Nhu cầu và thực trạng các bên liên quan trong phát triển dulịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về phát triển du lịch tỉnh quảng nam (Trang 61 - 70)

1.2.4 .Các nhân tố tác động đến phát triển dulịch

2.2. Hiện trạng phát triển dulịch tỉnh QuảngNam

2.2.3. Nhu cầu và thực trạng các bên liên quan trong phát triển dulịch

a. Cộng đồng địa phương Thông tin về nhân khẩu học

Bảng 2.10 Thông tin nhân khẩu học của mẫu khảo sát

Đặc điểm Số lƣợng Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 96 46.4 Nữ 111 53.6 Độ tuổi 18 – 30 56 27.1 31 – 50 72 34.7 51 – 60 48 23,2 Trên 60 31 15 Dân tộc Kinh 174 84.1 Cơ Tu 22 10.6 Khác 11 5.3 Trình độ học vấn Không qua trƣờng lớp 17 8.2 Cấp 1 37 17.9 Cấp 2 46 22.2 Cấp 3 72 34.8

Đại học, trên đại học 9

4.3

Cao đẳng, trung cấp 26

12.6

Thời gian sinh sống

Dƣới 5 năm 9 4.3

6 – 10 năm 27 13.1

Trên 20 năm 119 57.5

Thu nhập chính khác

Làm nông nghiệp 46

22.2 Kinh doanh buôn

bán

32

15.4

Ngƣ nghiệp 29

14

Khu công nghiệp 8

3.9 Sản xuất thủ công mỹ nghệ 17 8.3 Dịch vụ du lịch 68 32.9 khác 7 3.3

(Nguồn : Khảo sát của tác giả năm 2016)

Qua nghiên cứu về nhân khẩu học có thể nhận thấy nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới.

Họ nằm trong độ tuổi từ 18 đến trong đó chiếm nhiều nhất là từ 18 đến 50%. Với kết cấu độ tuổi trẻ đây là một thuận lợi cung cấp nguồn lao động cho hoạt động sản xuất và các ngành kinh tế của địa phƣơng. Các đáp viên tham gia khảo sát trên địa bàn chủ yếu là ngƣời Kinh chiếm 84.1% và ngƣời K’Tu 10.6% với thời gian sinh sống khá lâu tại tỉnh. Theo điều tra thì có đến 57.5% đã sống ở đây trên 20 năm, 25.1% sống từ 10 – 20 năm, 13.1% cƣ dân sống từ 6-10 năm và dƣới 5 năm chiếm 4.3%. Thời gian định cƣ dƣới 10 năm chiếm 17.4% chủ yếu là những nhân khẩu di cƣ đến các điểm thu hút du lịch của tỉnh để làm ăn kinh doanh còn lại cƣ dân tại tỉnh đã cƣ trú lâu đời tại đây qua đó thể hiện tính cố kết cộng đồng, là một điểm mạnh trong phát triển du lịch cộng đồng địa phƣơng. Khi đƣợc hỏi về nguồn thu nhập chính các đáp viên đa số trả trời xếp theo thứ tự nhiều nhất là từ hoạt động dịch vụ du lịch, nông nghiệp, buôn bán và ngƣ nghiệp. Nhƣ vậy thông qua thu nhập của ngƣời dân có thể nhận thấy rằng trƣớc đây nếu cƣ dân chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp và ngƣ nghiệp thì nay đã chuyển dần đều sang các ngành khác. Cơ cấu thu nhập đƣợc chia đều trong các ngành kinh tế là một thuận lợi đảm báo tính cân đối trong cơ cấu kinh tế, lao động và việc làm của tỉnh, trong đó thu nhập trong lĩnh

vực du lịch và dịch vụ là đa số điều đó thấy chiến lƣợc đƣa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn đã đi đúng hƣớng đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân. Về trình độ học vấn, số đáp viên không qua đào tạo trƣờng lớp chiếm 8.2%, cao nhất là học cấp 3 tiếp đến là cấp 2 và cấp 1, cao đẳng đại học lần lƣợt là 12.6% và 4.3%. Lƣợng nhân khẩu đạt trình độ cao đẳng đại học còn thấp so với mức độ phát triển du lịch của tỉnh là một điểm yếu trong vấn đề cung cấp nguồn nhân lực chất lƣợng cao khi ngành du lịch của tỉnh ngày càng phát triển.

Quan điểm của người dân về tác động của phát triển du lịch

Bảng 2.11 . Quan điểm của người dân về tác động của phát triển du lịch

Tác động tích cực Mức độ đồng ý

Tăng thêm thu nhập cho ngƣời dân 95.7

Tạo thêm việc làm cho ngƣời dân 76.3

Đời sống nhân dân đƣợc cải thiện 86

Bảo tồn tài nguyên 60.9

Cộng đồng có quyền trong phát triển hoạt động du lịch 38.2

Tạo sự giao lƣu với ngƣời dân và du khách 87.9

Nâng cao nhận thức của ngƣời dân về bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng

97.5

Tác động tiêu cực

Làm thay đổi đời sống sinh hoạt hàng ngày của ngƣời dân 16.4

Tăng giá cả hàng hóa 42.3

Tăng tệ nạn xã hội 22.2

Ôi nhiễm môi trƣờng tăng cao 76.8

Thƣơng mại hóa giá trị văn hóa địa phƣơng 30.9

Tài nguyên du lịch bị khai thác quá mức 50.2

Nhu cầu và mong đợi của người dân trong phát triển du lịch

Theo khảo sát ngƣời dân có nhu cầu tham gia các hoạt du lịch từ việc cung cấp các dịch vụ ăn uống, lƣu trú, giữ gìn nghề thủ công truyền thống, kêu gọi mọi ngƣời tham gia hoạt động du lịch, cùng địa phƣơng bảo vệ tại nguyên…trong đó nhu cầu cao nhất của ngƣời dân là cùng địa phƣơng tham gia các cuộc họp đạt tỷ lệ 4.74, cùng địa phƣơng bảo vệ tài nguyên 4.42, đóng góp ý kiến trong lập kế hoạch du lịch 4.45, điều đó chứng tỏ ngƣời dân mong muốn là một cá thể trong hoạt động kinh doanh du lịch của địa phƣơng, họ sẵn sàng tham gia góp ý cùng địa phƣơng và doanh nghiệp trong các hoạt động phát triển du lịch.

Bảng 2.12. Nhu cầu mong đợi của người dân trong phát triển du lịch

Nhu cầu của ngƣời dân trong phát triển du lịch 1 2 3 4 5 Trung bình Cung cấp các dịch vụ nhƣ lƣu trú, hƣớng dẫn, ăn uống N 0 0 27 87 93 4.32 % 0 0 13.1 42 44.9

Cung cấp nguyên vật liệu tiêu chuẩn cho cơ sở lƣu trú

N 0 0 48 114 45 3.99

% 0.0 0.0 23.2 55.1 21.7

Giữ gìn nghề thủ công và tham gia hoạt động truyền thống

N 0 0 71 88 48 3.88

% 0.0 0.0 15 48.3 36.7

Cùng địa phƣơng bảo vệ tài nguyên

N 0 0 26 69 112 4.42

% 0.0 0.0 12.6 33.3 54.1

Cùng địa phƣơng tham gia các cuộc họp N 0 0 15 23 169 4.74 % 0.0 0.0 7.3 11.1 81.6 Đóng góp ý kiến lập kế hoạch phát triển du lịch N 0 0 17 78 112 4.45 % 0.0 0.0 22.7 35.3 42

Kêu gọi ngƣời khác tham gia hoạt động du lịch

N 0 0 61 87 59 3.99

Phối hợp với chính quyền quảng bá du lịch

N 0 0 22 127 61 4.24

% 0.0 0.0 10.6 59.9 29.5

Ghi chú:1=Hoàn toàn không đồng ý; 2= Không đồng ý; 3= Không ý kiến/bình thƣờng; 4= Đồng ý; 5= Hoàn toàn đồng ý

(Nguồn : Khảo sát của tác giả năm 2016) Mong đợi của người dân

Cùng với nhu cầu phát triển du lịch, ngƣời dân cũng có mong muốn CSHT đƣợc cải thiện, có quyền quyết định trong phát triển du lịch tại địa phƣơng, đƣợc tập huấn cung cấp tài liệu về kinh doanh du lịch, hỗ trợ quảng bá du lịch tại địa phƣơng. Trong đó nhu cầu lớn nhất của ngƣời dân là CSHT đƣợc cải thiện, đƣợc hỗ trợ về vốn trang thiết bị để làm du lịch, kết quả một phần tiền thu đƣợc để lại cho ngƣời dân nhƣ một nguồn quỹ để ngƣời dân có thể dùng vào các hoạt động cải thiện môi trƣờng du lịch tại địa phƣơng.

Mong đợi của người dân về việc phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Nam

Mong đợi của người dân 1 2 3 4 5 Trung

bình

CSHT đƣợc cải thiện N 0 0 19 82 106 4.42

% 0.0 0.0 9.2 39.6 51.2

Có quyền quyết định trong phát triển du lịch tại địa phƣơng

N 0 0 37 92 78 4.19

% 0.0 0.0 17.9 44.4 37.7

Đƣợc tập huấn, cung cấp tài liệu hƣớng dẫn về kinh doanh và hƣớng dẫn an toàn cho du khách N 0 0 7 112 88 4.39 % 0.0 0.0 3.4 54.1 42.5 Hỗ trợ về vốn, trang thiết bị, kỹ thuật để làm du lịch N 0 0 4 75 128 4.59 % 0.0 0.0 1.9 36.2 61.9

Hỗ trợ quảng bá du lịch tại địa phƣơng

N 0 0 12 87 108 4.46

% 0.0 0.0 5.8 42 52.2

Muốn thấy nhiều khách du lịch tại địa phƣơng

N 0 0 17 97 93 4.36

% 0.0 0.0 8.2 46.9 44.9

1 phần tiền thu đƣợc để lại cho ngƣời dân

N 0 0 0 47 160 4.77

% 0.0 0.0 22.7 77.3

Ghi chú: 1=Hoàn toàn không đồng ý; 2= Không đồng ý; 3= Không ý kiến/bình thƣờng; 4= Đồng ý; 5= Hoàn toàn đồng ý

(Nguồn: Khảo sát của tác giả năm 2016) b. Khách du lịch

Có tổng số 30 khách du lịch đƣợc phỏng vấn, trong đó có 17 khách quốc tế và 13 khách nội địa là những khách đang đi du lịch tại Quảng Nam.

Trong số 17 khách quốc tế đến Quảng Nam tham gia phỏng vấn có 4 ngƣời trên 50 tuổi, 5 ngƣời trên 30 tuổi và 8 ngƣời dƣới 25 tuổi. Họ đến từ Anh (8 ngƣời, Bỉ 2 ngƣời, Nhật 2 ngƣời, Mỹ 4 ngƣời, Đức 1 ngƣời. Có 12 ngƣời lần đầu đến, và 5 ngƣời đến trên 1 lần. Lý do chọn Quảng Nam vì thuận tiện công tác, tham quan hai di sản thế giới, du lịch khám phá, du lịch nghỉ biển (Kết quả phỏng vấn của tác giả, 2016).

Trong nhóm khách nội địa tham gia phỏng vấn có 6 ngƣời trên 40 tuổi còn lại 7 khách đều dƣới 30 tuổi 9/13 ngƣời đến từ phía Bắc và 4/13 ngƣời đến từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác. Đi du lịch Quảng Nam để tham quan 2 di sản, khám phá du lịch cộng đồng, giải trí cùng bạn bè, nhân tiện đi công tác (Kết quả phỏng vấn của tác giả, 2016).

Các câu trả lời phỏng vấn của hai nhóm khách sẽ cung cấp những thông tin về điều kiện tài nguyên hấp dẫn du khách đã đến Quảng Nam. Lấy ý kiến của khách hiện trạng CSHT, dịch vụ tại Quảng Nam từ đó làm cơ sở cho công tác đƣa ra đề xuất giải pháp. Kết quả nghiên cứu đƣợc tổng kết nhƣ sau :

Về điều kiện hấp dẫn tài nguyên

Đối với nhóm khách quốc tế: Tất cả đều trả lời đến Quảng Nam họ bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp Hội An, những dãy phố ngôi nhà rất cổ kính, không gian yên tĩnh, đƣợc ăn nhiều món ngon, ngƣời dân rất thân thiện và tốt bụng, thích tham gia các hoạt động văn hóa nhƣ Bài Chòi. Sau khi ghé thăm Hội An 17 ngƣời nhắc đến sự hấp dẫn của Mỹ Sơn và 4/17ngƣời nhắc đến Đông Giang, 7/17 ngƣời đã đi biển Tam Thanh Tam Kỳ (Kết quả phỏng vấn của tác giả, 2016).

Đối với nhóm khách nội địa: 13/13 ngƣời chọn Hội An làm điểm tham quan đầu tiên của mình vì đây là điểm nối tiếng, những dãy phố cố những con đƣờng không quá ồn ào, không khí thanh bình, đồ ăn rất ngon, con ngƣời thân thiện.8/13ngƣời chọn Cù Lao Chàm với các yếu tố thu hút nhƣ biển rất đẹp, không khí trong lành, còn nguyên sơ chƣa khai thác nhiều, ý thức bảo vệ môi trƣờng của ngƣời dân rất cao (Kết quả phỏng vấn của tác giả, 2016).

Rõ ràng, với cả hai nhóm khách Hội An là điểm thu hút nhất đối với họ khi đến Quảng Nam với các yếu tố đặc biệt về cảnh quan, không khí, con ngƣời và văn hóa nơi đây. Đối với nhóm khách quốc tế số đông thích khám phá văn hóa của hai di sản trong khi đó yếu tố tự nhiên chƣa trở thành lựa chọn của họ. Trong khi đó với nhóm khách nội địa ngoài việc tham quan di sản, họ có xu hƣớng thích đến nơi có tự nhiên hoang sơ để trải nghiệm.Đây là cơ sở để tỉnh đƣa ra chiến lƣợc quảng bá với từng đối tƣợng khách mục tiêu.

Cơ sở hạ tầng

Về cách tìm kiếm thông tin về điểm thu hút, tất cả khách quốc tế và nội địa đều trả lời giống nhau là từ bạn bè và ngƣời thân, không đƣợc tiếp cận các thông tin quảng cáo. Ngoài ra 13/17 khách quốc tế cũng trả lời rằng họ có tham khảo trong sách về du lịch Việt Nam để chọn điểm đến. Đối với khách nội địa sau khi đƣợc sự giới thiệu từ bạn bè họ tự lên mạng internet tìm kiếm. Điều này cũng cho thấy các hoạt động quảng bá của tỉnh chƣa tiếp cận đến khách.

Các yếu tố về cơ sở hạ tầng nhận đƣợc sự đánh giá chƣa tốt của khách quốc tế bao gồm giao thông vận tải (đƣờng xấu khó đi, không có xe buýt đến tận điểm

thu hút, bị chặt chém giá). Cơ sở y tế (đông và không vệ sinh), có rất ít công trình vệ sinh công cộng còn rất bẩn. Đƣờng phố, dƣới sông rất nhiều rác. Tuy nhiên an ninh tại đây đƣợc cả khách quốc tế và nội địa đánh giá cao. Cũng giống khách quốc tế, song khách nội địa lại thấy rằng vẫn có các biển chỉ dẫn trên hành trình, đƣờng xá cũng khá sạch.

Yếu tố về dịch vụ du lịch, đƣợc hai đối tƣợng khách đánh giá rất cao cả về dịch vụ lƣu trú, ăn uống, tham quan. Tuy nhiên vẫn còn vấn đề cần giải quyết bao gồm vệ sinh thực phẩm, chuyên môn của thuyết minh viên tại điểm thu hút.

Nhìn chung, qua bảng phỏng vấn có thể thấy rằng những vấn đề đƣợc du khách đánh giákhông tốt chủ yếu thuộc cơ sở hạ tầng và môi trƣờng. Ngoài ra yếu tố vệ sinh thực phẩm và chất lƣợng nguồn nhân lực cũng là vấn đề du khách chƣa hài lòng. Đây chính là điểm yếu của du lịch Quảng Nam cần có những biện pháp khắc phục để phát triển du lịch (Kết quả phỏng vấn của tác giả, 2016).

c. Thành phần tư nhân

Để biết đƣợc hiện trạng hoạt động của các tổ chức tƣ nhân trong phát triển du lịch của tỉnh tác giả tiến hành phỏng vấn sâu đại diện công ty lữ hành và đại diện cơ sở lƣu trú nội dung tham vấn đƣa ra những kết quả sau:

Về quy mô cơ cấu khách

Về quy mô cơ cấu khách đối với khách nội địa thƣờng đông vào dịp hè và các lễ hội lớn chủ yếu là khách đoàn và gia đình, các ngày trong năm phần lớn là khách tự do. Nhóm khách đoàn và khách gia đình chủ yếu chọn các điểm thu hút truyền thống của tỉnh nhƣ di sản Hội An và Mỹ Sơn họ thƣờng kết hợp thăm làng rau Trà Quế, gốm Thanh Hà và đảo Cù Lao Chàm. Các khách lẻ tuổi trẻ thƣờng thích chọn các tour đi khám phá những điểm mới ở phía nam và phía tây tỉnh. Vào những dịp này khách đông doanh nghiệp rất khó khăn trong vấn đề đặt phòng, các dịch vụ ăn uống đi lại.

Sản phẩm

Về sản phẩm, giá tăng trong khi chất lƣợng dịch vụ giảm hơn so với những mùa khác khó khăn cho công ty trong việc quảng bá các sản phẩm. Các sản phẩm

du lịch thiếu tính liên kết do hệ thống giao thông chƣa thông suốt, chất lƣợng kém. Các điểm du lịch CSHT yếu nhất là dịch vụ y tế.

Xúc tiến

Về xúc tiến, doanh nghiệp không đƣợc mời tham gia các cuộc thảo luận phát triển du lịch cũng không đƣợc tham gia các chƣơng trình xúc tiến. Thiếu thông tin khi chính quyền địa phƣơng xúc tiến một đằng mà doanh nghiệp mỗi nơi làm một kiểu dẫn đến tình trạng sản phẩm du lịch kém chất lƣợng hơn hoặc khác so với lúc quảng bá làm du khách thất vọng.

Chính sách địa phương

Về chính sách hỗ trợ của địa phƣơng, đƣa ra các chính sách thúc đẩy và khuyến khích các doanh nghiệp nhƣng chỉ đƣa ra mà không có cơ chế để kiểm soát thực hiện. Các doanh nghiệp nhỏ không đƣợc mời tham gia các cuộc họp về phát triển du lịch, khó tiếp cận nguồn vốn vay cũng nhƣ thiếu thông tin về các chiến lƣợc xúc tiến du lịch của địa phƣơng.

Nhƣ vậy sự tham gia của các thành phần tƣ nhân vào hoạt động du lịch của địa phƣơng còn thiếu tính liên kết với chính quyền địa phƣơng, vẫn theo kiểu chính quyền một đƣờng và doanh nghiệp làm một nẻo.

d. Chính quyền địa phương

Đƣa ra các nghị quyết về phát triển du lịch từ đó thành lập các đề án phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh trong từng lĩnh vực khác nhau nhƣ quy hoạch, nâng cấp hạ tầng cơ sở du lịch, đào tạo nguồn nhân lực.. Tỉnh cũng tích cực tham vấn và kêu gọi hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ ngoài nƣớc để phát triển du lịch của tỉnh theo hƣớng bền vững. Tuy nhiên xác định rõ những khó khăn cần giải quyết nhƣ địa bàn rộng, thiếu vốn nên công tác quy hoạch phát triển cần theo từng giai đoạn và cần có kế hoạch hợp tác với doanh nghiệp và ngƣời dân.

Trong giai đoạn mới ngoài du lịch tham quan các di sản văn hóa nên phát các loại hình du lịch nhƣ du lịch sinh thái biển tại Cù Lao Chàm và Tam Hải, du lịch sinh thái núi tại vùng phía tây tỉnh, du lịch văn hóa cộng đồng tại Duy Xuyên, Tây Giang, Đông Giang. Du lịch nghỉ dƣỡng biển tại Tam Thanh, hồ Phú Ninh.

Xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn tỉnh đã đƣa ra đƣợc các chính sách cần thực hiện trong phát triển du lịch đồng thời yêu cầu các huyện chủ động đƣa ra các chính sách phát triển du lịch, tự xây dựng các sản phẩm, các chƣơng trình du lịch mới trên cơ sở tiềm năng và nguyện vọng của cƣ dân địa phƣơng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về phát triển du lịch tỉnh quảng nam (Trang 61 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)