Ngƣời đến thăm nhà riêng trong năm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tạo dựng và phát triển vốn xã hội của nguồn nhân lực trẻ thành phố Hà Nội hiện nay ( Nghiên cứu tại phường Thanh Xuân Bắc, Quận Thanh Xuân và phường Thành Công, (Trang 74 - 76)

Ngƣời đến nhà riêng nhiều nhất Số lƣợng Tỷ lệ %

Họ hàng 302 75,5 Bạn bè 228 57,0 Đồng nghiệp 143 35,8 Những ngƣời quan trọng làm cùng lĩnh vực công việc 39 9,8 Hàng xóm 77 19,3 Khác 10 2,5

(Nguồn: Tắnh toán lại từ dữ liệu sơ cấp của đề tài cấp nhà nước KX.03.09/ 11- 15)

Số liệu bảng 13 cho thấy tỉ lệ ngƣời đến thăm nhà riêng của nguồn nhân lực trẻ nhiều nhất vẫn là họ hàng gồm 302 ý kiến chiếm tỉ lệ 75,5%, tiếp đến là bạn bè 228 chiếm 57%; và nhóm đồng nghiệp 143 ý kiến chiếm 35,8%. Số lƣợng hàng xóm đến thăm nguồn nhân lực trẻ chiếm tỉ lệ thấp hơn có 77 ý kiến chiếm tỉ lệ 19,3%. Nếu ngày trƣớc hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau, hoặc bán anh em xa mua láng giềng gần thì ngày nay kết quả điều tra phản ánh rõ đặc điểm của lối sống đô thị, ngƣời ta ắt giành thời gian và ắt quan tâm tới nhau hơn. Có chăng là sự gắn kết của họ hàng, đồng nghiệp hoặc bạn bè. Sự thăm hỏi đến chơi nhà là một việc làm bình thƣờng nhƣng thể hiện sự quý mến, gắn bó và tin tƣởng, làm mọi ngƣời thêm gần gũi, hiểu nhau hơn. Đáng chú ý là tỉ lệ những ngƣời quan trọng làm cùng lĩnh vực đến thăm nhà riêng của nguồn nhân lực trẻ chiếm tỉ lệ không cao 9,8% gần nhóm thấp nhất. Con số này cũng nói lên một điều vốn xã hội vƣơn ra bên ngoài của nguồn nhân lực trẻ cũng chƣa cao chỉ giới hạn trong phạm vi gia đình, họ hàng, bạn bè và đồng nghiệp.

Kết quả phỏng vấn sâu phản ánh thực trạng mở rộng vốn xã hội của nguồn nhân lực trẻ: ỘNgoài những buổi gặp gỡ khi giao lưu, liên hoan, mình cũng thường

xuyên đến thăm nhà những người quan trọng trong công việc của mình, những đồng nghiệp thân thiết. Có như thế mới củng cố thêm được quan hệ, có nhờ vả gì, hoặc cần người ta giúp gì theo mình phải gặp gỡ tại nhà riêng, cơ quan không phải là nơi thuận tiện để trao đổi. Gặp gỡ trực tiếp là một lợi thế lớnỢ

(PVS nữ 31 tuổi) ỘTôi thường đến thăm đối tác, hoặc những người quan trọng vào những dịp lễ tết, ngày nghỉ, hay đơn giản sau một chuyến đi công tác có chút quà nho nhỏ, hay những lúc cá nhân có chuyện vui, buồn... Tôi thấy việc qua lại thăm hỏi nhau như vậy tạo nên sự tin tưởng, gắn bó, thông qua các buổi gặp gỡ đó mình cần tạo được ấn tượng tốt trong mắt đối tác, chỉ có gặp gỡ thường xuyên như vậy chúng ta mới có thời gian chia sẻ, tâm sự, hiểu nhau hơnỢ

(PVS, nam 30 tuổi )

Tóm lại: Nguồn vốn xã hộiluôn đƣợc nguồn nhân lực trẻ không ngừng tăng cƣờng, củng cố và mở rộng, việc tăng cƣờng mở rộng các mối quan hệ đang làm nguồn vốn xã hội của họ ngày càng nhiều lên.

3.2.3. Tăng cường tạo dựng và phát triển vốn xã hội bằng con đường gián tiếp phát triển vốn văn hóa

Nguồn nhân lực trẻ phát triển vốn xã hội không chỉ bằng con đƣờng trực tiếp chủ động củng cố, mở rộng các mối quan hệ hiện tại mà họ còn tận dụng cơ hội tắch lũy, phát triển các loại vốn khác làm cơ sở chuyển hóa thành vốn xã hội lớn hơn trong tƣơng lai. Vừa công tác vừa đi học thêm là một việc không đơn giảm nhất là đối với những ngƣời trẻ tuổi mới đi làm, mới kết hôn, có con nhỏ và thu nhập không cao. Tuy nhiên họ vẫn chủ động tham gia nhiều hình thức học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng mềm, tin học, ngoại ngữ... làm cơ sở cho việc chuyển hóa thành vốn xã hội sau này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tạo dựng và phát triển vốn xã hội của nguồn nhân lực trẻ thành phố Hà Nội hiện nay ( Nghiên cứu tại phường Thanh Xuân Bắc, Quận Thanh Xuân và phường Thành Công, (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)