Một số khó khăn trong quan hệ thương mại và đầu tư giữa Thái Lan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại và đầu tư giữa thái lan và việt nam từ năm 1995 đến nay (Trang 86 - 89)

3.1.2 .Về quan hệ ngoại giao và kinh tế giữa Thái Lan và Việt Nam

3.2. Một số khó khăn trong quan hệ thương mại và đầu tư giữa Thái Lan

và Việt Nam

Về bối cảnh trong khu vực

Do cả Việt Nam và Thái Lan đều có những chính sách thương mại và đầu tư ngày càng mang tính mở nhiều hơn, làm cho nền kinh tế của cả hai nước có những mối quan hệ chặt chẽ với các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, những yếu tố của quốc tế cũng có ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa hai nước như vấn đề khủng hoảng kinh tế, điển hình là khủng hoảng kinh tế Mỹ năm 2008. Cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ Mỹ năm 2008 đã có tác động đến thương mại và đầu tư trên phạm vi tồn cầu. Một thí dụ nữa là khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á 1997-1998 đã gây tác hại tới hầu hết các nền kinh tế ở khu vực Đơng Á, từ đó đã ảnh hưởng khơng nhỏ tới đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam, làm giảm cả số lượng dự án và vốn đầu tư. Nhìn lại thời gian đó, chúng ta thấy rằng, số lượng dự án đầu tư của Thái Lan tại Việt Nam có xu hướng tăng từ năm 1995 đến 1997; tuy nhiên, lại giảm xuống do khủng hoàng kinh tế năm 1997-1998; theo đó, giá trị vốn đầu tư trong năm 1992 đạt 722 triệu USD, nhưng sang năm 1998 giảm xuống còn 42 triệu USD; năm 1999 chỉ đạt giá trị 10 triệu USD. Tuy nhiên, bước sang năm 2000, giá trị đầu tư lại tăng lên mức 426 triệu USD.

Về phía Thái Lan: Một trong số những yếu tố ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư giữa Thái Lan và Việt Nam là ở chỗ, các doanh nghiệp xuất khẩu Thái Lan cịn ít am hiểu trong giao tiếp thương mại với Việt Nam. Đồng thời,

họ cũng thiếu thông tin dữ liệu chi tiết về nhiều vấn đề mà người nhập khẩu Việt Nam cần, như vấn đề cùng một lúc xuất khẩu nhiều loại hàng hóa, vận chuyển cùng một cơng-ten-nơ. Cho đến nay, các doanh nghiệp xuất khẩu Thái Lan vẫn chưa giải quyết được vấn đề này. Trong khi đó, Singapore, Đài Loan và Nhật Bản lại đặc biệt quan trọng với tư cách là các đối tác thương mại lớn tại Việt Nam và họ có các cơ quan/văn phịng đại diện (Representative Office) nghiên cứu sâu về thị trường, tạo lập mối quan hệ bền vững và sự hiểu biết khá tường tận về thị trường Việt Nam, đáp ứng khá tốt nhu cầu của khách hàng tại Việt Nam; từ đó đã tạo nên sự cạnh tranh khá quyết liệt trong buôn bán giữa các đối tác đó với Thái Lan tại thị trường Việt Nam.

Về phía Việt Nam: Mặc dù những năm gần đây, Việt Nam có phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối mạnh mẽ, nhưng vấn đề này vẫn chưa được thực hiện triệt để tại Việt Nam. Về giao thông vận tải, hiện tại Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn do sự chậm chễ về thời gian vận chuyển, không thuận tiện và chi phí tương đối cao. Điều này làm cho việc xuất khẩu của Thái Lan sang Việt Nam phải chịu chi phí vận chuyển tương đối cao. Đối với hệ thống điện lực, hệ thống nước máy, về chất lượng vẫn cịn cần phải có sự điều chỉnh và đây cũng là chi phí đối với nhà đầu tư nước ngồi. Việt Nam cần phải tìm ra các giải pháp khắc phục việc thiếu điện và thiếu nước và phải có kế hoạch cũng như tìm hướng phịng ngừa các nguy cơ mất điện hoặc điện không ổn định; nguy cơ mất nước hoặc nước bẩn, v.v…

Một vấn đề quan trọng khác ảnh hưởng tới mối quan hệ thương mại giữa Thái Lan và Việt Nam, đó là luật pháp và những quy định của Việt Nam cịn thiếu sự rõ ràng và liên tục có sự sửa đổi bổ sung và có sự khác biệt lớn ở mỗi tỉnh/thành, làm cho các doanh nghiệp nước ngồi, trong đó có doanh nghiệp Thái Lan khó có thể thích ứng kịp thời.

Một vấn đề khác, mặc dù kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng và đạt được nhiều thành tựu lớn, nhưng có thể thấy rằng, sự phát triển kinh tế nhanh tại Việt Nam thường chỉ tập trung kinh tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh/thành phía nam. Đây là sự phát triển kinh tế không đồng đều, tạo ra khoảng cách lớn trong nội bộ nền kinh tế. Điều này gây ra 2 vấn đề chính như sau: thứ nhất, nó làm cho các nhà đầu tư vừa và nhỏ ở Việt Nam tại nhiều địa phương gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư nước ngoài, do các thành phố lớn đã thu hút hết. Một khó khăn khác, là các doanh nghiệp Việt Nam trong hợp tác với nước ngồi vẫn cịn thiếu kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh; họ cũng thiếu khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới. Một vấn đề nghiêm trọng khác nữa là sức mua của Việt Nam hiện nay và trong tương lai chỉ tập trung phần lớn tại các thành phố lớn thay vì các thành phố nhỏ do sự phát triển kinh tế không đồng đều gây ra.

Về phía tư nhân, Việt Nam cũng gặp những vấn đề nhất định. Mặc dù có nguồn lao động trẻ, dồi dào nhưng lại thiếu kỹ năng trong sản xuất và hoạt động kinh doanh. Việt Nam còn thiếu rất nhiều các nhà quản lý bậc trung. Hiện tại, số lao động này chỉ đáp ứng được 1 phần 4 nhu cầu tuyển chọn lao động của nước ngoài. Đối với lao động mới tốt nghiệp đại học thì phần lớn vẫn cịn thiếu kỹ năng và kinh nghiệm trong công việc.

Thêm một khó khăn nữa, là vấn đề vi phạm bản quyền sản phẩm và vấn đề hàng nhái, hàng giả với số lượng lớn tại Việt Nam sẽ có tác động khơng tốt cho quan hệ thương mại và đầu tư giữa Thái Lan và Việt Nam, ảnh hưởng không nhỏ tới con số về thương mại chưa được cao giữa hai nước. Chẳng hạn, đó là những hàng hóa có nhãn mác Made in Thailand, nhưng thực tế lại là hàng nhái, hàng kém chất lượng hoặc là hàng hết hạn sử dụng, v.v…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại và đầu tư giữa thái lan và việt nam từ năm 1995 đến nay (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)