.Bối cảnh thế giới và khu vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại và đầu tư giữa thái lan và việt nam từ năm 1995 đến nay (Trang 41 - 46)

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, sự phân bố quyền lực ở châu Á – Thái Bình Dương cũng thay đổi. Trong khi Mỹ và Trung Quốc tăng cường quyền lực của họ thì quyền lực của Nga có vẻ giảm đi, cịn đối với Nhật Bản thì mọi việc vẫn chưa rõ ràng. Sự biến đổi của môi trường quốc tế đã gây ra nhiều tác động đối với khu vực Đông Nam Á, tuy nhiên những tác động và ảnh hưởng của các nước lớn khơng giống như trước đó. Đối với Mỹ, sự kết thúc của Chiến tranh lạnh đã biến Mỹ trở thành siêu cường duy nhất trong trật tự thế giới mới28. Theo đó, lúc này Mỹ đã cố gắng điều chỉnh hệ thống đơn cực, điều này có thể nhìn thấy trong chiến lược của Mỹ đối với Đông Nam Á. Thứ nhất Mỹ muốn ngăn chặn quyền lực của Trung Quốc đối với Đông Nam Á. Thứ hai, Mỹ muốn duy trì sự ổn định an ninh trong khu vực. Thứ ba, Mỹ muốn đóng vai trị chủ đạo trong việc giải quyết các vấn đề tại Châu Á như: các vấn đề liên quan đến an ninh của đảo Đài Loan, các vấn đề trên bán đảo Triều Tiên, v.v... Thứ tư, Mỹ muốn duy trì quan hệ kinh tế của Mỹ với các quốc gia châu Á để nước này có thể đầu tư vào châu Á và tăng cường quan hệ thương mại với châu lục này29.

28 Hoàng Khác Nam, (2007), Quan hệ Việt Nam – Thái Lan 1975 – 2000, Nxb. Đại học quốc gia Hà nội, Hà Nội, tr. 189 - 195

29 Phapat Tepchathree (2012),. Chiến lược của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á.NXBSematam, Băngkok, Thái Lan. tr.15

Trong giai đoạn này chiến lược của Mỹ nhằm ngăn chặn sự bành trướng ảnh hưởng của Trung Quốc cũng giúp hạn chế các lực lượng can thiệp từ bên ngồi. Tuy nhiên, tình hình như trên cũng tạo ra một số khó khăn như Mỹ vẫn tiếp tục can thiệp vào các vấn đề của Myanmar, đặc biệt là vấn đề nhân quyền. Đồng thời lúc này quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam vẫn chưa đủ tốt và Mỹ tỏ thái độ không muốn tham gia vào vấn đề tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam liên quan đến Đông Dương. Một mặt, Mỹ và Trung Quốc tăng cường ảnh hưởng tại khu vực châu Á, đặc biệt là tại các nước Đơng Nam Á (ASEAN); mặt khác, lại khuyến khích sự hội nhập của các nước ASEAN và tăng cường ảnh hưởng đối với Hiệp hội này cho mục đích của riêng mình. Trong bối cảnh tăng cường ảnh hưởng của các nước lớn, mâu thuẫn về lợi ích giữa Mỹ và Trung Quốc, giữa Trung Quốc và Nhật Bản… càng làm cho sự lựa chọn đối tác của các nước châu Á càng trở nên khó khăn hơn.

Cho đến đầu thế kỷ XXI, tình hình thế giới đã thay đổi một cách cơ bản mang tính chất bước ngoặt. Sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học - công nghệ vào cuối thế kỷ 20 đã làm cho lực lượng sản xuất của thế giới lớn mạnh chưa từng thấy, từ đó làm thay đổi thái độ của các quốc gia về chiến tranh và hồ bình, về tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, cũng như về lợi ích quốc gia và quan hệ quốc tế. Tuy còn nhiều điều chưa chắc chắn và bất trắc trong thời kỳ chuyển tiếp, nhưng có thể thấy rằng hồ bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển là dịng chảy chính của thế giới trong thời đại mới. Là một bộ phận quan trọng của thế giới, quan hệ giữa Thái Lan và Việt Nam cũng nằm trong dịng chảy đó trước ngưỡng cửa của thế kỷ mới.

Nếu như trước đây Mỹ chưa quan tâm nhiều đến Đơng Nam Á thì sau sự kiện ngày 11/9/1999 Mỹ đã dành sự quan tâm đến khu vực nhiều hơn trước, đặc biệt chú trọng nhiều đến việc chống khủng bố. Tuy nhiên, Mỹ lại khơng có một chính sách kinh tế, chính trị và an ninh rõ ràng đối với khu vực

này để chứng tỏ cho các nước thấy rõ vai trò quan trọng đặc biệt của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á30.

Về phía Trung Quốc, trong thế kỷ mới, nước này đã tăng cường mở rộng hợp tác đa phương và song phương với các nước trong khu vực. Cục diện thế giới trong 10 năm đầu thế kỷ XXI có nhiều biến chuyển lớn, trong đó tương quan sức mạnh giữa các nước lớn có nhiều thay đổi, Trung Quốc ngày càng lớn mạnh, các nền kinh tế mới nổi (BRICS) tiếp tục tăng trưởng cao, phạm vi thế lực của Trung Quốc sẽ ngày càng lớn, độ rủi ro và bất ổn của nền kinh tế thế giới ngày càng cao. Các nước lớn vừa hợp tác vừa kiềm chế lẫn nhau, cạnh tranh gay gắt hơn ở khu vực “ngoại vi”, nhất là tại các địa bàn chiến lược, giàu tài ngun. Tồn cầu hóa tiếp tục phát triển về quy mơ và hình thức biểu hiện, quốc tế hóa mọi mặt đời sống quốc tế tiếp tục tiến triển, nhưng có những điều chỉnh theo từng hướng và từng lĩnh vực; chủ nghĩa khu vực tăng lên và chủ nghĩa bảo hộ tiếp tục cản trở quá trình tồn cầu hóa, nhưng ít có khả năng đảo ngược q trình tự do hóa thương mại, đầu tư, v.v… Khu vực châu Á- Thái Bình Dương tiếp tục phát triển năng động nhất thế giới, hình thành nhiều hình thức liên kết, hợp tác đa dạng hơn, hội nhập khu vực sâu hơn, nhưng mức độ tranh giành ảnh hưởng, tranh giành thị trường của các nước lớn trong khu vực này ngày càng trở nên quyết liệt. Trung Quốc tiếp tục lớn mạnh, có vai trị ảnh hưởng lớn hơn tại khu vực. Quan hệ Trung –Mỹ trở thành nhân tố chủ yếu tác động tới tình hình khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Cục diện quốc tế mới tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang hình thành, đang định hình cấu trúc liên kết mới, tại khu vực với vai trò trung tâm của ASEAN. Các nước ASEAN tuy cịn nhiều khó khăn nhưng đã thúc đẩy liên kết nội khối để hoàn thành xây dựng cộng đồng

30 Phapat Tepchathree (2012),. Chiến lược của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á.NXBSematam, Băngkok, Thái Lan. tr.15

ASEAN trong đó có Cộng đồng kinh tế (AEC) vào năm 2015, tiến tới xây dựng Cộng đồng ASEAN theo lộ trình chung phù hợp với Hiến chương ASEAN.

Ấn Độ tăng cường chính sách “hướng Đơng” để nâng cao vai trị của mình tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, củng cố vị thế ở khu vực Nam Á và Ấn Độ Dương, gia tăng vai trò đối trọng trong các mối quan hệ Trung - Mỹ, Mỹ - Trung - Nga. Nhật Bản vẫn có vai trị cịn hạn chế trong khu vực, nhất là sau thảm họa động đất, sóng thần và khủng hoảng hạt nhân hiện nay, tiếp tục phụ thuộc vào Mỹ về an ninh. Nga tiếp tục phục hồi nhưng chưa vững chắc. Cả Mỹ, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ đều muốn Việt Nam và ASEAN mạnh lên để ngăn chặn ảnh hưởng và kiềm chế Trung Quốc.31

Bối cảnh thế giới đầu thế kỷ XXI có tác động mạnh mẽ đến nhiều nước, trong đó có quan hệ giữa Thái Lan và Việt Nam, với nhiều biểu hiện và sắc thái mới. Rõ ràng, nền chính trị thế giới có nhiều biểu hiện phức tạp, nhưng xu thế hịa bình, hịa dịu vẫn là chủ đạo đã tạo điều kiện cho sự hợp tác giữa các nước khác nhau cũng trở thành xu thế. Trong giai đoạn đầu thế kỷ mới, khu vực và thế giới có những đặc trưng nổi bật sau đây.

Thứ nhất, sức mạnh của các quốc gia không chỉ là sức mạnh quân sự, mà còn là khả năng kinh tế và quyền lực mềm (Soft Power). Thứ hai, thế giới trở nên phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn, khơng có quốc gia nào có thể biệt lập hồn tồn và một mình giải quyết được mọi vấn đề. Thứ ba, mơi trường quốc tế có nhiều chủ thể hơn, bao gồm các chủ thể truyền thống (quốc gia) và các chủ thể mới là các tổ chức phi chính phủ (NGO), các cơng ty xuyên quốc gia

31 Bộ công thương (2001). Báo cáo thực trạng hoạt động ngoại thương giai đoạn 2001 – Nay, Truy cập 15 tháng 3 năm 2014, từ http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_TAILIEU_COBAN/

Attachments/646/1.B%C3%A1o_c%C3%A1o_th%E1%BB%B1c_tr%E1%BA%A1ng_ho%E1%BA%A1t_ %C4%91%E1%BB%99ng_ngo%E1%BA%A1i_th%C6%B0%C6%A1ng_giai_%C4%91o%E1%BA%A1n_ 2001-nay.doc.

(MNC) và các cá nhân đóng vai trị nổi bật. Thứ tư, mơ hình kinh tế thị trường và dân chủ ngày càng được thừa nhận ở nhiều nơi trên thế giới32.

Trong bối cảnh này, các nước phải tìm lối đi thích hợp, hạn chế thách thức và phát huy được những cơ hội cho sự phát triển của chính mình, trong đó có cả Thái Lan và Việt Nam. Rõ ràng, bước vào thế kỷ mới, cả hai nước đều chịu nhiều tác động từ môi trường quốc tế và khu vực như đã trình bày trên đây.

Trong một thế giới mà lợi ích đan xen cực kỳ phức tạp giữa nhiều ý thức hệ và trình độ phát triển; trong đó, các nước lớn ln đóng vai trị chủ đạo và chi phối nhằm đạt được quyền lực và lợi ích tối đa cho mình thơng qua sự áp đặt luật chơi và thể chế có lợi cho họ, các nước nhỏ và các mối quan hệ giữa họ với nhau cũng phải đối mặt với cả cơ hội lẫn thách thức; trong đó có cả quan hệ giữa Thái Lan và Việt Nam. Quan hệ của hai nước, một mặt được hưởng lợi từ mơi trường tồn cầu hóa và sự hịa dịu trong khu vực; mặt khác, lại chịu sự tác động to lớn từ nguy cơ của tồn cầu hóa kinh tế, vì kinh tế nước nhỏ ngày càng thuộc vào các nước cường quốc nhiều hơn. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề lớn, vì các thách thức có thể chuyển thành cơ hội nếu các nước vừa và nhỏ có đối sách thích hợp. Hợp tác là cách tốt nhất để nâng cao sức mạnh và khả năng chung, góp phần giảm thiểu các khả năng tiêu cực từ bên ngồi. Như vậy, các nước nhỏ đều có xu hướng tăng cường hợp tác nhiều mặt để tận dụng cơ hội và hạn chế thách thức.

32 Phạm Quang Minh, (2012), Chinh sách đối ngoại đổi mới của Việt Nam năm 1986 -2010, NXB Thế giới, Hà nội, tr. 87 - 88

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại và đầu tư giữa thái lan và việt nam từ năm 1995 đến nay (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)