Điều kiện TNDL nhân văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về phát triển du lịch tỉnh quảng nam (Trang 41 - 44)

1.2.4 .Các nhân tố tác động đến phát triển dulịch

2.1.2. Điều kiện TNDL nhân văn

a. TNDL nhân văn vật thể

Quảng Nam là vùng đất trải qua quá trình phát triển lâu dài của lịch sử điển hình với hai nền văn hóa lớn là Sa Huỳnh và Champa. Tại đây vẫn còn tồn tại những cơng trình kiến trúc có giá trị do ngƣời Chăm để lại điển hình với kinh đơ Trà Kiệu, tháp Chàm Khƣơng Mỹ, Chiên Đàn, Bàng An, Phật viện Đồng Dƣơng… Nổi bật nhất là đô thị cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn đã đƣợc UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Ngồi ra tồn tỉnh có 56 di tích cấp quốc gia và 283 di tích cấp tỉnh, hệ thống bảo tàng, nhà trƣng bày đang khai thác và phục vụ du lịch. Ngoài ra các cơng trình kiến trúc của những tộc ngƣời cƣ trú lâu đời nhƣ hệ thống nhà Gƣơl, nhàrông, nhà ƣng với nghệ thuật tạo hình điêu khắc trên gỗ cũng là

những tài nguyên vơ cùng q giá (Sở Văn hóa Thể thao Du lịch tỉnh Quảng Nam, 2015).

b. TNDL nhân văn phi vật thể

Quảng Nam là địa phƣơng có địa hình đa dạng, là nơi cƣ trú của nhiều tộc ngƣời nhƣ Kinh, K’Tu, Xơ Đăng, Mnông, Giẻ Triêng…cùng với các tập quán canh tác, sinh hoạt đã tạo nên sự phong phú trong bản sắc văn hóa các tộc ngƣời nơi đây. Các hoạt động văn nghệ dân gian đặc sắc phải kể đến các loại hình sân khấu truyền thống nhƣ hát tuồng, hát bài chòi, hò khoan, đối đáp…trong đó đặc biệt là lối hát bài chòi vừa mang âm hƣởng dân ca Quảng Nam lại vừa mang đậm nét nghệ thuật diễn sƣớng giàu tính nghệ thuật. Bài chòi thƣờng đƣợc tổ chức vào dịp tết hay lễ hội, ngƣời ta dựng lên những cái chòi tre mái lợp tranh, cáo cách mặt đất 2m, đƣợc lót khịa tre để khoảng 4 đến 5 ngƣời ngồi lên. Bộ bài chơi là bộ tam cúc gồm 27 hoặc 30 cặp, chia làm 3 pho văn, vạn, sách. Mỗi pho có 9 hoặc 10 cặp bài có tên gọi riêng. Những ngƣời chơi ngồi trong các chòi chia làm hai hàng đối nhau, ở một đầu và giữa hai hàng là chòi hiệu. Trƣớc mỗi chịi có treo 1 mõ, 1 mành trúc và 1 một đơi câu đối. Ngƣời ở chịi hiệu rút các qn bài trong ống ra, cứ mỗi quân bài lại hát một câu thai để mọi ngƣời ở các chòi đốn xem là con gì (thai là những câu để xƣớng tên con bài có thể là những câu dân ca, tục ngữ, hay tự do sáng tác). Chịi nào có con bài ứng với câu hò sẽ gõ 3 tiếng mõ và đƣợc trao 1 lá cờ nhỏ, khi trúng 3 lần câu hị thì đƣợc lá cờ to hơn. Ngƣời thắng gọi là “ù” hay “tới” sẽ đƣợc phần thƣởng và cắm một lá cờ đi nheo màu hồng trƣớc chịi. Bài chịi là một loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian mà đặc điểm nổi bật nhất là tính hài hƣớc. Ngƣời ta có hàng trăm cách cƣời từ các tệ nạn xã hội, sinh hoạt đời sống đến tự diễu cợt chính mình. Nghệ thuật bài chòi đã trở thành nếp sống sinh hoạt văn hóa, món ăn tinh thần khơng thể thiếu của ngƣời dân trong tỉnh là nơi lƣu giữ ký ức văn hóa và bản sắc của ngƣời dân xứ Quảng. Với những giá trị văn hóa nghệ thuật bài chịi chính là một điểm nhấn trong phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam [1].

Về lễ hội theo thống kê năm 2013 của Sở Văn hóa Thể thao Du lịch tỉnh Quảng Nam thì tồn tỉnh có khoảng 200 lễ hội lớn nhỏ, phần lớn là lễ hội truyền

thống. Điển hình có lễ hội đâm trâu, lễ hội cồng chiêng, lễ hội mừng lúa mới của các tộc ngƣời K’Tu, Co, Xơ Đăng, Giẻ Triêng ở miền núi. Vùng trung du có các lễ hội nhƣ lễ hội khai sơn ở Quế Sơn, lễ hội vây cọp ở Tiên Phƣớc. Vùng đồng bằng lại tập trung các lễ hội của cƣ dân nông nghiệp nhƣ lễ hội mục đồng ở Duy Xuyên, lễ hội tổ nghề đúc đồng Phƣớc Kiều, tổ nghề mộc Kim Bồng… các lễ hội tín ngƣỡng thờ mẫu nhƣ lễ hội bà Thu Bồn, bà Chiêm Sơn. Miền biển có các lễ hội nhƣ lễ hội Nghinh Ông, lễ hội Cầu Ngƣ. Các lễ hội là sự kết tinh lao động sáng tạo, lối suy nghĩ, ứng xử của cộng đồng cƣ dân nơi đây.

Quảng Nam hiện có 61 làng nghề truyền thống đa dạng về quy mô và loại nghề (Thống kê của Sở Văn hóa Du lịch tỉnh Quảng Nam). Do sự phân hóa về điều kiện tự nhiên, sản xuất và sinh hoạt giữa các vùng đã hình thành nhiều làng nghề độc đáo mang những cấu trúc khơng gian đặc trƣng có giá trị cao cho hoạt động du lịch. Tiêu biểu có làng đúc cồng chiêng Phƣớc Kiều (huyện Điện Bàn), làng gốm Thanh Hà, làng rau Trà Quế, làng mộc Kim Bồng (thành phố Hội An), làng chài Bãi Hƣơng (Cù Lao Chàm), làng dệt Mã Châu, Làng dệt chiếu cói Bàn Thạch (huyện Duy Xuyên)…bên cạnh đó cịn có nghề dệt thổ cẩm của ngƣời K’Tu. Các làng nghề thủ công nơi đây không chỉ đơn thuần là nơi sản xuất hàng hóa mà cịn là nơi ẩn chứa tính cách, nét văn hóa của ngƣời dân nơi đây tạo nên nét độc đáo yếu tố thu hút trong phát triển du lịch của tỉnh [19].

Về văn hóa ẩm thực, ở Quảng Nam có sự đa dạng về nguồn nguyên liệu từ rừng, biển, đồng bằng nên các món ăn ở đây rất đặc sắc. Từ các món đặc sản bình dân nhƣ mì quảng, cao lầu, cơm gà (Hội An), bê thui Cầu Mống (huyện Điện Bàn), bánh căn, bánh ít lá gai, bánh su sê, bánh tổ…. Các đặc sản biển nhƣ yến sào Cù lao Chàm, ốc vú nàng, cua đá, đặc biệt bào ngƣ Cù Lao Chàm là một loại cực hiếm để bắt đƣợc bào ngƣ, ngƣ dân phải lặn sâu xuống biển và tách chúng ra khỏi đá vì chúng bám rất chặt. Ngồi ra vùng phía tây Quảng Nam nơi cƣ trú của các tộc ngƣời thiểu số, đặc sản của họ làm phong phú thêm nền ẩm thực của vùng nhƣ cơm lam, bánh sừng trâu, cá chuồn nƣớng, trái bòn bon hay rƣợu tavak của ngƣời K’Tu. Các món ăn từ dân dã đến cầu kỳ từ cách ăn đến cách chế biến đã đi vào đời sống

văn hóa tinh thần của ngƣơì dân xứ Quảng thể hiện rõ nét tính cách cần kiệm mà lại phóng khống, vui tƣơi mà mộc mạc đã làm nên nét riêng cho ẩm thực của vùng đất này [19].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về phát triển du lịch tỉnh quảng nam (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)