Giải pháp đối với quan hệ thương mại giữa hai nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại và đầu tư giữa thái lan và việt nam từ năm 1995 đến nay (Trang 91 - 93)

3.1.2 .Về quan hệ ngoại giao và kinh tế giữa Thái Lan và Việt Nam

3.4. Giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư giữa Thái Lan

3.4.1. Giải pháp đối với quan hệ thương mại giữa hai nước

Thứ nhất, cần thúc đẩy mạnh mẽ mối quan hệ toàn diện giữa hai nước. Đây là giải pháp quan trọng đầu tiên cần quan tâm hàng đầu, vì nó có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động thương mại. Như chúng ta biết, thương mại chỉ có thể phát triển mạnh khi con người giữa hai nước có sự giao tiếp, giao lưu, gắn bó và hiểu biết lẫn nhau; đây sẽ là nền tảng cho sự tin tưởng lẫn nhau nhằm tạo ra các hoạt động kinh doanh thương mại giữa hai bên. Do vậy, đây là trách nhiệm đặc biệt trước hết thuộc về các nhà lãnh đạo của hai quốc gia

trong việc thúc đẩy các hoạt động hợp tác, trao đổi và giao lưu giữa nhân dân hai nước.

Thứ hai, cần có cơ sở dữ liệu, thơng tin cơ bản về các điều kiện hoạt động thương mại của hai nước. Như chúng ta thấy, việc thiếu thông tin và cơ sở dữ liệu của Việt Nam cũng như của Thái Lan đã khiến cho các doanh nghiệp hai nước dè dặt trong việc kinh doanh tại nước bạn. Vì vậy, cần thiết phải tạo lập các tổ chức nghiên cứu, thu hút các nguồn vốn, nguồn tài trợ từ phía chính phủ hoặc từ các doanh nghiệp để tài trợ cho các nhà nghiên cứu kinh tế của hai nước. Kết quả nghiên cứu của họ sẽ cho ra đời những cuốn “Sổ tay thương mại”, cung cấp cho xã hội những thông tin và dữ liệu kinh tế cơ bản của hai nước, từ đó chúng sẽ hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động kinh doanh. Chỉ khi có dữ liệu xác thực và đầy đủ thì các doanh nghiệp hai nước mới có thể bn bán với nhau và có cơ hội thành công cao.

Thứ ba, cần đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nhằm hỗ trợ cho hoạt động thương mại, đặc biệt là hệ thống giao thông. Đây là một trong những giải pháp cấp thiết nhằm hỗ trợ đắc lực cho hoạt động thương mại giữa hai nước phát triển. Thương mại gắn liền với hệ thống đường giao thông, nên thương mại sẽ phát triển mạnh khi các hệ thống đường giao thông thuận tiện.

Thứ tư, một giải pháp quan trọng khác, đó là việc thành lập những tổ chức, cơ quan hợp tác kinh tế nhằm duy trì các hoạt động kinh doanh thương mại song phương một cách ổn định và bền vững.

Thứ năm, hai nước cũng cần tăng cường các hình thức giao lưu, trao đổi nhằm tiếp cận thị trường của nhau thông qua các cuộc triển lãm hàng hóa Thái Lan tại Việt Nam, hoặc hàng hóa Việt Nam tại Thái Lan hàng năm. Những cuộc triễn lãm hàng hóa này có ý nghĩa rất quan trọng, giúp người tiêu

dùng hai nước làm quen với hàng hóa của nhau, đặc biệt là những hàng hóa có mẫu mã mới, vừa mới có mặt trên thị trường của nhau

Thứ sáu, đặc biệt, Chính phủ hai nước cần có những phản ứng và điều chỉnh chính sách hỗ trợ xuất khẩu một cách kịp thời và đúng đắn. Trong cơ chế hành lang pháp lý, hai nước đã ký hiệp định thương mại với quy chế MFN, dành ưu tiên ưu đãi cho nhau vì cùng là thành viên của ASEAN, cùng hợp tác trong khn khổ AFTA; chính vì vậy, hai nước cần có những chính sách và kế hoạch tồn diện, đồng bộ về buôn bán hai chiều trong bối cảnh mới của tự do hóa thương mại khu vực và những biến đổi bên trong nền kinh tế của hai nước.

Thứ bảy, cần phải có những biện pháp nhằm tạo ra một mơi trường chính trị - xã hội ổn định ở hai nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế. Đặc biệt hai bên cần biết kết hợp thế mạnh của mỗi bên nhằm phát triển thương mại. Việt Nam với tiềm năng dồi dào về nhân cơng, nguồn lực có thể kết hợp với nguồn vốn cũng như những công nghệ của Thái Lan để tạo ra nguồn xuất khẩu lớn, như các mặt hàng về nông sản, thủy sản, chăn nuôi gia súc gia cầm, hay sản xuất các mặt hàng gia dụng, v.v…

Thứ tám, giải pháp cuối cùng trong phần này, là Thái Lan có thể sử dụng thế mạnh của mình trong các lĩnh vực trao đổi, đàm phán nhằm giúp Việt Nam hội nhập với các nước, các tổ chức quốc tế... Việc này không những sẽ giúp tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam vươn lên trình độ quốc tế, mà cịn giúp cho các nhà doanh nghiệp Thái Lan trong quan hệ buôn bán với Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại và đầu tư giữa thái lan và việt nam từ năm 1995 đến nay (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)