Quan hệ đầu tư Thái Lan Việt Nam giai đoạn 2007 – 2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại và đầu tư giữa thái lan và việt nam từ năm 1995 đến nay (Trang 74)

2.3.2 .Quan hệ đầu tư giữa Thái Lan và Việt Nam giai đoạn 2001 2006

2.3.3. Quan hệ đầu tư Thái Lan Việt Nam giai đoạn 2007 – 2013

Trong giai đoạn này đáng chú ý là sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Sau khi ký kết một số văn kiện quan trọng tại Geneva ngày 7/11/2006, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO vào ngày 11/1/2007. Sau khi chính thức được kết nạp vào một tổ chức quốc tế lớn mang tính chất tồn cầu như WTO, Việt Nam đã có những động thái điều chỉnh nhiều chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài và phát triển mạnh hơn nữa nền kinh tế trong nước. Điển hình là sự điều chỉnh về luật pháp, như hình thành và quy định rõ ràng các luật lệ kinh doanh, như Luật Thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Pháp lệnh ngoại hối, v.v... Đồng thời, sau khi gia nhập WTO, Chính phủ Việt Nam cũng áp dụng các biện pháp nhằm bãi bỏ các quy định có liên quan đến hạn chế số lượng hàng nhập khẩu (hạn ngạch). Việt Nam cũng đã có những bước chuẩn bị quan trọng để tiến tới chủ động hội nhập vào các ngành dịch vụ chủ chốt như: viễn thơng, phân phối, dịch vụ tài chính… theo những chuẩn mực quốc tế. Điều này đã tạo các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế trong nước, cũng như tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi do những hoạt động và chính sách mở cửa của Chính phủ Việt Nam64.

Trong giai đoạn này, hoạt động đầu tư của Thái Lan tại Việt Nam đã tăng lên đáng kể, theo đó, trong năm 2007 Thái Lan đã có thêm 25 dự án được Chính phủ Việt Nam phê duyệt và cấp phép, với tổng giá trị vốn đăng ký đạt 290,7 triệu USD. Tiếp đó, trong năm 2008 có thêm 32 dự án đầu tư

64

Cục Đầu tư Nước ngồi (FIA). (2010), Tót tất q trình hình thành hệ thống pháp luật về đầu tư nước

ngoài tại Việt Nam, Truy cập 22 tháng 2 năm 2014, từ

được phê duyệt, với tổng giá trị vốn đăng ký lên tới 404,62 triệu USD65. Năm 2009 có 19 dự án được phê duyệt với số vốn đăng ký trị giá 77,4 triệu USD66. Năm 2010, có 16 dự án được phê duyệt với tổng giá trị 131,9 triệu USD67. Năm 2011, có 36 dự án được phê duyệt với tổng giá trị 212,4 triệu USD68. Năm 2012, có 23 dự án được phê duyệt với tổng giá trị 73 triệu USD69. Năm 2013, có 39 dự án đầu tư được cấp phép với tổng giá trị vốn đăng ký đạt 360,5 triệu USD70.

Chúng ta có thể thấy, trong năm 2008 đầu tư của Thái Lan tại Việt Nam gia tăng mạnh do có sự tham gia đầu tư của Công ty CP. CP là cơng ty có quy mơ lớn tại Thái Lan, đã đầu tư tại Việt Nam với số vốn khá lớn có giá trị 3,7 tỷ USD trong nhiều dự án ở cả hai lĩnh vực là công nghiệp và nông nghiệp; trong đó, có dự án trị giá 100 triệu USD đầu tư vào lĩnh bất động sản và bán lẻ và 3,6 tỷ USD vào lĩnh vực viễn thông, sản xuất ethylene từ than đá, ngân hàng, thương mại, v.v… Trong những năm 2007-2009, CP Việt Nam có tất cả 8 dự án mở rộng đầu tư vào các ngành công nghiệp, như: dự án sản xuất thực phẩm tại miền Bắc, cụ thể tại Hà Nội, được bắt đầu từ năm 2009; dự án sản xuất thức ăn gia súc tại tỉnh Bình Dương được bắt đầu từ năm 2008; dự án

65

General Statistics Office Of Vietnam, Foreign direct investment projects licensed in 2008 by main counterparts, Retrieved January 5 , 2014, from

http://www.gso.gov.vn/default_en.aspx?tabid=471&idmid=3&ItemID=8705

66

Trung tâm Tư liệu và Dịch vụ Thống kê - Tổng Cục Thống kê, Tình hình kinh tế- xã hội năm 2009 http://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=9458

67

Trung tâm Tư liệu và Dịch vụ Thống kê - Tổng Cục Thống kê, Tình hình kinh tế- xã hội năm 2010 Truy cập 22 tháng 2 năm 2014, từ http://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=10835

68

General Statistics Office Of Vietnam, Foreign direct investment projects licensed in 2011 by main counterparts, Retrieved January 5 , 2014, from

http://www.gso.gov.vn/default_en.aspx?tabid=471&idmid=3&ItemID=13116

69

General Statistics Office Of Vietnam, Foreign direct investment projects licensed in 2012 by main counterparts, Retrieved January 5 , 2014, from

http://www.gso.gov.vn/default_en.aspx?tabid=471&idmid=3&ItemID=14363

70Trung tâm Tư liệu và Dịch vụ Thống kê - Tổng Cục Thống kê, Tình hình kinh tế - xã hội năm 2013 Truy cập 22 tháng 2 năm 2014, từ http://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=13843

sản xuất thức ăn cho chăn nuôi tại tỉnh Cần Thơ được bắt đầu từ năm 2009; dự án sản xuất thức ăn cho cá tại tỉnh Bến Tre được bắt đầu từ năm 2010; nhà máy sản xuất sữa và sữa chua tại tỉnh Bình Dương được bắt đầu từ năm 2008; dự án mở rộng trang trại và phát triển tôm giống tại các tỉnh miền Bắc được bắt đầu từ năm 2007, trong đó việc phát triển nuôi cá nước ngọt, kết hợp với xây dựng nông trại thử nghiệm được tiến hành từ năm 2009. Khi tổng tất cả 8 dự án này hồn thiện, thì năng lực sản suất của Cơng ty CP sẽ đạt sản lượng khoảng 1,6 triệu tấn thức ăn gia súc mỗi năm; trong đó, sản lượng thức ăn cho cá đạt khoảng 740.000 tấn mỗi năm. Các dự án này đã giúp đưa Thái Lan có vị trí xứng đáng trong số các nước đầu tư tại Việt Nam.

Nếu xét về tổng giá trị đầu tư, cho đến thời điểm hiện tại, Thái Lan đang đứng ở vị trí thứ 10 trong tổng số các nhà đầu tư tại Việt Nam. Thái Lan đã đầu tư vào những ngành có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam như: công nghiệp thực phẩm, bất động sản, du lịch, phát triển khu công nghiệp, nơng nghiệp, hóa chất, giấy, đồ nhựa, thức ăn gia súc, phụ tùng xe ô tô, vật liệu xây dựng, v.v....71

Bảng 2.8. Dự án đầu tư Thái Lan tại Việt Nam, 2007 – 2013 (triệu USD):

Năm

2007 2008 2009 2012 2011 2012 2013

Số dự án 25 32 19 16 36 23 39

Vốn đầu tư 290,7 4046,2 77,4 131,9 212,4 73 360,5

Nguồn: General Statistics Office of Vietnam, 2014.

71 Cục thương mại ngoại giao 2012 đầu tư của Thái Lan tại Việt Nam trong năm 2013. , Truy cập 22 tháng 2 năm 2014, từ http://bts.dft.go.th/btsc/files/Border%20Trade%20Service%20Center/4.Documentanalysis/ 6.Vietnam/2556/s_investment_in_Vietnam.PDF

Trong những năm gần đây, đầu tư của Thái Lan tại Việt Nam ngày càng gia tăng. Nếu cộng dồn các dự án và giá trị đầu tư của chúng, thì tính đến năm 2011, Thái Lan có tổng số 236 dự án, với tổng giá trị đầu tư lên tới 5.205 triệu USD; đến năm 7007 có tổng số 298 dự án, với tổng giá trị vốn đăng ký đạt 6.052 triệu USD; và đến năm 2013 thì có tổng số 333 dự án, với tổng giá trị vốn đăng ký đạt 6.468 triệu USD72.

Bảng 2.9. Giá trị đầu tư nước ngồi tại Việt Nam tính đến năm 2013

STT

Nước đầu tư Số dự án Tổng vốn đăng ký

(triệu USD) 1 Nhật Bản 2.127 34.583,43 2 Singapore 1.219 29.312,17 3 Hàn Quốc 3.546 29.041,49 4 Đài Loan 2.287 27.914,86 5 British VirginIslands 518 15.638,24 6 Hồng Kông 760 12.594,55 7 Hoa Kỳ 674 10.619,85 8 Malaysia 451 10.331,15 9 Trung Quốc 977 6.991,77 10 Thái Lan 333 6.468,58

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam (FIA), 2013.

72

Trung tâm Tư liệu và Dịch vụ Thống kê - Tổng Cục Thống kê, Tình hình kinh tế - xã hội năm 2013 , Truy cập 20 tháng 2 năm 2014, từ http://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=13843

Số liệu tổng hợp trên đây được biểu diễn theo biểu đồ sau đây:

Bảng 2.10. Biểu đồ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2013 (tỷ USD)

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam (FIA), 2013.

Trong tương lai, đầu tư của Thái Lan tại Việt Nam có xu hướng tăng mạnh do các nhà đầu tư Thái Lan đang có kế hoạch đầu tư hàng tỷ USD vào ngành năng lượng Việt Nam. Cụ thể Tập đồn Dầu khí Thái Lan (PTT) đã được chấp thuận chủ trương thực hiện dự án lọc hóa dầu tại Bình Định, vốn đầu tư khoảng 27 tỷ USD. Hay Công ty Điện lực quốc tế Thái Lan (EGATI) có kế hoạch hợp tác với phía Việt Nam để xây dựng nhà máy nhiệt điện trị giá hơn 2 tỷ USD tại tỉnh Quảng Trị, v.v...

Nhìn chung các nhà đầu tư Thái Lan đang tìm hướng đầu tư ra nước ngồi, trong đó có Việt Nam, trong bối cảnh giá nhân công và các chi phí khác tại Thái Lan đang gia tăng, đồng thời nhằm giảm bớt rủi ro cũng như tìm kiếm cơ hội đầu tư tốt hơn ở bên ngồi.

Có một số yếu tố khác khiến các doanh nghiệp Thái Lan quyết định gia tăng đầu tư vào Việt Nam, đó là quy mơ thị trường nội địa ở Việt Nam khá lớn; kỳ vọng sức mua thị trường nội địa có xu hướng tăng; đồng thời từ thị

trường Việt Nam dễ tiếp cận các thị trường khác trong khu vực. Thêm vào đó, cạnh tranh ở Việt Nam không đến mức khắc nghiệt như ở thị trường Thái Lan, nên các thương hiệu bán lẻ Thái Lan không ngừng tận dụng mọi cơ hội để mở rộng thị phần tại đây. Đặc biệt dòng vốn đầu tư từ các doanh nghiệp Thái Lan đang được sự ủng hộ từ các ngân hàng Thái Lan. Các ngân hàng như Kasikorn, Krung Thai đang có kế hoạch tiến vào Việt Nam cùng với các nhà đầu tư73.

Trong khi đó, ở chiều ngược lại, đầu tư trực tiếp của Việt Nam tại Thái Lan tính đến năm 2007 chỉ đạt tổng giá trị khoảng 1,13 triệu USD; năm 7008 đạt 2,04 triệu USD; năm 7009 đạt 5,3 triệu USD; năm 7000 đạt 5,76 triệu USD; năm 7000 đạt 6,77 triệu USD; năm 7007 đạt 6,77 triệu USD và năm 7002 đạt 07,42 triệu USD74. Tuy nhiên, có một đặc chung khá phổ biến là, các dự án đầu tư của Việt Nam tại Thái Lan thường là các dự án đầu tư vừa và nhỏ.

2.4 Tiểu kết

Chương hai nghiên cứu về thực trạng quan hệ thương mại và đầu tư giữa Thái Lan và Việt Nam từ năm 1995. Cũng như giai đoạn trước thì mối quan hệ giữa hai nước cũng trải quan nhiều giai đoạn tụt lùi song cũng có những giai đoạn phát triển mạnh, đặc biệt với những ảnh hưởng của cả bối cảnh trong nước và quốc tế. Có thể thấy một các rõ ràng rằng trong thời kỳ này về thương mại của hai nước phát triển, các mặt hàng đa dạng và phong phú được xuất sang cả hai thị trường, đối với Việt Nam xuất sang Thái Lan chủ yếu là các mặt hàng thô, đối với Thái Lan xuất sang Việt Nam thì chủ yếu

73Báo Công Thương. (2014). Nhà đầu tư Thái Lan hướng mạnh tới VN2013 , Truy cập 20 tháng 2 năm 2014, từ http://www.baomoi.com/Nha-dau-tu-Thai-Lan-huong-manh-toi-VN/45/13820144.epi

74

Ngân hàng nhà nước Thái Lan, tiền đầu tư trực tiếp của Thái Lan ra nước ngoài, phân biệt theo từng đất nước (USD Mỹ)

là các loại mặt hàng thành phẩm, các loại linh kiện, phụ tùng nói chung, và đều là các mặt hàng đã thông qua chế biến lắp ráp. Đối với đầu tư, về cả số lượng dự án đầu tư và tổng giá trị đầu tư thì Thái Lan vẫn chiếm phần lớn hơn so với Việt Nam. Việt Nam dù đã phát triển đầu tư nhiều hơn nhưng chủ yếu vẫn là các dự án nhỏ, vốn đều tư hạn chế. Qua đây chúng ta cũng thấy được điểm mạnh cũng như điểm yếu của hai nước trong giai đoạn nói trên để bước vào phần dự báo quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước Thái Lan và Việt Nam trong thời gian tới và giải pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước.

Chương 3

DỰ BÁO QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ GIỮA THÁI LAN VÀ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA HAI NƯỚC 3.1. Những thuận lợi trong quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước

3.1.1. Về bối cảnh trong khu vực

Bối cảnh thế giới và khu vực trong thời gian tới sẽ góp phần tạo nên những thuận lợi cho quan hệ kinh tế Thái Lan – Việt Nam phát triển. Xu hướng hợp tác liên kết các nền kinh tế trong khu vực đang tạo điều kiện khá thuận lợi cho các nước Đơng Nam Á hịa nhập vào một sân chơi chung. Hơn nữa, cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi trong cơ chế trị trường, nhưng đồng thời nó cũng thúc đẩy cho quan hệ hợp tác kinh tế trong khu vực Đông Nam Á nói chung và quan hệ kinh tế giữa Thái Lan và Việt Nam nói riêng phát triển khơng ngừng. Điều này làm cho các nước trong khu vực sẽ có sự gắn kết hơn, vì khi có sự thống nhất và tăng cường hợp tác chặt chẽ giữa các nước trong Cộng đồng ASEAN sẽ phần nào giảm bới đi những sức ép cạnh tranh từ bên ngoài, tạo điều kiện cho các nước ASEAN dựa vào nhau để cùng phát triển.

Có thế thấy rõ ràng một điều là, từ khi được kết nạp vào ASEAN ngày 29/7/1995, Việt Nam đã trở thành một thành viên rất tích cực của Hiệp hội. Cả hai nước Thái Lan và Việt Nam đều nhất trí về việc xây dựng và phát triền Cộng đồng ASEAN (ASEAN Community - AC) gồm ba trụ cột: Cộng đồng Chính trị - An ninh, Cộng đồng Kinh tế, Cộng đồng Văn hóa - Xã hội. Việc xây dựng thành cơng Cộng đồng ASEAN sẽ có tác động mạnh mẽ đến hoạt động thương mại và đầu tư giữa các nước trong Cộng đồng ASEAN nói chung và giữa Thái Lan và Việt Nam nói riêng. Nhìn lại những năm đã qua,

chúng ta thấy rằng, kể từ năm 1995, quan hệ kinh tế - thương mại và đầu tư giữa Thái Lan và Việt Nam ngày càng phát triển nhanh. Tổng kim ngạch buôn bán của năm 2000 so với năm 1996 (một năm sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN) đã tăng gần hai lần, trong đó phần xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan tăng gần sáu lần. Tổng kim ngạch buôn bán song phương năm 2008 so với năm 1996 tăng gần 10 lần, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Thái Lan tăng gần 22 lần, v.v… Có được sự đột phá trong các mối quan hệ hợp tác phát triển này là nhờ sự hợp tác thực chất giữa các nước ASEAN trong bối cảnh tồn cầu hóa, liên kết và hội nhập khu vực.

3.1.2. Về quan hệ ngoại giao và kinh tế giữa Thái Lan và Việt Nam

Dự báo trong giai đoạn sắp tới, mối quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Thái Lan và Việt Nam sẽ được tăng cường và hợp tác chặt chẽ hơn. Từ đó, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác phát triển kinh tế giữa hai nước; đặc biệt là trong một số lĩnh vực quan trọng như: năng lượng, chế biến thực phẩm và nơng nghiệp, v.v… Ngồi ra, mối quan hệ tiếp xúc và giao lưu văn hóa giữa hai nước cũng sẽ được đẩy mạnh, song song với phát triển giáo dục, du lịch, giao thông…; đặc biệt là hợp tác về giáo dục, trong đó việc giảng dạy và học tập tiếng Thái và tiếng Việt ở hai nước sẽ tạo ra khả năng mở rộng sự hợp tác không những riêng cho lĩnh vực văn hóa – giáo dục, mà cịn thúc đẩy tăng cường hơn nữa mối quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước.

Quan hệ giữa Thái Lan và Việt Nam đã được nâng lên tầm đối tác chiến lược và hai nước đã đạt được nhiều thành quả về hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư trong thời gian qua. Đáng chú ý, trong năm 2013, kim ngạch thương mại hai chiều Thái Lan - Việt Nam đã đạt mức hơn 10,45 tỷ USD. Điều này cho thấy, mối quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nươc đã góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước lên một tầm cao mới, đem lại sự thịnh vượng và phát

triển chung cho cả hai bên, trong đó doanh nghiệp và người dân hai nước đã được hưởng nhiều lợi ích tốt đẹp.

Có thể nói rằng, quan hệ ngoại giao giữa Thái Lan và Việt Nam càng ổn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại và đầu tư giữa thái lan và việt nam từ năm 1995 đến nay (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)