Điều kiện TNDL tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về phát triển du lịch tỉnh quảng nam (Trang 40 - 41)

1.2.4 .Các nhân tố tác động đến phát triển dulịch

2.1.1. Điều kiện TNDL tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Quảng Nam là tỉnh thuộc vùng Nam Trung Bộ Việt Nam, có tọa độ 14°54’ đến 16° 13’B và từ 107° 3; đến 108° 45’Đ. Phía bắc giáp TP (thành phố) Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế, phía nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum, phía đông giáp với biển Đông với đƣờng bờ biển dài 125km, phía tây giáp với tỉnh Sekong nƣớc CHDCND Lào. Quảng Nam nằm trên hai tuyến đƣờng xuyên Việt là Quốc lộ 1A, đƣờng Hồ Chí Minh và đƣờng sắt Bắc Nam, nằm gần đƣờng biển quốc tế. Quảng Nam còn nằm trên trục kinh tế trọng điểm miền Trung, và nằm trên con đƣờng di sản miền Trung tạo điều kiện thuận lợi trong liên kết và phát triển. Đây là vị ví thuận lợi để đón khách, và phát triển nhiều loại hình giao thơng phục thúc đẩy phát triển du lịch [1].

b. Địa hình

Bao gồm cả núi, đồng bằng, ven biển và hải đảo. Hƣớng địa hình nghiêng từ tây sang đơng hình thành 3 kiểu cảnh quan sinh thái là núi cao ở phía tây, trung du ở giữa và đồng bằng ven biển. Hệ thống sông ngịi nhiều bao gồm sơng Thu Bồn, sơng Tam Kỳ và sơng Trƣờng Giang. Địa hình kết hợp với hệ thống sơng ngịi tạo nên hệ thống cảnh quan thiên nhiên đa dạng có ý nghĩa trong phát triển du lịch của tỉnh. Ngồi biển có đảo Cù Lao Chàm với diện tích 15,5km² là một cụm đảo bao gồm 8 hòn đảo lớn nhỏ là một vùng sinh thái có núi, rừng, biển với hệ động thực vật phong phú tạo nên vùng cảnh quan độc đáo có thể phát triển nhiều sản phẩm du lịch độc đáo [1].

c. Khí hậu

Khí hậu phân thành 2 mùa, mùa khô bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 8 và mùa mƣa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau. Những tháng mƣa nhiều nhất là tháng 10 và tháng 11. Nhiệt độ trung bình năm 25.4°C, nhiệt độ thấp nhất là 18.2°C, nhiệt

độ cao nhất 40,7°C. Độ ẩm trung bình trong khơng khí đạt 84%. Lƣợng mƣa trung bình 2.000 – 2.500mm phân bố khơng đều theo không gian và thời gian, mƣa nhiều ở vùng núi hơn vùng đồng bằng và tập trung vào mùa mƣa bão từ tháng 9 đến tháng 12. Quảng Nam là vùng chịu tác động sâu sắc của các hiện tƣợng thời tiết khắc nghiệt nhƣ bão, áp thấp nhiệt đới gây nên các đợt thiện tai, lũ quét gây tác động sâu sắc đến hoạt động kinh tế nói chung và du lịch nói riêng [1].

d. Sinh vật

Tài nguyên sinh vật khá phong phú cả ở vùng núi, đồng bằng và biển là nhân tố độc đáo để phát triển du lịch sinh thái. Theo đại diện sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam đến năm 2015 tồn tỉnh có 1.129 lồi thực vật bậc cao, 50 lồi thú lớn, 22 loài dơi và 270 lồi chim … trong đó quần thể vọoc chà vá chân xám và sao la có tầm quan trọng tồn cầu với hàng loạt các khu bảo tồn nhƣ khu bảo tồn thiện nhiên sông Gianh (huyện Nam Giang và Phƣớc Sơn), khu bảo tồn thiên nhiên Sao la (huyện Tây Giang ). Ngoài ra hệ động thực vật dƣới nƣớc cũng rất phong phú nổi bật có Cù Lao Chàm là khu dự trữ sinh quyển thế giới đƣợc UNESCO công nhận năm 2009. Ở đây có nhiều hệ sinh thái quan trọng nhƣ rạn san hô, thảm cỏ biển với nhiều giá trị nổi bật về đa dạng sinh học, giá trị về kinh tế và cảnh quan [1].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về phát triển du lịch tỉnh quảng nam (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)