Xuất giải pháp phát triển dulịch tỉnh QuảngNam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về phát triển du lịch tỉnh quảng nam (Trang 94 - 99)

CHƢƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ–KẾT LUẬN

3.2. xuất giải pháp phát triển dulịch tỉnh QuảngNam

Trên cơ sở sự kết hợp chiến lƣợc đƣợc trình bày trong ma trận SWOT, quan điểm, mục tiêu, định hƣớng phát triển du lịch của tỉnh, kết quả nghiên cứu thông qua các số liệu thống kê và điều tra. Đề tài đƣa ra các giải pháp sau:

3.2.1. Nhóm giải pháp về quy hoạch

Đối với một tỉnh có nhiều giá trị tài ngun về sinh thái, văn hố, lịch sử, … thì bản quy hoạch càng cần phải chi tiết, cụ thể để phù hợp với từng địa điểm riêng trong từng địa phƣơng, sao cho phát triển du lịch nhƣng phải tuân thủ các nguyên tắc của phát triển bền vững nhằm tạo ra mối quan hệ cộng sinh giữa hoạt động du lịch với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá, lịch sử và tự nhiên.

Quy hoạch tổ chức kinh doanh lãnh thổ, xây dựng các tuyến du lịch thế mạnh nơi có tài nguyên nổi trội và vị trí thuận lợi, tuy nhiên tránh trùng lặp để các điểm có thể liên kết hỗ trợ lẫn nhau tránh sự cạnh tranh ngay trong tỉnh. Không gian đƣợc tổ chức thành nhiều khu gồm khu trung tâm hành chính và các cùng phụ cận để tránh gây nhàm chán cho khách cụ thể :

- Khu ƣu tiên phát triển các di sản văn hóa – lịch sử gồm: Khu phố cổ Hội An và các vùng phụ cận. Phát triển thế mạnh di sản văn hóa, tham quan cơng viên văn hóa, mua sắm hàng thủ công mỹ nghệ may mặc, du thuyền trên sông, tham quan làng nghề, du lịch hội nghị, du lịch biển, … Hội An kết hợp với vùng phụ cận nhƣ vùng Cẩm Nam – Cẩm Kim – Trà Nhiêu phát triển du lịch tham quan làng quê, làng nghề ven sông.

- Khu di sản thế giới Mỹ Sơn và vùng phụ cận khai thác thế mạnh du lịch văn hóa, tham quan nghiên cứu văn hóa Champa, di tích lịch sử cách mạng. Kết hợp với Trà Kiệu, hồ Bàn Thạch, làng Đại Bình, Khe Lim… phát triển du lịch sinh thái.

- Khu du lịch sinh thái Cù Lao Chàm với đặc điểm khí hậu miền nhiệt đới, cảnh quan trên biển và dƣới nƣớc thích hợp với nghỉ dƣỡng biển và du lịch nghiên cứu.

- Ven biển Điện Ngọc và ven sơng Cổ Cị: Thu hút các nhà đầu tƣ phát triển dịch vụ vui chơi giải trí nhƣ sân golf, các resort các khách sạn từ 4 sao trở lên.

- Khu vực phát triển du lịch sinh thái: Gồm khu vực Đông Giang, Tây Giang, Trà My các loại hình dịch vụ phát triển tham quan rừng nguyên sinh, tham quan làng văn hóa các dân tộc thiểu số, du lịch cộng đồng…

Các cấp chính quyền giám sát việc thực hiện quy hoạch, phối hợp ngành Du lịch với ngành chức năng, chính quyền địa phƣơng để xây dựng lộ trình và những quy định cụ thể trong việc bảo vệ, tơn tạo tài ngun. Lộ trình phải có nội dung cụ thể nhƣ xác định mục đích tơn tạo hay bảo vệ, phạm vi đối tƣợng, nội dung, chủ đầu tƣ, nguồn vốn, chủ đầu tƣ, các bên tham gia. Đối với mỗi dự án, mỗi tổ chức, địa điểm thì quy trình có sự linh hoạt để phù hợp với từng đối tƣợng mục tiêu.

Trong công tác quy hoạch cần chú ý đến sức chứa của điểm đến. Mỗi điểm du lịch cầm đƣa ra các quy định, biện pháp nhằm hạn chế mức thấp nhất hiện tƣợng quá tải nhằm hạn chế thấp nhất hiện tƣợng quá tải gây ảnh hƣởng xấu đến tài nguyên, môi trƣờng, sự trải nghiệm của khách .

3.2.2. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch

Tiến hành điều tra đánh giá về hiện trạng sản phẩm du lịch tỉnh Quảng Nam, những tiềm năng tạo sản phẩm chƣa khai thác từ đó xây dựng sản phẩm đặc thù với từng địa phƣơng trong tỉnh.

Tiến hành quy hoạch các điểm trình diễn nghệ thuật dân tộc, phân loại hệ thống hóa, tổ chức các lễ hội truyền thống, quy hoạch đầu tƣ cho các làng nghề truyền thống, đặc biệt phải có chính sách xúc tiến quảng bá với từng loại sản phẩm. Mặt khác, chú ý đến quyền lợi của các bên tham gia và lƣu ý đến quyền lợi của ngƣời dân địa phƣơng.

Tăng sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch cần chú trọng đến các loại hình du lịch nghỉ dƣỡng, tham quan thắng cảnh thiên nhiên đẹp, các loại hình du lịchvăn hóa lịch sử, làng nghề truyền thống, làng quê. Các sản phẩm này không những đáp ứng đƣợc xu hƣớng du lịch trong thời đại mới mà cịn là sản phẩm mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phƣơng. Tuy nhiên cần phát triển thêm các dịch vui vui chơi giải trí để nâng cao giá trị của sản phẩm du lịch tránh gây nhàm chán cho khách du lịch.

3.2.3. Đầu tư phát triển du lịch

Để đạt hiệu quả kinh tế cao, hoạt động kinh doanh du lịch cần phải có sự đầu tƣ có kế hoạch và bền vững. Một số lĩnh vực cần xem xét ƣu tiên đầu tƣ tại tỉnh Quảng Nam gồm:

Đầu tƣ CSHT tại những điểm đến phía tây tỉnh nơi hạ tầng chƣa phát triển nhằm tạo tính liên kết giữa các trung tâm du lịch. Ƣu tiên đầu tƣ các cơng trình cấp điện, cấp nƣớc, viễn thông, giao thông đƣờng bộ. Đầu tƣ nâng cấp các cơ sở y tế, tạo cơ chế thu hút đầu tƣ hoặc phối kết hợp các nguồn vốn nội tỉnh nhằm cung cấp dịch vụ y tế chất lƣợng cao cho du khách quốc tế.

Đầu tƣ hệ thống cơ sở lƣu trú đạt chuẩn và các dịch vụ công cộng, phân vùng đầu tƣ hợp lý điển hình nhƣ : Ở các trung tâm du lịch đầu tƣ đa dạng các loại hình lƣu trú ƣu tiên các loại hình cao cấp. Tại các vùng phát triển du lịch sinh thái, văn hóa nên phát triển các loại hình lƣu trú cộng đồng nhƣ homestay, làng du lịch…. Tuy nhiên để hấp dẫn khách và kéo dài thời gian lƣu trú của khách, tăng mức chi tiêu của khách thì cần phát triển các cơng trình vui chơi giải trí đặc biệt là các dịch vụ vui chơi giải trí về đêm.

Nguồn vốn đầu tƣ cùng nên dành một phần cho việc tôn tạo tài nguyên, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới. Du lịch là ngành dựa vào các nguồn tài nguyên để xác định sản phẩm du lịch đặc trƣng, thị trƣờng tiêu thụ. Vì vậy để phát triển bền vững cần có chính sách đầu tƣ phát triển các điểm, tuyến, tơn tạo các di tích văn hóa và bảo tồn các danh lam thắng cảnh. Quảng Nam cũng cần phát triển thêm các sản phẩm du lịch độc đáo mà trọng điểm trong số đó là hình thành các khu điểm du lịch chuyên đề và tổng hợp.

3.2.4. Về nguồn nhân lực

Xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, phối hợp với các trƣờng đại học, cao đẳng, trƣờng nghiệp vụ du lịch để bồi dƣỡng bổ sung kiến thức, đào tạo mới và đào tạo lại nguồn nhân lực du lịch phù hợp với nhu cầu phát triển. Khuyến khích các trƣờng mở mã ngành về du lịch hƣớng dẫn viên du lịch, nghiệp vụ khách sạn, quản trị lữ hành....ngay trên địa bàn thành phố, tạo điều kiện cho ngƣời dân địa phƣơng dễ dàng theo học.

Tỉnh cũng nhƣ các cơ sở đào tạo du lịch cần có chính sách đãi ngộ (phụ cấp, hỗ trợ nhà ở…) để thu hút những cán bộ có trình độ, chun mơn vềdu lịch đến công tác tại địa phƣơng, tạo điều cho những cán bộ có năng lực đang cơng tác tại các cơ sở đào tạo du lịch, các cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch, các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn đƣợc tham gia các lớp tập huấn của bộ, các tổ chức phi chính phủ, giao lƣu với các tỉnh lân cận để học hỏi kinh nghiệm

Tập trung đầu tƣ, tăng cƣờng năng lực các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực ngành Du lịch nhƣ hợp tác với các tổ chức phi chính phủ trong đào tạo cán bộ chuyên môn. Huy động năng lực dạy nghề, kết hợp giữa các tổ chức đào tạo và doanh nghiệp lớn trong ngành đào tạo trực tiếp cho lao động, hình thành mạng lƣới đào tạo nhiều cấp độ để tăng nhanh quy mô đào tạo, nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trực tiếp trong ngành du lịch, kỹ năng căn bản về du lịch cho lao động gián tiếp, ngƣời dân trong tỉnh tham gia kinh doanh dulịch.

Thuê các chuyên gia, nhà quản lý trong nƣớc và nƣớc ngồi có trình độ và kinh nghiệm đảm nhiệm quản lý trong một thời gian nhất định để lao động trong tỉnh học hỏi kinh nghiệm trong giải quyết trực tiếp những tình huống mà thực tế đặt ra.

Cơng tác tuyển dụng cần đảm bảo đúng nguyên tắc công khai và dân chủ, đúng quy định của luật pháp, bố trí cán bộ đúng ngƣời đúng việc khơng bị chi phối bởi các yếu tố tiêu cực và chú trọng nguyện vọng cá nhân để đảm bảo nhiệm vụ đƣợc giao phù hợp với năng lực.

3.2.5. Về phát triển hệ thống khách sạn, cơ sở lưu trú phục vụ du lịch

Để nâng cao chất lƣợng dịch vụ trong các cơ sở lƣu trú thì trƣớc tiên phải đạt chuẩn về CSHT ngành, đa dạng hóa dịch vụ, chất lƣợng nguồn nhân lực theo bộ tiêu chuẩn ngành Du lịch.

Đảm bảo số lƣợng cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ trong mỗi cơ sở lƣu trú phải tƣơng xứng với quy mô, cấp hạng và phù hợp về trình độ, kỹ năng, đồng thời thƣờng xuyên đƣợc bổ sung nhân lực, có kế hoạch đào tạo nhân viên theo những hình thức khác nhau để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh một cách tốt nhất.

Giáo dục ý thức bảo vệ mơi trƣờng, giữ gìn vệ sinh và an tồn thực phẩm nhằm tạo sự thân thiện cho du khách cho nhân viên, đầu tƣ theo hƣớng mở rộng số lƣợng, chủng loại đem lại cho khách một cảm nhận đặc biệt khi khách nghỉ tại khách sạn. Đây sẽ là một yếu tố tạo nên sự hấp dẫn và thu hút khách.

Ở các không gian du lịch xa các trung tâm du lịch chỉ nên đầu tƣ xây dựng các khách sạn với quy mô và tiêu chuẩn trung bình để đảm bảo tính hiệu quả trong kinh doanh. Đối với các khu du lịch sinh thái hoặc du lịch dựa vào tự nhiên cần chú trọng phát triển hệ thống lƣu trú sinh thái, hệ thống lƣu trú trong dân…

3.2.6. Giải pháp trong hoạt động xúc tiến mở rộng thị trường

Phối hợp với Tổng cục Du lịch, Tổng Công ty Hàng không quốc gia Việt Nam và Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức đón các đồn Famtrip, Presstrip để giới thiệu tài nguyên, lợi thế, sản phẩm du lịch của tỉnh, thu hút đầu tƣ và mở rộng thị trƣờng khách du lịch quốctế.

Mở rộng liên kết thị trƣờng khách du lịch quốc tế qua hội chợ du lịch, các chƣơng trình giao lƣu hợp tác phát triển du lịch.

Liên kết hợp tác với các hãng lữ hành trong và ngoài nƣớc để phát triển thị trƣờng khách du lịch quốc tế thông qua ký gửi, giao lƣu các đoàn khách.

Phối hợp giữa các bên tham gia trong phát triển du lịch nhƣ chính quyền địa phƣơng, các tổ chức kinh doanh, cộng đồng dân cƣ cùng chung tay trong việc xây dựng và thực hiện các chƣơng trình quảng bá. Cụ thể nhƣ tổ chức các cuộc họp lấy ý kiến thống nhất giữa bên tham gia, đƣa ra chƣơng trình quảng bá cụ thể đến từng

ban chính quyền địa phƣơng các tổ chức kinh doanh, tập huấn cho ngƣời dân để đảm bảo tính thống nhất trong việc quảng bá và thực hiện lời cam kết với khách.

Xác định thị trƣờng mục tiêu với phân đoạn thị trƣờng theo mục đích du lịch và khả năng thanh tốn để có những chính sách quảng bá hiệu quả đối với từng thị trƣờng theo từng mùa nhƣ thị trƣờng khách quốc tế gần đến từ Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), Đông Nam Á và Thái Bình Dƣơng (Singapore, Malaysia, Inđơnêxia, Thái Lan, Úc). Tăng cƣờng khai thác thị trƣờng khách cao cấp đến từ Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan, Ý, Tây Ban Nha,), Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) và Đông Âu (Nga), mở rộng thị trƣờng mới từ Trung Đông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về phát triển du lịch tỉnh quảng nam (Trang 94 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)