Điều kiện phát triển dulịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về phát triển du lịch tỉnh quảng nam (Trang 30 - 33)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DULỊCH

1.2. Nội dung phát triển du lịch

1.2.1. Điều kiện phát triển dulịch

Sự phát triển của du lịch địi hỏi phải có những điều kiện khách quan cần thiết. Một địa phƣơng, một vùng, một quốc gia muốn phát triển du lịch phải đƣợc đặt trong những điều kiện nhất định.

a. Điều kiện về TNDL tự nhiên Vị trí địa lý

Vị trí địa lý tác động đến hoạt động du lịch bao gồm vị trí địa lý về mặt tự nhiên (giới hạn tọa độ, giới hạn lãnh thổ..) và vị trí địa lý kinh tế - chính trị - xã hội. Đối với du lịch vị trí địa lý ảnh hƣởng đến các yếu tố nhƣ khí hậu, thủy văn, động thực vật, môi trƣờng đây là tiền đề cho việc phát triển các loại hình du lịch. Ngồi ra vị trí cịn tác động lớn đến luồng du lịch, khoảng cách từ điểm đến tới nơi phát sinh cầu ngắn hay dài.

Địa chất địa hình

Địa hình tại nơi thƣờng chế định cảnh đẹp và sự đa dạng của phong cảnh tại nơi đó. Đối với du lịch địa hình đa dạng nhƣ biển, rừng, sơng hồ, núi, cảnh quan đẹp v.v…tạo điểm nhấn và sức hấp dẫn cho điểm thu hút, tạo điều kiện để phát triển các loại hình du lịch khác nhau.

Khí hậu

Điều kiện khí hậu nhƣ nhiệt độ, độ ẩm, các hiện tƣợng thời tiết đặc biệt tác động đến quyết định thực hiện chuyến đi của du khách. Du khách có xu hƣớng lựa chọn những điểm thu hút có điều kiện khí hậu thuận lợi với mục đích chuyến đi của mình. Những du khách đi với mục đích nghỉ dƣỡng thƣờng chọn những nơi có khí hậu ơn hịa, số khác sẽ chọn đi vào mùa đông lạnh để ngắm tuyết và khám phá các hoạt động vui chơi giải trí vào màu đơng nhƣ trƣợt tuyết hay ngắm băng tan…

Sự phát triển của mỗi loại hình du lịch lại đòi hỏi những điều kiện khí hậu khác nhau. Ví dụ nhƣ loại hình du lịch nghỉ biển, leo núi thƣờng chọn những dịp ít mƣa, nắng nhiều, nƣớc mát, lƣợng gió vừa phải. Loại hình du lịch giải trí tham gia

các mơn thể thao trên biển nhƣ nhảy dù, lƣớt sóng… thƣờng chọn những thời điểm khí hậu trời nhiều gió sóng lớn.

Khí hậu có ảnh hƣởng đến tính mùa vụ trong du lịch khiến cho hoạt động du lịch diễn ra khác nhau giữa các vùng, các điểm du lịch. Điển hình nhƣ tại các vùng có khí hậu nhiệt đới rộ nhất vào mùa hè với các hình thức du lịch biển, núi. Đối với miền khí hậu cận nhiệt thì mạnh nhất lại vào mùa đơng với các loại hình du lịch trên núi, du lịch thể thao mùa đông.

Tài nguyên nước

Bao gồm nƣớc chảy trên bề mặt và nƣớc ngầm. Nguồn nƣớc trên bề mặt bao gồm biển, sông, hồ, suối…dƣới sự ảnh hƣởng của quá trình kiến tạo và chế độ thủy triều đã tạo nên nhiều bãi biển đẹp với hệ sinh thái đa dạng đáp ứng nhu cầu du lịch biển của du khách. Ngồi ra với hệ thống sơng ngịi nhiều cũng mang lại nhiều giá trị về mặt sinh vật và cảnh quan trên bờ. Đây là cơ sở để phát triển nhiều loại hình du lịch sinh thái, du lịch nghỉ biển…

Trong tài nguyên nƣớc, cần kể đến tài nguyên nƣớc ngầm. Đây là nguồn tài ngun có giá trị thích hợp để phát triển du lịch nghỉ dƣỡng và chữa bệnh.

Hệ động thực vật

Đây là nguồn tài nguyên đã và đang khai thác có sức hấp dẫn lớn đối với du khách. Du khách đến với các vƣờn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên để tham quan thế giới động thực vật, hịa mình vào cuộc sống thiên nhiên để hiểu đƣợc nhiều giá trị cuộc sống. Ngoài ra sự phong phú của nguồn động thực vật cịn phát triển loại hình du lịch nghiên cứu khoa học.

b. Điều kiện về TNDL nhân văn

Theo điều 13, chƣơng II, Luật Du lịch Việt Nam định nghĩa “Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các cơng trình lao động sáng tạo của con ngƣời và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể đƣợc sử dụng phục vụ mục đích du lịch”

TNDL nhân văn đƣợc các nhà nghiên cứu chia ra làm hai loại chính là TNDL nhân văn vật thể và TNDL nhân văn phi vật thể.

TNDL nhân văn vật thể

Là những Di sản văn hóa (DSVH) vật thể, hấp dẫn du khách, có thể bảo tồn, khai thác vào mục đích phát triển du lịch.

Theo Luật DSVH Việt Nam năm 2003: “DSVH vật thể là những sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử - văn hóa, khoa học bao gồm các di tích lịch sử văn hóa (DTLSVH), danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật quý và bảo vật quốc gia” [16]

TNDL nhân văn phi vật thể

Theo Luật DSVH Việt Nam năm 2003: “DSVH phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử - văn hóa, khoa học, đƣợc lƣu trữ bằng trí nhớ, chữ viết, đƣợc lƣu truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hính thức lƣu truyền khác bao gồm: tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xƣớng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết nghề nghiệp thủ cơng truyền thống dân tộc và các tri thức dân gian”.

c. Điều kiện kinh tế - xã hội- CSHT Điều kiện về kinh tế

Các điều kiện kinh tế để một địa phƣơng phát triển du lịch phải kể đến là đảm bảo nguồn vốn để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh du lịch, thiết lập các mối quan hệ với bạn hàng, cung ứng vật tƣ, hàng hóa, lƣơng thực, thực phẩm phải đảm bảo thƣờng xuyên và có chất lƣợng, giá cả tốt giúp cho tổ chức du lịch tăng khả năng cạnh tranh.

Các yếu tố xã hội

Các yếu tố xã hội nhƣ số dân, mật độ dân số, thành phần dân tộc, sự phân bố dân cƣ tác động đến sự phong phú và tính hấp dẫn của văn hóa bản địa cũng nhƣ sự phân bố các loại hình du lịch.

Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng (CSHT) trong phát triển du lịch bao gồm mạng lƣới và phƣơng tiện giao thông, hệ thống thơng tin liên lạc, hệ thống cấp thốt điện nƣớc, bệnh viện, rạp chiếu phim, nhà hát, viện bảo tàng…CSHT là yếu tố cơ sở nhằm khai thác tiềm năng và nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch. Mặt khác phát triển du lịch cũng là

yếu tố tích cực thúc đấy, mở rộng CSHT cũng vùng hay quốc gia. Trong CSHT, yếu tố có tầm quan trọng nhất là hệ thống giao thông vận tải, tiếp đến là các yếu tố về hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cấp nƣớc… sự phát triển theo hƣớng hồn thiện về CSHT góp phần hồn thiện chất lƣợng dịch vụ du lịch, nâng cao khả năng cạnh tranh giữa các điểm, vùng, quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về phát triển du lịch tỉnh quảng nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)