.Quan hệ đầu tư giữa hai nước giai đoạn 1995-2000

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại và đầu tư giữa thái lan và việt nam từ năm 1995 đến nay (Trang 66 - 71)

Chúng ta biết rằng, bắt đầu từ năm 1991, dưới thời cựu Thủ tướng Anand Panyarachun, quan hệ đầu tư giữa Thái Lan và Việt Nam đã được khuyến khích tăng cường. Ngài Thủ tướng Anand Panyarachun là người rất coi trọng quan hệ ngoại giao giữa Thái Lan và Việt Nam, vì thế Ngài đã ln thúc đẩy việc thiết lập quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn giữa hai nước trong lĩnh vực kinh tế, trong đó có hoạt động đầu tư. Tiếp theo đó, năm 1996 sau khi lên nắm quyền, Chính phủ của Thủ tướng Banharn Silpa-Archa đã tổ chức Ủy ban thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài.

Về phía Việt Nam, vào đầu những năm 1990, Chính phủ rất quan tâm đến việc thu hút đầu từ nước ngồi thơng qua việc sửa chữa các quy định và điều kiện trong Luật Đầu tư nước ngoài để tăng sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Vì thế, bộ luật đầu tư nước ngồi của Việt Nam ra đời năm 1987 đã được bổ sung sửa đổi lần thứ nhất vào năm 1990, lần thứ hai vào năm 1992 và đến tháng 1/1996 thì thơng qua luật đầu tư mới trên cơ sở kế thừa luật đầu tư nước ngoài năm 1987 và bổ sung nhiều quy định và điều luật cho phù hợp với điều kiện mới..

Nhìn chung, Luật Đầu tư nước ngồi mà Chính phủ Việt Nam thơng qua tháng 11/1996 có những nội dung đáng chú ý sau đây. Thứ nhất, Chính phủ

ưu tiên ưu đãi các dự án đầu tư vào sản xuất các mặt hàng xuất khẩu, như nông sản, thủy sản, công nghiệp chế biến nguyên vật liệu, xây dựng cơ sở hạ tầng, một số ngành cơng nghiệp có hàm lượng chất xám, cơng nghiệp sử dụng nhiều lao động…; đặc biệt Chính phủ khuyến khích chuyển giao cơng nghệ, chú trọng đào tạo cán bộ và kỹ năng quản lý thông qua các dự án đầu tư. Thứ hai, Chính phủ có chính sách khuyến khích đầu tư nước ngồi vào các vùng

ý đầu tư những nội dung có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, tàn phá di sản lịch sử văn hóa phong tục và mơi trường. Thứ tư, về thu hút đầu tư, Luật Đầu tư năm 1996 cho phép kéo dài thời hạn hiệu lực, ban đầu từ 20 năm, sau đó có thể lên tới 50 năm và có thể kéo dài đến 70 năm trong một số trường hợp đặc biệt. Ngoài ra, Luật cịn quy định miễn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu từ các khu cơng nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu; đồng thời, cịn miễn thuế cho các nguyên vật liệu nhập khẩu vào các khu cơng nghiệp đó để phục vụ cho sản xuất. Trong một số trường hợp, Chính phủ cịn có quy định miễn thuế doanh thu từ 2 đến 4 năm cho một số ngành hàng; có một số trường hợp cịn được miễn thuế đến 8 năm, hoặc chỉ thu thuế 10% hoặc 25% trong một năm 55.

Trong những năm đầu khi Việt Nam thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, cả Thái Lan và Việt Nam đều nỗ lực thúc đẩy đầu tư trong nhiều lĩnh vực, như đầu tư xây dựng cơ sơ hạ tầng, xây dụng các khu công nghiệp, khu đô thị, doanh nghiệp viễn thơng, văn phịng, khách sạn, v.v… Trong giai đoạn đầu từ 1995 – 2000, Thái Lan có 19 dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp nặng, với số vốn đăng ký đạt 137,5 triệu USD; 13 dự án vào lĩnh vực công nghiệp nhẹ với số vốn đăng ký 90,5 triệu USD; công nghiệp chế biến thực phẩm có 4 dự án với vốn đăng ký 10,4 triệu USD. Ngồi ra, Thái Lan cịn có vốn đầu từ vào lĩnh vực nơng nghiệp và lâm nghiệp với 23 dự án có vốn đăng ký 62,1 triệu USD.

Hoạt động đầu tư của Thái Lan tại Việt Nam năm 1995 có suy giảm so với năm 1994, cịn 47 dự án với số vốn 294 triệu USD, nhưng bước vào năm 1996 lại tăng lên tới 63 dự án với vốn đầu tư là 666 triệu USD. Cho tới thời điểm này, Thái Lan đứng thứ 9 trong top những nước đầu tư lớn tại Việt Nam. Mặc dù năm 1997 Thái Lan gặp khó khăn do khủng hoảng kinh tế, nhưng số

vốn đầu tư vào Việt Nam vẫn khơng giảm, với 78 dự án có số vốn đăng ký đạt 1,1 tỷ USD; đưa Thái Lan lên vị trí thứ 8 trong top các nước đứng đầu về đầu tư tại Việt Nam và đứng thứ 3 trong nhóm các nhà đầu tư của Đơng Nam Á vào Việt Nam.

Những năm sau khủng hoảng kinh tế (1997-1998) Thái Lan đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam bị suy giảm, đến năm 2000 có tất cả 116 dự án, với tổng số vốn đăng ký đạt 1,06 tỷ USD; tụt xuống vị trí thứ 11 trong tổng số các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam56.

Ở chiều ngược lại, Việt Nam chưa có nhiều dự án đầu tư vào Thái Lan do thực lực kinh tế còn hạn chế, chỉ mới xuất hiện một số nhà đầu tư nhỏ và ngành nghề kinh doanh chủ yếu là nhà hàng ăn uống.

Một trong những nguyên nhân quan trọng thu hút đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam trong giai đoạn 1995 - 2000, ngồi các chính sách và biện pháp thúc đầy đầu tư của hai nước, cịn có thêm một ngun nhân quan trọng nữa là từ tháng 2/1994 Mỹ đã hủy bỏ hoàn toàn lệnh bao vây cấm vận kinh tế đối với Việt Nam. Đây lại chính là thời điểm mà các nhà đầu tư Thái Lan đang sẵn sàng đầu tư vào Việt Nam. Hơn nữa, lúc này các nhà đầu tư Thái Lan cũng có nhiều hiểu biết hơn về các quy định và cách thức quản lý doanh nghiệp của người Việt Nam. Đồng thời, các kênh thông tin và thông tin về đầu tư tại Việt Nam lúc này cũng có thể tìm hiểu dễ dàng hơn so với thời kỳ trước đây. Một phần nữa, cũng là do các nhà đầu tư Thái Lan đã có nhiều kinh nghiệm hơn sau nhiều dựa án đầu tư vào Việt Nam.

Về phía Việt Nam, trong thời kỳ đổi mới, thực hiện đường lối chính sách cải cách mở cửa, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã liên tục điều chỉnh các quy

định trong luật đầu tư nước ngoài để tạo sự thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước trong liên doanh liên kết hợp tác đầu tư vào nền kinh tế Việt Nam. Trong giai đoạn này có các dự án liên doanh, liên kết quan trọng như: Dự án Cơng ty Long Bình ở tỉnh Đồng Nai trong lĩnh vực công nghiệp chế biến nơng sản có số vốn đầu tư 46,1 triệu USD; Cơng ty Automobile – Motorcycle Part Man.JV là công ty sản xuất phụ tụng xe máy có số vốn đầu tư 39,0 triệu USD trong năm 1995; Tập đồn Cơng ty Amata Power (Biên Hòa) Ltd. Chuyên sản xuất đồ điện ở tỉnh Đồng Nai có số vốn 110,0 triệu USD trong năm 1996; Tập đồn cơng ty Nothbridge Hanoi sản xuất vật liệu xây dựng ở TP. Hà Nội có số vốn 1,1 tỷ USD trong năm 1997; Công ty Cổ phần sản xuất phu tụng ô tô với sự hợp tác giữa Công ty XNK Gelexim của Việt Nam và 3 Công ty Thái Lan là Chaikamol Auto Part, SKR Interantional và New Clip Xeng, được cấp phép tháng 9/1997 có số vốn đầu tư 37 triệu USD và vốn dự phòng 15 triệu USD.57

Bảng 2.5. Dự án đầu tư của Thái Lan tại Việt Nam được cấp phép từ năm 1995-2000 (đơn vị tính: Triệu USD)

Năm

1995 1996 1997 1998 1999 2000

Vốn đầu tư/năm 138 238 237 42 10 476

Số dự án 8 7 4 9 11 10

Nguồn: Ministry of Planning and Investment, VietNam Ciedted in U.S – Vietnam Tread Council, FDI by Country, 2001.

Nhìn vào bảng 2.5. trên đây, có thế thấy tình hình đầu tư của Thái Lan tại Việt Nam có xu hướng phát triển khá tốt và ngày càng gia tăng đều đặn kể

57

Savipavini Kummarung, (2007), Triền vọng thế kỳ 21 quan hệ Thái Lan và Việt Nam, Luật án tiến sĩ

chính trị học, chuyên ngành Quan hệ quốc tế và ngoại giao, khoa chính trị học, trường Đại học Thammasat, Thái Lan. Tr. 53-53.

từ khi hai nước có quan hệ ngoại giao với nhau. Tuy nhiên, nếu xem xét theo số vốn đầu tư đăng ký hàng năm trong giai đoạn 1995 – 2000, thì thấy rằng, đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam có xu hướng tăng trong 2 năm 1995 - 1997, từ 138 triệu USD năm 1995 tăng tới 238 triệu USD năm 1996 và 237 triệu USD năm 1997. Sau đó, do khủng hoảng kinh tế nên giảm xuống mức 42 triệu USD năm 1998, 10 triệu USD năm 1999 và tăng mạnh lên tới 476 triệu USD vào năm 2000. Các ngành mà Thái Lan tập trung đầu tư tại Việt Nam trong giai đoạn này là: khách sạn, ngân hàng, bất động sản, viễn thông, đồ trang sức và đá quý, công nghiệp chế biến nông sản, hóa chất, chế biến thủy sản, v.v...

Bảng 2.6. Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, 1995-2000 (triệu USD):

Nước/Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Singapore 578 2.718 478 224 152 1.995 Nhật Bản 1.183 591 643 541 415 2.569 Đài Loan 1.660 485 222 194 116 2.199 Hàn Quốc 594 749 628 200 191 1.877 Hồng Kông 135 251 223 105 158 1.444

Quần đảo British Virgin 461 1.290 191 128 18 746

Malaysia 98 84 151 111 95 834

Thái Lan 138 238 237 42 10 476

Pháp 112 91 52 74 64 509

Mỹ 503 81 172 11 41 371

Úc 112 44 3 6 62 550

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại và đầu tư giữa thái lan và việt nam từ năm 1995 đến nay (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)