Giải pháp đối với quan hệ đầu tư giữa hai nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại và đầu tư giữa thái lan và việt nam từ năm 1995 đến nay (Trang 93 - 129)

3.1.2 .Về quan hệ ngoại giao và kinh tế giữa Thái Lan và Việt Nam

3.4. Giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư giữa Thái Lan

3.4.2. Giải pháp đối với quan hệ đầu tư giữa hai nước

Quan hệ đầu tư giữa Thái Lan và Việt Nam trong thời gian qua tuy đã có nhiều điều kiện thuận lợi trong quá trình phát triển, song hiện tại và sắp tới

cả hai bên cũng sẽ gặp khơng ít khó khăn địi hỏi cùng phải vượt qua. Các giải pháp thúc đẩy đầu tư giữa hai nước nhằm mục đích tăng cường và phát huy những thuận lợi đã và đang có, đồng thời cũng là bước dự phịng đối với các tình thế khó khăn trong tương lai trong điều kiện bối cảnh khu vực và quốc tế ln có những biến đổi khó lường.

Trước hết, giải pháp cấp thiết hiện nay đối với đầu tư giữa hai nước, là cả hai bên cần phải điều chỉnh lại luật đầu tư sao cho hợp lý và phù hợp nhất với tình hình thực tế, tạo sự thuận tiện và dễ dàng nhất cho các nhà đầu tư của hai bên khi quyết định bỏ vốn ra đầu tư ở Việt Nam hoặc Thái Lan. Hiện nay, Luật Đầu tư nước ngồi và những bộ luật có liên quan đến đầu tư của Việt Nam cịn khá phức tạp, nhiều chỗ cịn khó hiểu, gây khơng ít trở ngại cho các nhà đầu tư nước ngồi, trong đó có Thái Lan, khi muốn đầu tư vào Việt Nam. Thứ hai, ngoài việc cần điều chỉnh lại luật, Việt Nam cũng cần có các giải pháp hợp lý đối với những khoản thuế mà các nhà đầu tư nước ngồi có nghĩa vụ phải nộp khi họ tham gia vào đầu tư tại Việt Nam. Những khoản thuế này cần phải rõ ràng, hợp lý và cần được công khai, minh bạch.

Thứ ba, cũng như ở lĩnh vực thương mại, việc tổ chức cung cấp thông tin cần thiết về môi trường đầu tư và mọi điều kiện có liên quan khác tại thị trường Việt Nam và Thái Lan là điều hết sức cần thiết. Đây có thể hiểu là những cuốn “Sổ tay đầu tư”, là bộ cẩm nang cho các nhà đầu tư Thái Lan khi hoạt động đầu tư tại Việt Nam và ngược lại.

Thứ tư, nhằm hỗ trợ cho hoạt động đầu tư giữa hai nước, Chính phủ Thái Lan và Việt Nam cần thành lập một quỹ đầu tư giữa hai nước. Quỹ này sẽ hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp của cả hai nước khi đầu tư vào Thái Lan hoặc Việt Nam. Những doanh nghiệp được hỗ trợ vốn phải là các doanh nghiệp có những dự án đặc biệt hoặc dự án có tiềm năng, có lợi cho xã hội.

Thứ năm, như đã đề cập trong phần giải pháp về thương mại, cả hai nước, nhất là Việt Nam, cần tiếp tục hiện đại hóa cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật nhằm phục vụ cho các hoạt động đầu tư, đặc biệt là hệ thống giao thông, sân bay, bến cảng, v.v… Cơ sở hạ tầng tốt sẽ thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư Thái Lan đến Việt Nam hoạt động kinh doanh.

Thứ sáu, cả Thái Lan và Việt Nam cũng cần tăng cường mối quan hệ

thương mại và đầu tư trong khuôn khổ Hành lang Kinh tế Đông – Tây, nhất là cần đầu tư mạnh mẽ vào các địa phương nằm trên tuyến hành lang này, để từ đó gia tăng thương mại, du lịch và các dịch vụ khác có lợi cho cả bốn nước nằm theo trục hành lang này. Hành lang Kinh tế Đông - Tây cần được coi là trọng điểm cho hoạt động đầu tư và thương mại giữa Thái Lan và Việt Nam trong thời gian tới.

3.5 Tiểu kết

Trong phần thứ ba này phần nào đã nêu lên được thực trạng về lợi thế cũng như những khó khăn về thương mại và đầu tư mà hai nước Thái Lan và Việt Nam gặp phải trong các giai đoạn đã trải qua trong quá trình hợp tác từ năm 1975 cho đến khi Việt Nam gia nhập vào ASEAN 1995 cũng như những các hoạt động khác cho đến năm 2013 vừa qua. Thử thách và cơ hội đặt ra với cả hai quốc gia được phân tích cũng như nghiên cứu trên đây phần nào giúp góp phần trong việc tổng hợp tài liệu để các nhà kinh tế có thể sử dụng trong q trình bắt tay vào hoạt động cũng như đầu tư ở hai nước này. Những khó khăn đã nêu ra đều có khả năng giải quyết định bởi khả năng nội tại mà hai nước đã có sẵn. Phần này nêu ra một số các giải pháp mà hai nước có thể áp dụng đối với những khó khăn vẫn tồn tại trong vấn đề thương mại và đầu tư. Để mở ra một bước phát triển mới thì cả hai nước cần phải có những nỗ lực

hơn nữa để đẩy nhanh và mạnh hơn tiềm năng những thế mạnh sẵn có và vượt qua những khó khăn.

KẾT LUẬN

Quan hệ thương mại và đầu tư là những lĩnh vực hoạt động có tầm quan trọng to lớn trong mối quan hệ giữa các quốc gia. Nhờ có bn bán và đầu tư quốc tế, các nước có thể phát huy được lợi thế so sánh của mình trong sự phân cơng lao động quốc tế và có khả năng tiến dần tới sự thịnh vượng về kinh tế. Thái Lan và Việt Nam là hai nước có quan hệ truyền thống từ lâu đời. Mối quan hệ lịch sử giữa hai nước đã trải qua nhiều bước thăng trầm cho tới thời kỳ hiện đại. Sau khi Việt Nam hoàn thành sự nghiệp thống đất nước năm 1975, mối quan hệ ngoại giao giữa Thái Lan và Việt Nam được thiết lập, tạo tiền đề và các điều kiện thuận lợi cho hai nước phát triển mối quan hệ thương mại và đầu tư. Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc năm 1991, đặc biệt là sau khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế đối với Việt Nam (1994) và sau sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của Hiệp hội ASEAN vào năm 1995, mối quan hệ kinh tế giữa Thái Lan và Việt Nam đã được cải thiện rõ rệt. Từ năm 1995 đến nay, quan hệ kinh tế giữa Thái Lan và Việt Nam, mà biểu hiện trước hết là trong lĩnh vực thương mại và đầu tư, đã có những bước phát triển liên tục theo chiều hướng tích cực. Nhìn lại chặng đường gần 20 năm qua (1995 – 2014), có thể nói, quan hệ thương mại và đẩu tư giữa hai quốc gia đã có những bước tiến triển khá vững chắc.

Về quan hệ thương mại, kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Thái Lan và Việt Nam đã không ngừng tăng lên, từ mức chỉ đạt khoảng 3 triệu USD vào năm 1975, tăng lên tới 513,54 triệu USD vào năm 1995, rồi đạt tới kim ngạch 1.179 tỷ USD vào năm 2000. Cho đến năm 2013, kim ngạch thương mại giữa hai nước đã đạt tới con số 10.451 tỷ USD, tức là tăng gấp hơn 20,3 lần so với năm 1995. Có thể nói, quan hệ thương mại hai chiều Thái Lan – Việt Nam đã

góp phần bổ sung cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng ở cả hai nước, thúc đẩy sản xuất hai nước cùng phát triển.

Về quan hệ đầu tư, Thái Lan tiến hành đầu tư vào thị trường Việt Nam từ năm 1988, với bước khởi đầu bằng 3 dự án có tổng số vốn 2.424.000 USD. Tuy nhiên, càng về sau số dự án và số vốn đều tăng lên. Cho đến năm 1995, Thái Lan có 138 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng giá trị vốn đăng ký đạt 476 triệu USD. Nếu tính lũy kế cho đến năm 2013, thì Thái Lan có tổng số vốn đăng ký đầu tư tại Việt Nam đạt giá trị 6.468 tỷ USD, xếp vị trí thứ 10 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Ở chiều ngược lại, đầu tư của Việt Nam vào Thái Lan tuy cịn khiêm tốn, nhưng nó cũng giúp cho các nhà đầu tư Việt Nam tích lũy những kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh trong cơ chế thị trường.

Rõ ràng, quan hệ thương mại và đầu tư giữa Thái Lan và Việt Nam đạt được nhiều thành công và ngày càng tiến triển từ năm 1995 đến nay. Mối quan hệ này mang tính tích cực, đáp ứng cho lợi ích thiết thân của hai quốc gia, góp phần vun đắp cho tình hữu nghị giữa hai nước ngày càng phát triển. Tuy nhiên, để quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai bên ngày càng phát triển bền vững, cả hai Chính phủ Thái Lan và Việt Nam cần phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong mọi lĩnh vực hợp tác, tạo ra hành lang pháp lý và các cơ chế, chính sách thích hợp cho thương mại và đầu tư song phương phát triển thuận lợi trong bối cảnh hợp tác đa phương giữa các nước ASEAN ngày càng đi vào chiều sâu. Cùng đồng hành với Chính phủ, nhân dân hai nước đều phải nỗ lực phấn đấu, tăng cường giao lưu, tiếp xúc với nhau thông qua các hình thức ngoại giao nhân dân để hai bên có thể hiểu biết nhau hơn; từ đó góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước ngày càng phát triển toàn diện và bền chặt, đáp ứng cho lợi ích lâu dài của cả hai dân tộc./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt:

Sách:

0. Hoàng Khắc Nam (7002), Quan hệ Việt Nam-Thái Lan 1976-2000, NXB

Đại học Quốc gia, Hà Nội.

7. Ngô Thị Khánh (2009), Mối quan hệ kinh tế và giao lưu văn hóa Việt – Thái trong lịch sủ. Khóa luật tốt nhiệp ngành lịch sử, Khoa lịch sử, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

2. Nguyễn Quỳnh Nga (1997), Quan hệ Việt Nam – Thái Lan giai Đoạn 1976-1996, Luật văn tốt nghiệp ngành quan hê quốc tế, Khoa quốc tế học,

Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội, Việt Nam.

4. Nguyễn Thị Thu Hương (2002), Quan hệ kinh tế Việt Nam – Thái Lan từ

năm 1989 đến năm 2001, Khóa luận bằng cử nhân khoa quốc tế học,

Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội, 5. Nguyễn Viết Thông, Đinh Xuân lý, Ngô Đăng Tri, Nguyễn Văn Hỏa,

Ngô Quang Định và Nguyễn Đăng Quang (2012), Đường lối cách mạng

của Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Hội, tr. 238.

6. Phạm Quang Minh (2012), Chính sách đối ngoại đổi mới của Việt Nam năm 1986 -2010, NXB Thế giới, Hà nội, tr. 87 – 88.

Tập chí:

7. Lê Văn Lương (2001), Việt Nam và Thái Lan: Tiến tới mối quan hệ đối tác ổn định, lâu dài trong thế kỷ 21, Nghiên cứu quốc tế, tập 3 (số 40), tr. 3-9.

8 . Nguyễn Ngọc Lan (2011), Tác động của khủng hoảng chính trị Thái Lan đến Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4/2011; Hà Nội.

9 . Nguyễn Thị Hoàn (2005). Vài nét về quan hệ Việt Nam – Thái Lan những năm đầu thế kỷ XXI, Nghiên cứu Đông Nam Á, tập 1 năm 2005. tr.62.

10 . Nguyễn Thị Quế (2006), 30 năm quan hệ Việt Nam – Thái Lan,. Nghiên

cứu Đông Nam Á, Tâp 4. tr.13

Nguồn Internet:

11. Báo Công Thương (2014). Nhà đầu tư Thái Lan hướng mạnh tới VN2013, Truy cập 20/2/2014, từ http://www.baomoi.com/Nha-dau-tu-Thai-Lan- huong-manh-toi-VN/45/13820144.epi

12. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Bộ trưởng Ngoại giao Thái

Lan thăm chính thức Việt Nam, Truy cập 22/2/2014, từ

http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?

13. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Chiến lược phát triển kinh

tế - xã hội năm 2001 -2005, Truy cập 10/2/2014, từ http://www.chinhphu.

vn/portal/page/portal/chinhphu/Nuoc

14. Bộ công thương Việt Nam (2001). Báo cáo thực trạng hoạt động ngoại thương giai đoạn 2001 – Nay, Truy cập 15 tháng 3 năm 2014, từ

http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_TAILIEU_COBAN/ 15. Bộ ngoại giao CHXHCN Việt Nam (2012), Thông tin cơ bản về Thái Lan

và quan hệ Việt Nam, Truy cập 22/2/2014, từ http://www.mofa.gov.vn

/vi/cn_vakv/ca_tbd/nr040819104152

16. Bộ ngoại giao Việt Nam (2012), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp Thủ

tướng Thái Lan, Truy cập 22/2/2014, từ http://www.mofa.gov.vn/vi

/nr040807104143/nr040807105001/ns111201090658/view

17. Cục Đầu tư Nước ngồi (FIA) (2010), Tóm tắt q trình hình thành hệ

thống pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Truy cập 22/2/2014,

18. Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) (2013), Giới thiệu Petrolimex, Truy cập 22 tháng 2 năm 2014, từ http://www.petrolimex.

com.vn/gioi-thieu/gioithieu- petrolimex/qua_trinh_hinh_thanh_va_phat _trien/default.aspx

19. Thơng tin điện tử Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Vương quốc Thái Lan: Quan hệ ngoại giao, kinh tế với Việt Nam. Truy cập 15/3/2014, từ http://www.chinhphu.vn/portal

20. Trung tâm Tư liệu và Dịch vụ Thống kê - Tổng Cục Thống kê, Tình hình kinh tế - xã hội năm 2009, từ: http://gso.gov.vn/default.aspx?

tabid=621&ItemID=9458

21. Trung tâm Tư liệu và Dịch vụ Thống kê - Tổng Cục Thống kê, Tình hình

kinh tế- xã hội năm 2010, Truy cập 22/2/2014, từ http://gso.gov.vn/default.

aspx?tabid=621&ItemID=10835

22. Trung tâm Tư liệu và Dịch vụ Thống kê - Tổng Cục Thống kê, Tình hình

kinh tế - xã hội năm 2013, Truy cập 20/2/2014, từ http://gso.gov.vn/

default.aspx?tabid=621&ItemID=13843

23. Vietnamplus (2012). Tuyên bố chung họp nội các Việt Nam-Thái Lan lần

2 Truy cập 1/4/2014, từ http://www.vietnamplus.vn/tuyen-bo-chung-hop-

noi-cac-viet-namthai-lan-lan-2/169415.vnp.

Tiếng Thái: Sách:

24. Boonrat ratborirak (2006), Chính sách ngoại giao của Thái Lan đối với Việt Nam từ Thủ thướng Chavalit Yongchaiyudh đến Thủ thướng Thaksin Shinawatra (năm 1998 – 2004). Luật văn tiến sĩ ngành quan hệ quốc tế và

25. Chulacheep Chinwanno (1996), Hai thế kỳ quan hệ Thái Lan và Việt Nam từ Cuộc xung đột đến hợp tác hiện nay, Trong Hội thảo kỷ niệm 20 năm quan hệ giữa Thái Lan và Việt Nam (1976 -1996) tháng 8 năm 1996, tại Khách sạn Rayalchid Sheraton Hotel Thái Lan (tr. 17 -19). Băng kok: NXB. Trường Đại học Thammasat .

26. Chin Puripon (7000). Đầu tư kinh doanh trực tiếp của Thái Lan tại Việt Nam: trường hợp liên doanh giữa Thái Lan - Việt Nam. Trường Đại học Nông nghiệp, Thái Lan.

27. Đại sứ quán Thái Lan tại Hà Nội (1995). Sự phát triển mối quan hệ song phương Thái Lan – Việt Nam, Tr.16.

28. Ngân hàng nhà nước Thái Lan, tiền đầu tư trực tiếp của Thái Lan ra nước ngoài, phân biệt theo từng nước

29. Phapat Tepchathree (2012), Chiến lược của Mỹ đối với khu vực Đông

Nam Á. NXB. Sematam, Bangkok, Thái Lan tr.15

30. Pisnu Pratoomthong (7007), Những nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ Thái Lan - Việt Nam: Phân tích những nhân tố tác động đến mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan giai đoạn sau chiến tranh Việt – Mỹ, Khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại học Chiang mai, Thái Lan.

31. Savipavini Kummarung (2007), Triền vọng thế kỳ 21 quan hệ Thái Lan và

Việt Nam, Luật văn tiến sĩ chính trị học, chuyên ngành Quan hệ quốc tế và

ngoại giao, Khoa chính trị học, Trường Đại học Thammasat, Thái Lan. 32. Siranee Hanchaikitikun (0992), Quan hệ thương mại và đầu tư giữa Thái

Lan và các nước Đông Dương: trường hợp Lào và Việt Nam. Trường đại học Nông nghiệp, Thái Lan.

33. Somchai Phagaphasvivat (1996), Mười năm Thương mại và đầu tư Thái Lan tại Việt Nam: Những khó khăn và cơ hội hợp tác, Trong hội thảo kỷ nhiệm 20 năm quan hệ giữa Thái Lan và Việt Nam (1976 -1996) tháng 8 năm 1996 tại Khách sạn Rayalchid Sheraton Hotel Thái Lan (tr. 106 -114). Băng kok: NXB. Trường Đại học Thammasat .

34. Suneerat Bounampon (2004), Thương mại và đầu tư giữa Thái Lan và Việt Nam, Luật văn tiến sĩ ngành kinh tế học, Sau đại học, Trường Đại học

Ramkamhang, Băng kok, Thái Lan.

35. Thanyatip sriphana (7000), Quan hệ giữa Thái Lan - Việt Nam từ Chiến tranh lạnh đến hiện tại và tương lai, Khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại

học Chulalongkorn, Băng Cốc, Thái Lan.

36. Thanyatip Sripana (2000), Đông Nam Á năm 2000, NXB. Đại học Chulalongkorn, Băngkok.

37. Trung tâm Nghiên cứu Đông Dương, Đại học Burapha (2009), Dữ liệu cơ bản Việt Nam.

38. Văn phòng hợp tác phát triển kinh tế nước láng giềng, Thái Lan (2012), Chiến lược phát triển kinh tế với Việt Nam năm 2014 – 2017, NXB.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại và đầu tư giữa thái lan và việt nam từ năm 1995 đến nay (Trang 93 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)