuấn Anh(2011), Vốn xã hội và sự cần thiết nghiên cứu vốn xã hội ở nông thôn Việt Nam hiện nay, Hội thảo quốc tế: ỘĐóng góp của khoa học Xã hội và Nhân văn trong phát triển kinh tế - xã hộiỢ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

3. Nguyễn Tuấn Anh(2012), Quan hệ họ hàng Ờ một nguồn xã hội trong phát triển kinh tế hộ gia đình nông thôn, Nghiên cứu Con ngƣời, số 1(58), tr ,48 Ờ 6

4. Bộ lao động Ờ Thƣơng binh Ờ Xã hội (2001 - 2003), số liệu thống kê Lao động Ờ Việc làm 1996 -2000, và 2002, NXB thống kê và NXB Lao động xã hội, Hà Nội. 5. Báo cáo của UBND xã phƣờng phƣờng Thanh Xuân Bắc quận Thanh Xuân 6 tháng đầu năm 2013.

6. Báo cáo của UBND xã phƣờng Thành Công quận Ba Đình 6 tháng đầu năm 2013.

7. Trịnh Hòa Bình (2007), Vốn xã hội Ờ Một động lực để phát triển, Tạp chắ Hoạt động Khoa học, tháng 4 (575),tr. 14 Ờ 15.

8.Cục thống kê Hà Nội (2010), Niên giám thống kê Hà Nội 2010, NXB Thống kê. 9. Bùi Thế Cƣờng và cộng sự 2010, Từ điển Xã hội học Oxford, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội (nguyên tác từ Gorden Marshall, Oxford Dicionary of Sociology, 1998)

10. Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (2008), Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực, Trường đại học kinh tế quốc dân, NXB đại học kinh tế quốc dân.

11. Trần Hữu Dũng (2006), Vốn xã hội và kinh tế, Tạp chắ Thời Đại số 8, tr 82 Ờ 102. 12. Phạm Văn Đức (2012), Vai trò của nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay.

13. Phạm Minh Hạc(2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào CNH Ờ HĐH, Nhà xuất bản chắnh trị Quốc gia, Hà nội, tr 268 Ờ 271.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tạo dựng và phát triển vốn xã hội của nguồn nhân lực trẻ thành phố Hà Nội hiện nay ( Nghiên cứu tại phường Thanh Xuân Bắc, Quận Thanh Xuân và phường Thành Công, (Trang 82 - 122)