Điều kiện kinh tế – xã hội – CSHT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về phát triển du lịch tỉnh quảng nam (Trang 44 - 48)

1.2.4 .Các nhân tố tác động đến phát triển dulịch

2.1.3. Điều kiện kinh tế – xã hội – CSHT

a. Điều kiện kinh tế

Quảng Nam là vùng đất hội tụ đầy đủ các nguồn lực để phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ du lịch. Tuy nhiên sự phát triển chƣa tƣơng xứng với nguồn lực hiện có và chƣa đồng đều giữa các địa phƣơng, giữa các ngành trong tỉnh. Tuy tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế nhƣng chủ yếu tập trung ở các đô thị nhƣ Hội An, Tam Kỳ, Điện Bàn. Tại các địa phƣơng cịn lại thì chủ yếu phát triển nơng nghiệp canh tác là chính nhƣng lại chiếm tỷ trọng yếu trong cơ cấu GDP toàn tỉnh. Để khắc phục hiện trạng trên trọng đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, XIX, XX đã đặt ra mục tiêu phải có cơ cấu kinh tế cơng nghiệp – dịch vụ - nơng nghiệp. Trong đó đƣa khối dịch vụ du lịch lên hàng đầu. Để thực hiện mục tiêu ấy nhiều biện pháp đã và đang thực hiện mang lại hiệu quả cải thiện tình hình kinh tế tại Quảng Nam nhƣ xây dựng thành công khu kinh tế mở Chu Lai, phát triển khu công nghiệp Điện Nam Điện Ngọc, các cụm công nghiệp Tam Thăng, Quế Sơn…Trong nông nghiệp quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và dịch vụ du lịch cộng đồng tại các huyện miền núi nhƣ Tây Giang, Đông Giang, Trà My, Tiên Phƣớc…Trong hoạt động dịch vụ thì du lịch đƣợc đƣa thành trọng tâm với việc đa dạng các loại hình du lịch, chú ý phát triển các trung tâm du lịch hiện có nhƣ Hội An, Tam Kỳ, Mỹ Sơn. Kết nối với phát triển du lịch tại các huyện miền núi và khu vực nơng thơn mà điển hình là việc khơi phục lại các làng nghề, các lễ hội truyền thống của các tộc ngƣời miền núi đây chính là điểm nhấn của du lịch Quảng Nam trong thời gian tới. Chính mục tiêu phát triển đồng bộ trên tất cả các ngành mà trọng tâm phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn làm nền tảng cho sự phát triển bền vững kinh tế của tỉnh đã làm cho cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch từ cơ cấu nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Tổng sản phẩm bình quân đầu ngƣời tăng từ 885USD

lên 1.752USD năm 2015 [4]. Giải quyết 18.000 ngƣời lao động năm 2015 trong đó 47.7% số lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và 52.3% lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ [32].

Bảng 2.1. GRDP tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 – 2015 theo giá thực tế

ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015 GDP 24.611 31.893 37.817 43.637 49.589 56.797 Công nghiệp 9.695 12.837 15.111 17.689 20.558 24.510 Dịch vụ 9.394 12.223 15.218 18.150 20.172 22.991 Nông nghiệp 5.522 6.833 7.488 7.799 8.860 9.296

(Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2015)

Từ năm 2010 đến năm 2015 tốc độ tăng trƣởng GRDP bình quân khá cao đạt 18,3%/năm, GRDP năm 2015 gấp 2.3 lần so với năm 2010. Trong các ngành kinh tế thì cơng nghiệp có tốc độ tăng trƣởng nhanh nhất cụ thể từ năm 2010 - 2015 lên 2.53, ngành dịch vụ tăng 2.45 lần, ngành nông nghiệp tăng 1.7 lần. Về cơ cấu kinh tế cũng có sự chuyển dịch khi tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ và giảm dần ngành nông nghiệp. Đến năm 2015 đóng góp của ngành cơng nghiệp và dịch vụ chiếm 83% trong cơ cấu GRDP của tỉnh. Điều đó chứng tỏ du lịch đang là một ngành đang đƣợc tỉnh ƣu tiên phát triển giúp tăng cơ cấu trong GRDP kinh tế.

Bảng 2.2. Cơ cấu GRDP theo ngành giai đoạn 2010 – 2015 theo giá thực tế

ĐVT : % Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015 GRDP 100 100 100 100 100 100 Công nghiệp 39.39 40.25 39.96 40.54 41.45 43.15 Dịch vụ 38.17 38.33 40.24 41.59 40.68 40.48 Nông nghiệp 22.44 21.42 19.80 17.87 17.87 16.37

b. Điều kiện xã hội

Dân cƣ: Theo niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2015 tỉnh có 18 đơn vị hành chính bao gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 15 huyện, trong đó có 247 đơn vị cấp xã (25 phƣờng, 12 thị trấn, 210 xã). Dân số là 1.480.790 nghìn ngƣời, mật độ trung bình 141 ngƣời/km². Dân cƣ phân bố chủ yếu ở dải đồng bằng ven biển, ven sông và dọc quốc lộ 1A với mật độ dân số 1000 ngƣời/km² trong khi rất thƣa thớt ở các huyện miền núi phía tây chỉ 20 ngƣời/km². Đến 81,4% dân số sinh sống ở nông thôn, Quảng Nam là tỉnh có tỷ lệ dân sinh sống ở nơng thơn cao. Tồn tỉnh hiện có 34 tộc ngƣời cùng sinh sống, trong đó đơng nhất là ngƣời Kinh (91,1%), ngƣời K’Tu (3.2%), ngƣời Xơ Đăng (2,7%), ngƣời Giẻ Triêng (1,3%), còn lại các tộc ngƣời khác [4].

Y tế: Tồn tỉnh hiện có 288 cơ sở y tế, trong đó 33 bệnh viện, 11 phòng khám đa khoa khu vực và 244 trạm y tế xã phƣờng. Ở tất cả các huyện đều có bệnh viện và trạm y tế cơ sở đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của ngƣời dân. Trong đó tồn tỉnh đạt 66.8%số cơ sởy tế đạt chuẩn quốc gia về y tế, hầu hết các thành phố, thị xã huyện ở dải đồng bằng ven biển đạt tỷ lệ cao và thấp dần ở các huyện miền núi nhƣ huyện Đông Giang 18,18%, huyện Phƣớc Sơn 16,67%, huyện bắc Trà My 23,08% [5].

Giáo dục: Quy mô trƣờng lớp đáp ứng yêu cầu giáo dục ở mọi lứa tuổi với 246 trƣờng mẫu giáo, 543 trƣờng học ở 3 cấp, 3 trƣờng trung cấp chuyên nghiệp, 6 trƣờng cao đẳng, 3 trƣờng đại học. Mạng lƣới trƣờng học mầm non và 3 cấp phổ cập tới từng huyện, giáo dục miền núi đƣợc đầu tƣ hồn thiện. Tỉnh có chế độ chính sách ƣu tiên đối với học sinh là con em đồng bào dân tộc ít ngƣời tại các huyện miền núi. Do vậy với sự đầu tu về giáo dục đã cung cấp một lƣợng lớn nguồn lao động qua đào tạo cho sự phát triển của tỉnh [4].

c. Điều kiện CSHT

Giao thông: Hệ thống giao thông khá phát triển với nhiều loại hình nhƣ đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng sông, sân bay, cảng biển.

Đƣờng bộ với hệ thống đƣờng quốc lộ và tỉnh lộ đƣợc xây dựng theo hƣớng Bắc- Nam và Đông – Tây. Quốc lộ 1A là tuyến giao thông huyết mạch là cầu nối kinh tế miền Bắc và miền Nam. Quốc lộ 14 nối Quảng Nam với các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ. Ngồi ra trong tỉnh cịn có hệ thống đƣờng tỉnh lộ, đƣờng hƣơng lộ và xã lộ thông suốt giữa các thành phố, thị xã và các huyện trong tỉnh. Mạng lƣới giao thông phân bổ hợp lý tạo nên sự giao lƣu thuận tiện giữa các vùng trong tỉnh và với cả nƣớc góp phần hỗ trợ phát triển du lịch của tỉnh [5].

Đƣờng sắt Bắc Nam đi qua tỉnh với 95km qua nhà ga chính ở Tam Kỳ và các ga ở huyện nhƣ Nông Sơn, Phú Cam, Núi Thành, Trà Kiệu. Tƣơng lai tuyến đƣờng sắt này đƣợc nâng cấp và nối liền với tuyến sắt xuyên Á sẽ là cầu nối cho các chuyến du lịch quốc tế đến với Quảng Nam.

Đƣờng hàng không: Sân bay Chu Lai là sân bay nội địa nơi trung chuyển hàng hóa và hành khách đến tỉnh. Việc hoạt động của sân bay Chu Lai cịn có ý nghĩa du lịch rất lớn giúp du khách đến với hai di sản văn hóa thế giới là Hội An và Mỹ Sơn đồng thời là động lực thúc đẩy các khu du lịch khác của tỉnh phát triển.

Đƣờng sơng: Quảng Nam có 941km sơng ngịi tự nhiên và đều đổ ra biển Đơng. Với hệ thống sơng ngịi nhiều việc di chuyển bằng đƣờng thủy là hình thức giao thơng quan trọng của cƣ dân. Đồng thời đây cũng là một nét độc đáo trong văn hóa là tiềm năng để phát triển du lịch đƣờng song [1].

Đƣờng biển, tỉnh có cảng Kỳ Hà cách sân bay Chu Lai 5km, cách Dung Quất 15km là cảng kín đóng vai trị trong vận chuyển hàng hóa kết hợp với việc đón tiếp các tàu du lịch cỡ lớn.

d. Thông tin liên lạc – mạng lưới điện, nước

Mạng lƣới bƣu chính viễn thơng đƣợc kiện tồn, hệ thống mạng viễn thơng đƣợc mở rộng đến cấp xã, 100% số xã có bƣu điện văn hóa xã và kết nối Internet. 100% xã nhận đƣợc báo trong ngày. Mạng lƣới thông tin liên lạc đã hỗ trợ ngành du lịch ứng dụng công nghệ vào hoạt động của ngành nhƣ xúc tiến quảng bá, kinh doanh dịch vụ, quản lý dịch vụ nhằm nâng cao chất lƣợng phục vụ [4].

Đầu tƣ xây dựng 17km đƣờng dây cao thế 110KV, đƣờng dây cao thế 220KV. Hoàn chỉnh mạng lƣới 20KV trên toàn tỉnh. Nâng cấp trạm điện Tam Hiệp và Tam Kỳ từ 10MVA lên 50MVA, khu công nghiệp Điện Nam Điện Ngọc lên 2x25MVA. Bổ sung trạm biến áp 110MVA tại Thăng Bình. Kêu gọi đầu tƣ xây dựng nhà máy điện 60MVW tại Núi Thành. Xây dựng các nhà máy điện AVƣơng, sông Tranh…hầu hết các khu du lịch quan trọng của tỉnh kể cả đảo Cù Lao Chàm đều đƣợc cấp điện đầy đủ [33].

Về cấp nƣớc, đã xây dựng nhà máy nƣớc Tam Kỳ và Đại Lộc nhằm giải quyết nƣớc sạch cho sản xuất và sinh hoạt của ngƣời dân cũng nhu nhu cầu cấp nƣớc cho các khu du lịch ngày càng tăng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về phát triển du lịch tỉnh quảng nam (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)