Một số nguyên nhân hạn chế quan hệ thương mại và đầu tư giữa Thái Lan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại và đầu tư giữa thái lan và việt nam từ năm 1995 đến nay (Trang 36 - 39)

1.1.3 .Quan hệ ngoại giao Thái Lan – Việt Nam giai đoạn 1988 – 1994

1.3. Một số nguyên nhân hạn chế quan hệ thương mại và đầu tư giữa Thái Lan

Thái Lan và Việt Nam

1.3.1. Những nguyên nhân trong giai đoạn ban đầu 1987-1989

Trước hết, doanh nhân Thái chưa có đầy đủ thơng tin về tình hình kinh tế và thương mại của Việt Nam, bởi trong giai đoạn này, thông tin thu hút đầu tư phần lớn là bằng tiếng Việt, là ngôn ngữ mà các nhà đầu tư Thái Lan không thông thạo; đồng thời doanh nhân Thái Lan cũng không theo dõi các thông tin liên quan đến đầu tư tại Việt Nam, nên khơng có định hướng về đầu tư và hoạt động thương mại; vì vậy, kết quả hoạt động kinh doanh không đạt hiệu quả cao.

Thứ hai, trong giai đoạn đầu khi tiến hành hoạt động kinh doanh tại thị trường Việt Nam, các doanh nhân Thái Lan đã tiến hành cơng việc kinh doanh của mình bằng cách đi lại giữa hai nước mà khơng có văn phịng đại diện để tìm kiếm thơng tin và liên lạc. Đây là một lý do rất căn bản gây khó khăn cho việc theo dõi và tìm kiếm thơng tin toàn diện phục vụ cho kinh doanh. Như đã nói ở trên đây, doanh nhân Thái Lan muốn đầu tư và ngay lập tức muốn kiếm được lợi nhuận trong một khoảng thời gian ngắn. Thêm vào đó, các doanh nhân Việt Nam khơng quan tâm đến đầu tư của Thái Lan, do nhận thấy doanh nhân Thái Lan không đầu tư một cách nghiêm túc vào Việt Nam như những quốc gia khác.

Thứ ba, trong giai đoạn đầu tiên, doanh nhân làm kinh doanh khơng có hướng đi rõ ràng, thử làm và tìm kiếm vận may. Về phía chính phủ Thái Lan, Chính phủ cũng khơng xác định và thể hiện bất cứ biện pháp nào để có thể giúp đỡ các doanh nhân Thái Lan, hoặc thực hiện các biện pháp phối hợp với các cơ quan hữu trách của Việt Nam trong các trường hợp cần thiết. Hơn nữa, phía Thái Lan cũng chưa có cơ quan thu thập thơng tin một cách có hệ thống

nhằm phục vụ cho các doanh nhân Thái Lan hoạt động tại thị trường Việt Nam.

Thứ tư, doanh nhân Thái Lan chưa hiểu về người Việt Nam. Hơn nữa, lối kinh doanh của người Việt Nam cũng chưa hợp với lối kinh doanh quốc tế, theo đó, họ có thể sửa đổi thỏa thuận bất cứ lúc nào do quy định của luật pháp trong thời kỳ này chưa cụ thể và chặt chẽ. Ngồi ra, cịn có những vấn đề trong việc phân chia lợi ích giữa hai bên đầu tư và tiếp nhận đầu tư. Ở đây, mọi thứ đều chưa được rõ ràng.

Thứ năm, vấn đề về môi trường đầu tư tại Việt Nam thời gian đầu vẫn chưa được thuận lợi, đặc biệt là những vấn đề có liên quan đến giấy tờ, hồ sơ thủ tục cấp phép đầu tư và kinh doanh còn quá nhiều khâu phức tạp; thiếu sự phân cấp quản lý một cách khoa học cho các cơ quan hữu quan, nên đã làm cho quá trình kinh doanh bị chậm trễ.

Thứ sáu, chi phí cho q trình đầu tư và kinh doanh cịn q tốn kém, kể cả chi phí chính thức và khơng chính thức. Các chi phí chính thức như: tiền thuê văn phòng, thuê nhà ở, chi phí liên hệ, truyền thơng, chi phí xin cấp phép đầu tư, v.v. cịn tương đối cao đã khơng hỗ trợ thuận lợi cho kinh doanh. Còn các khoản chi phí khơng chính thức, như q cáp biếu xén cho các nhân viên nhà nước để tránh bị chậm trong quá trinh làm kinh doanh… cũng là một vấn đề lớn25.

1.3.2. Những nhân tố tích cực báo hiệu cho q trình hợp tác kinh tế tốt đẹp giữa hai nước vào nửa đầu những năm 1990

Vào hai năm 1992-1994, đã có những dấu hiệu mở đầu cho quan hệ thương mại và đầu tư ngày càng thuận lợi hơn giữa Thái Lan và Việt Nam.

25 Đại sứ quán Vương quốc Thái Lan tại Hà Nội (1995), Sự phát triển mối quan hệ song phương Thái Lan –

Đó là việc Mỹ quyết định hủy bỏ việc tẩy chay Việt Nam (tháng 2/1994), chuẩn bị cho việc tháo dỡ hoàn toàn lệnh cấm vận đối với Việt Nam từ bấy lâu nay và thiết lập quan hệ bình thường hóa với Việt Nam vào một năm sau đó (1995).

Mặt khác, bắt đầu từ năm 1992, Chính phủ Thái Lan dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Anand Panyarachun (lên làm Thủ tướng năm 1991) đã cải thiện một bước quan hệ với các nước Đông Dương, tăng cường quan hệ hữu nghị với Việt Nam, như lập Ủy ban Hợp tác kinh tế với Việt Nam, thực hiện ký kết những hiệp định hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước; tổ chức cơ quan cung cấp thông tin và tư vấn cho các doanh nghiệp Thái Lan làm ăn tại Việt Nam, với mong muốn thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa Thái Lan và các nước Đông Dương nói chung, giữa Thái Lan và Việt Nam nói riêng. Đồng thời năm 1992 Thái Lan cũng thiết lập cơ quan Lãnh sự và cơ quan xúc tiến đầu tư của mình tại TP. Hồ Chí Minh tạo thuận lợi cho các doanh nhân Thái Lan khi muốn đầu tư vào Việt Nam26.

Về phía các doanh nghiệp Thái Lan, lúc này họ đã hiểu biết về Việt Nam nhiều hơn, chú trọng nâng cao năng lực thông tin và tư vấn về thị trường Việt Nam thông qua việc thiết lập các văn phòng đại diện tại Việt Nam, v.v… Tất cả những động thái trên đây đều có tác động tích cực đến quan hệ giữa Thái Lan và Việt Nam. Bằng chứng là kim ngạch thương mại giữa hai bên đã tăng nhiều so với các giai đoạn trước đó; số vốn đầu tư của Thái Lan tại Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng, từ 5,54 triệu USD năm 1992, đã tăng lên tới 78,04 triệu USD vào năm 199327; nhiều dự án quan trọng của các nhà

26 Thanyathip Sripana (1998), Quá trình phát triển đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam, Xem lại châu Á, tập

19 (số 1), tr. 53.

27 Suneerat Bounampon (2004), Thương mại và đầu tư giữa Thái Lan và Việt Nam, Luật văn tiến sĩ ngành kinh tế học, Sau đại học, Trường đại học Ramkamhang, Bangkok, Thái Lan. tr. 42-43

đầu tư Thái Lan đã được cấp phép hoạt động như: Dự án xây dựng khách sạn 5 sao của Công ty SAS; Dự án xây dựng các nhà máy chế biến thực phẩm; Dự án xây dựng khu công nghiệp Amata City của Công ty Bangpakong Industrial Park II; Dự án Chế biến thức ăn cho gia súc tại Biên Hòa (Đồng Nai); một số dự án của Tập đoàn Ban-Chang và Tập đoàn Bam–Pu; dự án đầu tư phát triển và cải thiện cảng nước sâu Hải Phòng, v.v…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại và đầu tư giữa thái lan và việt nam từ năm 1995 đến nay (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)