Tạo dựng và phát triển vốn xã hội bằng việc tham gia các nhóm tự

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tạo dựng và phát triển vốn xã hội của nguồn nhân lực trẻ thành phố Hà Nội hiện nay ( Nghiên cứu tại phường Thanh Xuân Bắc, Quận Thanh Xuân và phường Thành Công, (Trang 46 - 53)

1.3 .Tổng quan về địa bàn Hà Nội

3.1. Phƣơng thức tạo dựng và phát triển vốn xã hội của nguồn nhân lực trẻ

3.1.1. Tạo dựng và phát triển vốn xã hội bằng việc tham gia các nhóm tự

tự nguyện

Kết quả khảo sát cho thấy nguồn nhân lực trẻ tham gia tắch cực vào nhiều nhóm xã hội. Truớc tiên là những nhóm xã hội có sẵn, ngay từ khi sinh ra cá nhân đã là thành viên nhƣ nhóm đình, dòng họ. Cùng với quá trình sinh sống, học tập và công tác, nguồn nhân lực trẻ thiết lập, mở rộng mối quan hệ bằng cách tham gia vào nhiều nhóm xã hội tự nguyện nhằm tạo dựng vốn xã hội phục vụ công việc, và cơ hội thăng tiến. Biểu đồ 5 cho thấy mức độ tham gia tắch cực vào các nhóm xã hội tự nguyện nhằm tạo dựng vốn xã hội của nguồn nhân lực trẻ.

Biểu đồ 5 : Mức độ tham gia vào các nhóm tự nguyện của nguồn nhân lực trẻ

(Nguồn: Tắnh toán lại từ dữ liệu sơ cấp của đề tài cấp nhà nước KX.03/ 11- 15) Phân tắch số liệu biểu đồ 5 cho thấy, đối với nguồn vốn xã hội có sẵn từ khi sinh ra nhƣ họ hàng, số lƣợng ngƣời trả lời tham gia tắch cực chiếm tỷ lệ rất cao:

70,0%, cùng với mối quan hê gia đình thì quan hệ họ hàng cũng là nguồn vốn có sẵn và có trƣớc các nguồn vốn khác, cá nhân không mất nhiều công sức để thiết lập xây dựng. Mặt khác, nguồn vốn này phản ánh mối quan hệ chia sẻ quyền lợi bền vững hơn các nguồn khác bởi các cá nhân có quan hệ huyết thống do đó nguồn này luôn đƣợc chú trọng duy trì, tạo dựng nhƣ một lẽ tự nhiên. Tỷ lệ nguồn nhân lực trẻ tham gia tắch cực vào nhóm đồng nghiệp cũng khá cao 68,5%. Đây là nguồn vốn xã hội do cá nhân tự tạo dựng khi hội nhập vào nhóm làm việc công tác, là nguồn vốn trực tiếp, sử dụng hàng ngày vừa là công cụ làm việc cũng là cầu nối chuyển hóa các nguồn vốn khác. Việc tham gia tắch cực vào nhóm đồng nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho nguồn nhân lực trong việc trao đổi về công việc, trao đổi về chuyên môn, phát triển vốn kiến thức, do đó nó cũng đƣợc chú ý duy trì, tạo dựng.

ỘTôi chú trọng tham gia nhiều nhất vẫn là nhóm gia đình, vừa thoải mái, lại thân tình. Kể cả những lúc tôi gặp khó khăn trong công việc, hoặc có những việc cần chia sẻ, hỏi ý kiến tôi cũng đề cao vai trò của gia đình. Gia đình là chỗ dựa vững chắc đối với tôi không những trong công việc mà còn hỗ trợ tình cảm, hỗ trợ tôi trong những tình huống khẩn cấp. Ngoài nhóm gia đình tôi chú trọng tới nhóm đồng nghiệp và cũng tham gia nhóm này một cách tắch cực. Nhóm đồng nghiệp hỗ trợ trực tiếp trong công việc và cuộc sống nó có ý nghĩa và thực tế hơn nhóm khác như nhóm phụ nữ, đoàn thanh niên, hội này, hội khác Ợ

(PVS, nữ 26 tuổi )

Tỷ lệ nguồn nhân lực trẻ tham gia vào nhóm bạn học cũ chiếm tỷ lệ cao nhất 73,8 %. Nhóm bạn học cũ còn gọi là nhóm đồng môn, cũng gần nhƣ đồng tuổi (đồng niên), là nhóm bình đẳng của những ngƣời đã từng có vị thế xã hội đạt đƣợc nhƣ nhau. Mối quan hệ giữa họ luôn đƣợc đặt ở vị trắ xuất phát điểm từ khi còn cùng học. Cho dù hiện nay địa vị, vị thế xã hội của họ có khác nhau nhƣng mối quan hệ này vẫn dễ chia sẻ và luôn tạo ra độ thân tình cao. Do đó loại quan hệ xã hội này luôn đƣợc chú ý duy trì, tạo dựng hơn cả. Tỷ lệ nguồn nhân lực trẻ tham gia vào nhóm đồng hƣơng, nhóm cùng sở thắch cũng rất đáng kể, cùng đạt 21%. Theo nhà xã hội học ngƣời Đức, G.Simmel thì khi tham gia đời sống đô thị, cá nhân tham gia vào đời sống ẩn danh theo chức năng và họ phải xa dần nhóm gốc là gia đình,

dòng họ. Nhóm gốc là gia đình, dòng họ có tắnh chất huyết thống, thân tình là chỗ dựa khá vững chắc vốn có của mỗi cá nhân. Khi xa dần chỗ dựa vững chắc, cá nhân có xu hƣớng tìm lại các quan hệ thân tình bằng cách tham gia vào các nhóm gần giống nhóm gốc, đó là nhóm đồng hƣơng, nhóm cùng họ, cùng sở thắch...để bù cho các mối quan hệ nhóm gốc mà họ đang thiếu. Kết quả phỏng vấn sâu cũng phản ánh nguyên lý đó trong hành vi tham gia vào các nhóm xã hội của nguồn nhân lực trẻ Hà Nội hiện nay.

Ộ Hiện tôi tham gia vào khá nhiều các hội nhóm như hội đồng ngũ, hội đồng hương, nhóm đồng nghiệp, các tổ chức tình nguyện, bản thân tôi cũng từng tổ chức một nhóm tình nguyện với mục đắch giúp đỡ những người khó khăn. Với sở thắch đi phượt chúng tôi cũng có một nhóm phượt khá đông khoảng hơn 200 thành viên trong nhómỢ

(PVS, nam 32 tuổi)

Mặc dù nguồn nhân lực trẻ có trình độ học vấn khá cao nhƣng không phải ai cũng có công việc phù hợp với chuyên ngành đào tạo, có nhiều ngƣời làm công việc trái nghề. Trong quá trình làm việc bản thân nguồn nhân lực trẻ gặp không ắt khó khăn có 26,6% cho rằng trình độ ngoại ngữ của họ không thông thạo lắm, gặp khó khăn cản trở trong công việc, có 6,3% số ngƣời trả lời cho rằng trình độ tin học của học không thông thạo lắm, gặp khó khăn, trở ngại trong công việc. Việc tham gia vào các nhóm xã hội có vai trò khá quan trọng đối với nguồn nhân lực trẻ, gắn với nhu cầu giao tiếp, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ những thuận lợi khó khăn trong công việc. Thông qua quá trình tƣơng tác, gặp gỡ, trao đổi nguồn nhân lực trẻ tắch lũy thêm đƣợc kinh nghiệm, tạo dựng thêm vốn xã hội nhất định, giúp ắch cho công việc hằng ngày. Kết quả khảo sát cho thấy có 82% số ngƣời trả lời cho rằng gia đình giúp họ hoàn thiện bản thân chiếm tỷ lệ 62,3% số ngƣời trả lời cho rằng đồng nghiệp hỗ trợ họ phát triển công việc, sự nghiệp. Ngoài ra việc tham gia vào các nhóm xã hội còn giúp nguồn nhân lực trẻ trong các tình huống khẩn cấp, thƣ giãn, hỗ trợ tình cảm, gia tăng uy tắn, thúc đẩy quyển ra quyết định...

Về khác biệt giới tắnh, luôn tồn tại một tỷ lệ chênh lệch giữ nam giới và nữ giới trong việc tham gia vào các nhóm xã hội.

Bảng 4: Mức độ tham gia tắch cực vào các nhóm xã hội theo giới tắnh Giới Giới tắnh Họ hàng Hội đồng hƣơng Nhóm đồng nghiệp Nhóm bạn học Nhóm cùng sở thắch Nhóm tắn dụng Nam Số lƣợng 148 49 148 154 54 5 Tỷ lệ(%) 71,5 23,7 71,5 74,4 26,1 2,4 Nữ Số lƣợng 132 35 126 141 30 4 Tỷ lệ 68,4 18,1 65,3 73,1 15,5 2,1

(Nguồn: Tắnh toán lại từ dữ liệu sơ cấp của đề tài cấp nhà nước KX.03.09/ 11- 15)

Phân tắch số liệu bảng 4 cho thấy tỷ lệ nam giới tham gia các nhóm xã hội tự nguyện luôn cao hơn nữ giới ở tất cả các nhóm khảo sát. Ở nhóm họ hàng, tỷ lệ nam giới tham gia tắch cực vào nhóm họ hàng chiếm tỷ lệ 71,5% so với tỷ lệ nữ giới tham 68,4%; Tham gia hội đồng hƣơng tỷ lệ nam giới tham gia là 23,7% so với tỷ lệ nữ giới 18,1%, tỷ lệ nam giới tham gia vào nhóm đồng nghiệp 71,5% trong khi đó tỷ lệ nữ tham gia là 65,3%. Có sự chênh lệch toàn diện đó trƣớc hết xuất phát từ quan niệm Ộnam ngoạiỢ, nữ ỘnộiỢ, nghĩa là sự kỳ vọng và tâm lý xã hội luôn trông đợi ở nam giới trong công việc đối ngoại, nữ giới trong công việc đối nội. Việc tham gia vào các nhóm xă hội cũng là việc Ộbên ngoàiỢ dẫn đến tâm lý e ngại tham gia rơi vào phụ nữ nhiều hơn. Khả năng tham gia vào các nhóm xã hội của mỗi giới không những phụ thuộc vào tƣ cách của mỗi cá nhân khi tham gia nhóm mà còn phụ thuộc vào lợi ắch họ tìm kiếm và các điều kiện về thời gian, công sức, tiền bạcẦ họ có thể đáp ứng khi tham gia nhóm. Đối với nhóm họ hàng, mặc dù tỷ lệ nam và nữ tham gia chênh nhau không nhiều, tỷ lệ nam lớn hơn nữ 3%. Nhƣng xét về tƣ cách tham gia nhóm này, nam giới tham gia với tƣ cách không chỉ là một thành viên cụ thể mà thƣờng đại diện cho gia đình, góp tiếng nói, hoặc nguồn lực cho nhóm cho nên sự kỳ vọng tham gia lớn hơn. Đối với nữ giới có tƣ cách hạn chế hơn, thƣờng chỉ tham gia tƣ cách là một thành viên đơn lẻ.

với tư cách tham gia phục vụ tổ chức cỗ bàn thôi còn không phát biểu hay góp ý kiến gì cả. Ông nói, là con gái thì phát biểu gì cũng ắt có trọng lượngỢ

(PVS Nam 34 tuổi)

Đối với các nhóm nhƣ đồng hƣơng, đồng nghiệp, bạn bè cũ, hay nhóm cùng sở thắch thì tƣ cách, lợi ắch tìm kiếm khi tham gia các nhóm này nhƣ nhau. Họ là những ngƣời bình đẳng, tham gia nhóm nhằm chia sẻ hiểu biết, kinh nghiệm sống, và sự cảm thông hay cùng vui chơi giải chắẦSự khác biệt của hai giới khi tham gia phụ thuộc vào điều kiện riêng của mỗi giới, đặc biệt về thời gian, sức lực. Các hoạt động của những nhóm này không thƣờng xuyên nhƣng mỗi lần tổ chức các hoạt động tập thể nhƣ, dã ngoại, tình nguyện, hội họpẦthƣờng mất nhiều thời gian, công sức. Điều này đối với nữ giới trẻ thƣờng rất khó khăn vì phải vƣớng bận gia đình, con cái. Và sự cảm thông của ngƣời chồng đối với những ngƣời đã xây dựng gia đình.

Việc tham gia vào nhóm xã hội tự nguyện còn tùy thuộc vào độ tuổi của nguồn nhân lực trẻ. Mỗi lứa tuổi, tùy vào đặc điểm tâm sinh lý mà lựa chọn cho mình những nhóm phù hợp.

Bảng 5 : Tƣơng quan tuổi trong tham gia các nhóm xã hội tự nguyện

Nhóm 19 -24 25 Ờ 29 30 -34 SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ Cùng sở thắch 6 13,6 33 23,9 45 20,6 Họ hàng 33 75,0 92 66,7 155 71,1 Đồng hƣơng 12 27,3 25 18,1 47 21,6 Đồng nghiệp 29 65,9 91 65,9 154 70,6 Bạn cũ 33 75,0 104 75,4 158 72,5

(Nguồn: Tắnh toán lại từ dữ liệu sơ cấp của đề tài cấp nhà nước KX.03/ 11- 15) Số liệu bảng 5 cho thấy, có sự khác biệt trong việc tham gia vào nhóm tự nguyện theo lứa tuổi, ở nhóm tuổi từ 19 Ờ 24 nguồn nhân lực trẻ tham gia nhiều nhất là nhóm họ hàng, nhóm bạn học cũ chiếm tỷ lệ 75%, nhóm đồng nghiệp chiếm tỷ lệ 65,9%. Sở dĩ ở lứa tuổi này phần lớn vừa ra trƣờng hoặc mới đi làm việc tạo

nhóm bạn học cũ và họ hàng. Ở nhóm tuổi 30 Ờ 34 nguồn nhân lực trẻ tham gia các nhóm cao hơn nhóm 19 Ờ 24 tuổi và nhóm 25 Ờ 29 tuổi.

Để duy trì và mở rộng vốn xã hội nguồn nhân lực trẻ đã sử dụng rất nhiều hình thức, phƣơng tiện để giữu liên lạc, kết lối với các nhóm xã hội khác. Kết quả khảo sát cho thấy hình thức và phƣơng tiện liên lạc đƣợc nguồn nhân lực trẻ đƣợc sử dụng nhiều nhất là dùng điện thoại, gặp trực tiếp, hoặc dùng các trang mạng xã hội nhƣ facobook, zaloẦ các phƣơng tiện nhƣ gmail/chat/yaooho/skypeẦ nguồn nhân lực trẻ sử dụng ắt hơn để liên lạc với các nhóm. Tuy nhiên có sự khác nhau trong việc sử dụng các phƣơng tiện liên lạc giữa các nhóm.

Biểu đồ 6: Phƣơng tiện giữ liên lạc phân theo các nhóm xã hội tự nguyện

Số liệu biểu đồ 6 cho thấy, đối với nhóm gia đình, nguồn nhân lực trẻ thƣờng gặp trực tiếp để tạo nên vốn xã hội. Có 357 ngƣời trả lời giữ liên lạc với gia đình theo cách này chiếm 89,3%. Cách thứ hai đƣợc cách thành viên trong gia đình sử dụng là dùng điện thoại để liên lạc có 293 ngƣời dùng điện thoại chiếm 73,3%. Số ngƣời trả lời không liên hệ hoặc dùng các phƣơng tiện khác để liên lạc với các

nhóm chiếm tỉ lệ nhỏ giao động trong khoảng từ 0,5% - 2,5%.Khác với nhóm gia đình, đối với nhóm họ tộc phƣơng tiện đƣợc nguồn nhân lực trẻ sử dụng nhiều nhất là dùng điện thoại để liên lạc với các nhóm khác. Sở dĩ nhóm gia đình có thể gặp trực tiếp vì có thể cùng gia đình, cùng khu vực sinh sống. Nhóm họ tộc có thể trải dài từ bắc vào nam, thuộc nhiều tỉnh thành, nhiều khu vực cƣ trú, khoảng cách xa hơn gặp trực tiếp không phải lúc nào cũng thực hiện đƣợc. Số ngƣời trong nhóm họ tộc sử dụng điện thoại để liên lạc với các nhóm gồm 291 ngƣời chiếm tỉ lệ 72,9%, gặp trực tiếp 190 ngƣời chiếm 47,5%. Còn lại các hình thức khác nhƣ email, mạng xã hội sử dụng ắt hơn rất nhiều, không liên hệ chiếm tỉ lệ cao hơn nhóm các thành viên trong gia đình 11,5% so với 2,5%.Đối với nhóm đồng nghiệp, tỷ lệ ngƣời trả lời sử dụng điện thoại và gặp trực tiếp không có sự chênh lệch nhiều 73,0% so với 66,3%. Bên cạnh đó nguồn nhân lực trẻ cũng sử dụng các phƣơng tiện khác tƣơng đối nhiều để liên lạc với nhóm nhƣ email, mạng xã hội. So với nhóm gia đình và nhóm họ hàng, nhóm đồng nghiệp sử dụng thƣ điện tử, facebookẦ nhiều hơn.

Với nhóm bạn học cũ nguồn nhân lực trẻ sử dụng điện thoại làm phƣơng tiện chủ yếu để giữ liên lạc với các nhóm có 299 ngƣời sử dụng điện thoại để liên lạc chiếm 74,8%. Nhóm này cũng sử dụng các phƣơng tiện khác tƣơng đối cao nhƣ dùng email là 46,5%, mạng xã hội để liên lạc với các nhóm là 49,3% Đối với hội đồng hƣơng và nhóm câu lạc bộ cùng sở thắch, nhóm tắn dụng , tỷ lệ nói chung là thấp và tƣơng đối đồng đều, không có sự khác biệt nhiều trong việc sử các phƣơng tiện để liên lạc với các nhóm.

ỘĐối với nhóm bạn học cũ đang sống và làm việc tại đây mình vẫn thắch gặp trực tiếp để trao đổi, chia sẻ, trò chuyện. Đôi khi mình cũng chuyện trò qua face. Nói chung mình vẫn thắch gặp trực tiếp, có thể quan sát được cử chỉ, điệu bộ, hay buồn, vui của bạn. Nhiều khi trên face không phải chuyện gì cũng nói được. Nhóm bạn bè cùng nhau chia sẻ các thông tin hữu ắch về nuôi dạy con cái, giữ gìn hạnh phúc gia đình... Đôi khi, bạn bè còn chia sẻ, giúp đỡ nhau trong giải quyết công việc tại cơ quan được giao thông qua các mối quan hệ khác nhau.Ợ

ỘĐối với gia đình mình thường gặp mặt trực tiếp, xem xét bố mẹ mình đau,ốm ra sao. Anh, em có vấn đề gì không. Nhiều khi ở xa dù đang ốm đấy nhung để con cái yên tâm ông, bà cứ nói là không sao cả. Nhóm đồng nghiệp thời gian tại cơ quan cũng nhiều, thỉnh thoảng có những công việc đột xuất thì mới trao đổi qua điện thoại, mail, face...Ợ

Tóm lại : Những phân tắch trên đây cho thấy, đội ngũ nguồn nhân lực trẻ ở

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tạo dựng và phát triển vốn xã hội của nguồn nhân lực trẻ thành phố Hà Nội hiện nay ( Nghiên cứu tại phường Thanh Xuân Bắc, Quận Thanh Xuân và phường Thành Công, (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)