Quan hệ thương mại giữa Thái Lan và Việt Nam giai đoạn 2003–2008

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại và đầu tư giữa thái lan và việt nam từ năm 1995 đến nay (Trang 59 - 62)

2.1.2 .Quan hệ ngoại giao giữa Thái Lan và Việt Nam giai đoạn 1995 – 2013

2.2. Quan hệ thương mại giữa Thái Lan và Việt Nam từ năm 1995 – 2013

2.2.2. Quan hệ thương mại giữa Thái Lan và Việt Nam giai đoạn 2003–2008

2008

Năm 2003 tổng giá trị thương mại giữa Thái Lan và Việt Nam đạt 1.595,45 triệu USD (tỷ lệ tăng trưởng 34,46%)’ năm 2004 đạt 2.313,19 triệu USD (tỷ lệ tăng trưởng 44,99%), và vượt ngưỡng 3.000 triệu USD vào năm 2005, đạt 3.253,52 triệu USD (tỷ lệ tăng trưởng 40,65%). Mặc dù năm 2006 kinh tế Thái Lan đã gặp nhiều khó khăn vì gặp vấn đề về giá trị đồng Bạth, đồng thời do vấn đề bất ổn chính trị nội bộ, nhưng tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước vẫn tăng mạnh, đạt giá trị kim ngạch trao đổi 3.970,52 triệu USD (tỷ lệ tăng trưởng 22,04 %). Trong năm 2007, mặc dù kinh tế Thái Lan vẫn cịn gặp khó khăn, nhưng quan hệ thương mại giữa hai nước vẫn có bước phát triển, cụ thể là trong năm 2007 kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 4.916,02 triệu USD (tỷ lệ tăng trưởng là 23,8%); năm 2008 là 6.468,25 triệu USD (tỷ lệ tăng trưởng 31,58%)

Bảng 2.2. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Thái Lan và Việt Nam năm 2003 – 2008

Danh mục

Đơn vị tính: triệu USD

2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng số 1.595,45 2.313,19 3.253,52 3.970,52 4.916,02 6.468,25 Tăng trưởng (%) 34,46 44,99 40,65 22,04 23,81 31,58 Xuất khẩu 1.262,09 1.876,51 2.363,08 3.074,97 3.804,11 5.017,80 Tăng trưởng (%) 33,13 48,68 25,97 30,09 23,71 31,90 Nhập khẩu 333,36 436,68 889,71 895,55 1.111,91 1.450,45 Tăng trưởng (%) 39,74 30,99 103,75 0,66 24,16 30,45 Cán cân thương mại 928,74 1.439,84 1.474,09 2.179,43 2.692,20 3.567,36

Tăng trưởng (%) 30,91 55,03 2,38 47,85 23,53 32,51

Chúng ta có thể thấy, giá trị kim ngạch thương mại giữa hai bên trong vịng 6 năm (2003-2008) đều có xu hướng tăng, cho đến 2008 đạt giá trị là 6,4 triệu đơ la Mỹ. Có được điều này là do chính sách khuyến khích phát triển quan hệ thương mại của cả 2 nước, cũng như sự năng động của các doanh nghiệp đối tác giữa hai bên. Đặc biệt, cả hai nước đều có những mặt hàng xuất khẩu cũng như nhập khẩu có thế mạnh cạnh tranh riêng giúp bổ sung cho nhau.

Chúng ta có thể thấy, các mặt hàng mà Thái Lan xuất khẩu sang Việt Nam (xem thông tin chi tiết trong phần phục lục 5 và phục lục 6), có giá trị lớn nhất trong số đó là mặt hàng xăng dầu, mà cho đến năm 2008 đạt giá trị xuất khẩu xấp xỉ 920 triệu đô la Mỹ. Sở dĩ mặt hàng xăng dầu đạt giá trị xuất khẩu lớn nhất trong số 10 mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất của Thái Lan sang Việt Nam là do trong thời kỳ này Việt Nam chưa có nhà máy lọc dầu nào, nên phải nhập khẩu xăng dầu từ nước ngoài cho nhu cầu tiêu thụ trong nước; trong đó Thái Lan là một đối tác mà Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) hướng tới 54.

Ngồi ra, có thể thấy, có 3 loại mặt hàng đứng top đầu trong số những mặt hàng mà Việt Nam nhập khẩu từ Thái Lan, đó là xăng dầu, hạt polime, thép và các sản phẩm từ thép. Đây là các mặt hàng đều có cùng một đặc điểm là, chúng thuộc những mặt hàng công nghiệp thiết yếu trong quá trình sản xuất tại Việt Nam. Tại bảng 3, chia đặc biệt cho 2 năm 2007 và 2008, có một số sự khác biệt trong cách sắp xếp thứ tự của 10 mặt hàng quan trọng dựa trên giá trị của mặt hàng đó, tuy nhiên xăng vẫn chiếm vị trí thứ nhất.

54Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) (2013), Giới thiệu Petrolimex , Truy cập 22 tháng 2 năm 2014, từ http://www.petrolimex.com.vn/gioi-thieu/gioithieu- trinh_hinh_thanh_va_phat_trien/default.aspx

Khi xét đến các mặt hàng có giá trị lớn nhất, đồng thời chúng ta cũng cần xét đến các mặt hàng có giá trị nhỏ nhất. Tại thời điểm từ năm 2003 đến năm 2008, chúng ta thấy rằng, một số mặt hàng có giá trị kim ngạch khơng lớn, như trong năm 2007, chỉ đạt giá trị khoảng 9 triệu đơ la Mỹ; trong khi đó năm 2008 thì hồn tồn khơng có. Đó thường là những mặt hàng có giá trị nhỏ như hàng xách tay, đồ mỹ phẩm, v.v…

Còn các mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang Thái Lan từ năm 2003 đến 2008 (xem thông tin chi tiết trong phần phục lục 7), trong đó giữ vị trí đứng đầu là các mặt hàng nhiên liệu, đến năm 2008 đạt giá trị xuất khẩu 1,45 tỷ đô la Mỹ. Điều này rất dễ hiểu là do Việt Nam có nguồn tài nguyên khá dồi dào, phong phú, với trữ lượng lớn, tập trung tại những khu vực nhất định, như: dầu mỏ, than đá, bơ xít, quặng sắt, v.v…; Trong khi đó, các mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu sang Thái Lan có giá trị kim ngạch nhỏ nhất là các loại hàng hóa tiêu thụ đặc biệt như: nước hoa, rượu, thuốc lá…; chẳng hạn năm 2007 chỉ có giá trị xuất khẩu khoảng 0,5 triệu USD (2008 khơng có dữ liệu).

Và 10 loại hàng quan trọng nhất mà Việt Nam xuất khẩu sang Thái Lan. Có thểthấy số liệu từ năm 2003-2006 (xem thông tin chi tiết trong phần phục lục 8), trong đó các mặt hàng máy móc và các loại thiết bị khác có giá trị xuất khẩu lớn nhất, như năm 2006 đạt xấp xỉ 50 triệu USD. Trong năm 2007 - 2008 có nhiều sự thay đổi trong việc xếp loại giá trị các mặt hàng. Các loại hàng hóa như: máy tính và các linh kiện máy tính, dầu thơ đạt giá trị cao…từ chỗ có giá trị xuất khẩu rất nhỏ hoặc gần như khơng có giá trị xuất khẩu trước kia, thì nay lại là các mặt hàng xuất khẩu có giá trị kim ngạch khá cao, như năm 2008 giá trị xuất khẩu của mặt hàng máy tính và các linh kiện máy tính đạt 354 triệu USD; dầu thơ đạt 220 triệu USD. Điều này có thể giải thích là do Việt Nam có nguồn tài ngun dầu khí khá phong phú; đồng thời có nguồn nhân lực dồi dào và khá thơng minh, nên việc Việt Nam xuất khẩu máy tính

và các linh kiện máy tính sang Thái Lan mà giá trị kim ngạch ngày càng lớn là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Tóm lại, trong giai đoạn 2003 - 2008 quan hệ thương mại giữa hai nước có nhiều khởi sắc, được thể hiện qua các bảng số liệu như trên. Qua đó, có thể thấy rằng, các mặt hàng Thái Lan xuất khẩu sang Việt Nam thường là các mặt hàng đã qua chế biến, có hàm lượng cơng nghệ tương đối cao; trong khi đó, các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Thái Lan thường là các mặt hàng nguyên liệu thô, phần lớn chưa qua chế biến. Điều này phản ánh trình độ sản xuất của hai nước cịn có sự chênh lệch và có thể bổ sung cho nhau để hai bên đều cùng có lợi trong quan hệ thương mại. Tuy nhiên, khoảng cách giữa hai nền kinh tế đang ngày càng được thu hẹp dần. Điều này hàm ý là, cơ cấu các mặt hàng giữa hai nước ngày càng khơng có nhiều khác biệt. Vì thế, trong dài hạn cả hai bên đều phải nỗ lực để có được lợi thế so sánh trong quan hệ thương mại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại và đầu tư giữa thái lan và việt nam từ năm 1995 đến nay (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)