Hiệu quả hoạt động của các lĩnh vực trong kinh doanh dulịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về phát triển du lịch tỉnh quảng nam (Trang 54 - 61)

1.2.4 .Các nhân tố tác động đến phát triển dulịch

2.2. Hiện trạng phát triển dulịch tỉnh QuảngNam

2.2.2. Hiệu quả hoạt động của các lĩnh vực trong kinh doanh dulịch

Để phát triển du lịch, một trong những điều cơ bản là phải có cơ sở vật chất phục vụ du lịch. Các chỉ tiêu cần đánh giá bao gồm những lựa chọn về cơ sở lƣu trú, hạ tầng giao thông vận tải và các dịch vụ ăn uống vui chơi giải trí.

a. Lưu trú

Là yếu tố quan trọng để vận hành hệ thống du lịch, do vậy phải xây dựng đƣợc một hệ thống liên hoàn đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch tại điểm đến. Tại Quảng Nam có rất nhiều loại hình lƣu trú nhƣ khách sạn, biệt thự, homestay…Các số liệu từ Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh cho thấy từ năm 2011- 2015 số lƣợng cơ sở lƣu trú liên tục tăng đến năm 2015 đã có 344 cơ sở lƣu trú với 7.067 phòng. Trong đó có 153 khách sạn chỉ có 18 khách sạn từ 4 đến 5 sao phần lớn là 1 đến 2 sao và các hình thức lƣu trú khác. Trong đó tốc độ gia tăng số cơ sở lƣu trú nhanh hơn số phòng, điều đó chứng tỏ rằng số lƣợng khách sạn có quy mô nhỏ tăng lên khi các cơ sở lƣu trú cao cấp không nhiều. Các cơ sở lƣu trú tập trung chủ yếu ở TP Hội An và TP Tam Kỳ tại các điểm du lịch khác kể cả ở huyện Duy Xuyên nơi có di sản Mỹ Sơn thiếu các cơ sở lƣu trú. Việc nâng cấp và quy hoạch các cơ sở lƣu trú là yêu cầu cần thiết đáp ứng yêu cầu thị trƣờng du lịch.

Bảng 2.6. Tình hình cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh 2011 - 2015

Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2014 2015 Tăng Bình quân(%) Cơ sở lƣu trú Cơ sở 108 115 125 235 344 27 Số phòng Phòng 4.327 4,644 4,973 5,777 7.067 12.09 Công suất phòng % 56.67 60.70 63.0 61.0 57 1.8

(Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao Du lịch tỉnh Quảng Nam)

Công suất sử dụng phòng của du lịch Việt Nam là năm 2015 là 61.9% theo báo cáo khảo sát ngành dịch vụ khách sạn năm 2016 của Grant Thornton Việt Nam. Tỉnh Quảng Nam là 57% năm 2015 thấp hơn mức trung bình của cả nƣớc và có xu hƣớng đi xuống so với các năm từ 2012 -2014. Mức độ tăng bình quân chỉ là 1,8% mặc dù lƣợng khách vẫn tăng ổn định qua các năm. Nguyên nhân chính là tỉnh thiếu những dịch vụ giải trí để giữ chân khách trong khi số ngày lƣu trú trung bình của

khách chỉ hơn 2 ngày. Du khách có xu hƣớng ra Tp Đà Nẵng lƣu trú để sử dụng các dịch vụ giải trí về đêm. Mặt khác việc không thu hút đƣợc phân khúc khách du lịch công vụ do ít các cơ sở lƣu trú có quy mô lớn, trong khi các cơ sở lƣu trú nhỏ lại không chuyên nghiệp trong việc cung cấp thông tin cho khách du lịch quốc tế đã làm cho công suất phòng có xu hƣớng giảm.

b. Hoạt động lữ hành

Hoạt động lữ hành diễn ra sôi động nên số lƣợng các doanh nhiệp lữ hành tham gia nhiều. Đến năm 2015 tỉnh có 65 công ty lữ hành trong đó 31 công ty lữ hành quốc tế và 27 hãng lữ hành nội địa. Tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt 27% trong đó tốc độ tăng trƣởng các hãng lữ hành quốc tế 41%, lữ hành nội địa là 13%. Điều đó chứng tỏ tuy lƣợng khách quốc tế và nội địa đến Quảng Nam là tƣơng đƣơng nhau nhƣng các tổ chức kinh doanh lữ hành chỉ tập trung phát triển mảng lữ hành quốc tế. Theo chị Trần Thị Hiền cán bộ trung tâm xúc tiến du lịch thành phố Hội An cho biết sở dĩ có sự chênh lệch trong tốc độ tăng trƣởng các hãng lữ hành quốc tế và nội địa nhƣ vậy là do Quảng Nam là điểm đến nhận khách hoạt động đƣa khách ra bên ngoài không nhiều, đối với khách đi du lịch nội địa chủ yếu liên kết ký gửi với các công ty ở hai miền Nam và Bắc nhƣ Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, đối với khách quốc tế ngoài hình thức ký gửi liên kết, các công ty còn nhận một khối lƣợng lớn khách du lịch tự do đi cá nhân hay những khách công vụ từ Đà Nẵng và các tỉnh lân cận. Các hãng lữ hành tại Quảng Nam chủ yếu là các doanh nghiệp quy mô nhỏ, hoạt động tìm kiếm thị trƣờng yếu xúc tiến quảng bá yếu thông qua hoạt động xúc tiến của chính quyền địa phƣơng. Lực lƣợng hƣớng dẫn viên còn rất thiếu, số lƣợng 192 hƣớng dẫn viên có thẻ năm 2015 trên tổng số 31 hãng lữ hành quốc tế và 27 hãng nội địa. Tính bình quân chỉ có 3.1 hƣớng dẫn viên trên 1 doanh nghiệp chƣa kể đến đội ngũ hƣớng dẫn viên tại điểm. Nhƣ vậy rõ ràng yếu tố nguồn nhân lực là yếu điểm của lữ hành tại Quảng Nam cần phải có chính sách đào tạo hợp lý.

Bảng 2.7. Tình hình hoạt động lữ hành trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 2011 - 2015 Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2014 2015 Bình quân (%) Tổng hãng Đơn vị 23 36 43 56 65 27 Quốc tế Đơn vị 7 11 15 26 31 41

Nội địa Đƣơn vị 16 22 24 24 27

Chi nhánh văn phòng đại diện

Đơn vị 3 4 5 6

Đại lý lữ hành Đơn vị 1 1

Hƣớng dẫn viên Thẻ 103 133 156 176 192 13

(Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam năm 2015) c. Dịch vụ ăn uống - vui chơi giải trí

Phát triển dịch vụ ăn uống tại điểm thu hút là cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu ăn uống của ngƣời dân và khách du lịch. Chiếm 2.15 triệu lƣợt khách trong tổng số 3.85 triệu lợt khách đến Quang Nam thành phố Hội An trở thành trung tâm thu hút khách du lịch của toàn tỉnh. Theo chị Trần Thị Hiền cán bộ Trung tâm Xúc tiến Tp Hội An dịch vụ ăn uống ở đây tƣơng đối đầy đủ, tại các địa phƣơng khác kể cả di sản Mỹ Sơn dịch vụ ăn uống chƣa đƣợc chú trọng đầu tƣ. Cụ thể, tỉnh đã quy hoạch một chợ ẩm thực tại Hội An cung cấp các món ăn truyền thống của tỉnh. Ngoài các nhà hàng phục vụ những món ăn thuần Việt, thành phố cũng đã phát triển hệ thống nhà hàng, quan bar với thực đơn theo phong cách của một số quốc gia: Âu, Nhật, Hàn, Trung…. Tập trung trên các tuyến đƣờng Trần Phú, Lê Lợi, Phan Châu Trinh. Thức ăn đƣờng phố là một thế mạnh của du lịch thành phố, để phát huy lợi thế này Ủy ban Nhân dân tỉnh đã phê duyệt đề án bố trí kinh doanh cho các hộ bán hàng rong nhằm dẹp bỏ nạn chèo kéo khách, bài trí lại không gian phù hợp với không gian khu phố cổ. Thông qua đó tạo thƣơng hiệu cho hàng rong một nét đặc trƣng của khu phố cổ.

Cũng theo cán bộ Trung tâm xúc tiến thành phố, tại các điểm thu hút khác trên địa bản tỉnh chƣa có quy hoạch phát triển các điểm khai thác dịch vụ ăn uống. Các cơ sở ăn uống tại khu vực này chủ yếu đƣợc hình thành kèm theo trong quy hoạch xây dựng chƣa trở thành thế mạnh của điểm thu hút. Còn lại là các cơ sở ăn uống hình thành tự phát chƣa có sự giám sát về chất lƣợng.

Hoạt động vui chơi giải trí tại tỉnh phân bố không đều về thời gian và không gian. Về không gian chủ yếu tập trung ở Hội An nhƣ bài chòi diễn ra mỗi tối thứ 7 và chủ nhật hàng tuần, hoạt động chợ đêm diễn ra hàng tối và các trò chơi dân gian diễn ra vào dịp 14, 15 hàng tháng. Hội An có một nhà hát múa rối nƣớc nhƣng theo Trung tâm Xúc tiến Du lịch thành phố Hội An cơ sở này hoạt động không hiệu quả. Các hoạt động vui chơi giải trí khác nhƣ công viên giải trí, công viên chuyên đề, quán bar vũ trƣờng, rạp phim với quy mô lớn hầu nhƣ không có. Về thời gian, các hoạt động nhƣ lễ hội, Festival, hoạt động vui chơi đƣờng phố chỉ diễn ra tại một thời điểm nhất định trong năm làm cho lƣợt khách tăng đột biến gây quá tải cho cơ sở vật chất hạ tầng và môi trƣờng.

Nhƣ vậy, tại Quảng Nam dịch vụ ăn uống và vui chơi giải trí chủ yếu tập trung ở thành phố Hội An, các điểm thu hút khác chƣa phát triển. Cơ sở ăn uống thiếu, an toàn vệ sinh thực phẩm chƣa đƣợc giám sát, thiếu các dịch vụ vui chơi giải trí là những vấn đề cần phải giải quyết của du lịch tỉnh Quảng Nam.

e. Vận chuyển

Theo Đề án “Nâng cao hiệu quả quản lý và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2010”. “Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030” do Ủy ban Nhân nhân tỉnh ban hành. Hệ thông giao thông trên địa bàn tỉnh đầy đủ bao gồm giao thông đƣờng bộ, đƣờng sông, đƣờng thủy, đƣờng hàng không.

Bảng 2.8 . Hệ thống đường bộ tỉnh Quảng Nam

(Đơn vị : km)

Loại đƣờng Số lƣợng Tổng chiều dài Đƣờng bê

tông, nhựa Cấp phối đất Quốc lộ 8 469,8 395 84.8 Tỉnh lộ 19 465,1 451.1 11 Đƣờng huyện 140 1.320.7 319.3 873.6 Đƣờng đô thị 21 191 158 33 Đƣờng xã 228 2.023 1.131 892

(Nguồn: Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam năm 2015)

Hệ thống giao thông đƣờng bộ đƣợc hình thành khắp tỉnh với hai trục chính dọc từ bắc xuống nam và đông sang tây cùng với mạng lƣới giao thông tuyến huyện, xã. Tuy nhiên theo đánh giá hiện trạng trong quy hoạch phát triển giao thông trên địa bàn tỉnh thì chất lƣợng đƣờng còn yếu kém, đƣờng đất còn nhiều. Các tuyến trên vùng núi phía tây thƣờng xuyên hƣ hỏng do mƣa bão, đèo dốc, chất lƣợng đƣờng xấu không đảm bảo giao thông trong mùa mƣa. Đây là yếu tố cản trở giao thông giữa các điểm thu hút, gây yếu tố tâm lý lo ngại cho du khách, tác động lên tính chất mùa vụ du lịch của tỉnh nhất là các huyện miền núi phía tây.

Bảng 2.9. Thống kê địa phương có ga đi qua

Tên ga Địa phương ga đi qua

Nông Sơn Huyện Điện Bàn

Trà Kiệu Huyện Duy Xuyên

Phú Giang Huyện Thăng Bình

An Mỹ Huyện Phú Ninh

Tam Kỳ Thành phố Tam Kỳ

Diêm Phổ Huyện Núi Thành

Theo bảng thống kê, giao thông bằng đƣờng sắt đi qua hầu hết các thành phố, huyện có điểm thu hút du lịch tại phía bắc và phía nam tỉnh. Đây là một điểm thuận lợi cho du khách muốn đi du lịch đến Quảng Nam bằng đƣờng sắt.

Trong khi đó theo thống kê của Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Nam năm 2015 có 914 km sông ngòi gồm 11 sông chính, đang quản lý và khai thác vận tải đƣờng thủy 207km 1084 tàu thuyền và ca nô vận chuyển khách. 50 bến đò ngang, bến thủy. Giao thông đƣờng thủy chủ yếu để vận chuyển hàng hóa, giao thông đi lại của ngƣời dân. Theo Trung tâm Xúc tiến du lịch thành phố Hội An chỉ có tuyến sông Hoài nối thành phố và bến Cửa Đại dài 11 km đang khai thác phục vụ vận chuyển khách tham quan hệ sinh thái ven sông, ra bến Cửa Đại đi Cù Lao Chàm. Nhƣ vậy hoạt động vận chuyển khách du lịch bằng đƣờng sông chƣa đƣợc khai thác nhiều.

Đƣờng hàng không, tỉnh có sân bay Chu Lai nằm trên địa phận huyện Núi Thành là sân bay nội địa với khoảng cách đến thành phố Hội An 83km, cách khu đền tháp Mỹ Sơn 43 km. Nếu so sánh khoảng cách 30km từ sân bay quốc tế Đà Nẵng đến Hội An thì du khách sẽ chọn đến sân bay Đà Nẵng. Tuy nhiên với việc phát triển du lịch phía Nam tỉnh sân bay Chu Lai sẽ phát huy vai trò của mình.

Về phƣơng tiện vận chuyển công cộng, phát triển mạng lƣới liên tỉnh đến tận khu vực miền núi. Đến nay, có 10 đơn vị kinh doanh vận tải xe buýt với 5 tuyến nội tỉnh và 5 tuyến liền kề Quảng Nam – Đà Nẵng số lƣợng 142 xe. Có 35 tuyến vận tải hành khách tuyến cố định, 19 bến xe và 65 nhà chờ, 346 điểm đừng xe buýt (Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Nam, 2015). Theo Chị Dƣơng Hoài Hƣơng cán bộ Sở Văn hóa Thể thao Du lịch tỉnh, các tuyến xe buýt và xe khách cố định thƣờng nằm cách xa điểm thu hút du lịch (Ví dụ từ điểm dừng Phú Đa huyện Duy Xuyên du khách phải đi taxi thêm 15km để đến di sản Mỹ Sơn. Chƣa có tuyến xe buýt nối thẳng từ Mỹ Sơn đi Hội An, Mỹ Sơn đi Núi Thành…), chƣa có lịch trình bằng tiếng Anh.

Nhƣ vậy hệ thống giao thông yếu kém đang là một thách thức với du lịch tỉnh. Việc tiến hành nâng cấp cơ sở hạ tầng và phƣơng tiện giao thông cần phải ƣu tiên thực hiện để tăng khả năng tiếp cận điểm đến của du khách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về phát triển du lịch tỉnh quảng nam (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)