Quan hệ thương mại và đầu tư Thái Lan Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại và đầu tư giữa thái lan và việt nam từ năm 1995 đến nay (Trang 31 - 36)

1.1.3 .Quan hệ ngoại giao Thái Lan – Việt Nam giai đoạn 1988 – 1994

1.2. Quá trình phát triển quan hệ thương mại giữa Thái Lan và

1.2.2. Quan hệ thương mại và đầu tư Thái Lan Việt Nam

1994

Đặc điểm nổi bật của giai đoạn này là quan hệ thương mại và đầu tư giữa Thái Lan và Việt Nam tăng trưởng khá nhanh. Về thương mại, hai bên có kim ngạch bn bán 2 chiều gia tăng liên tục.

Bảng 1.3. Tổng giá trị XNK giữa Việt Nam và Thái Lan giai đoạn 1989- 1994 (đơn vị: triệu USD)

Nguồn: Ha Huy Thanh (1996). Thailand’s trade with and direct investment in Vietnam. In Special Seminar Thai – Vietnam Relation over the past 20 years (1976 -1978) August 2, 1996, Rayalchid Sheraton Hotel Thailand (p. 117). Bangkok: Thammasat University Press.

Như vậy, có thế thấy, việc cải cách, mở cửa kinh tế của Việt Nam, cùng với tình hình phát triển kinh tế thuận lợi của Thái Lan trong giai đoạn này, đã thúc đẩy sự xuất hiện một động thái mới trong quan hệ thương mại giữa Thái Lan và Việt Nam. Khối lượng trao đổi hàng hóa giữa hai nước tăng lên nhanh chóng, cùng với việc chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường và mức độ mở cửa của Việt Nam, đã tác động đến quan hệ bn bán giữa hai nước; từ đó, kim ngạch thương mại giữa hai bên gia tăng. Có thể thấy, tăng trưởng mậu dịch giữa hai nước tăng 389,2% trong năm 1989. Bước sang năm 1990, lần đầu tiên giá trị trao đổi mậu dịch giữa hai nước vượt qua mức 100 triệu USD (đạt 114,7 triệu USD), rồi tăng lên tới 158,0 triệu USD năm 1992. Sau chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Thái Lan, quan hệ thương mại giữa hai nước

Năm 1989 1990 1991 1992 1993 1994

có sự phát triển mạnh mẽ hơn; cho đến năm 1994 giá trị trao đổi mậu dịch giữa hai nước đã vượt qua mức 200 triệu USD19, đạt tới mức 250 triệu USD.

Về đầu tư, từ cuối năm 1980, doanh nhiệp Thái Lan đã đầu tư ra nhiều nước bên ngoài như: Trung Quốc, Lào, Campuchia, Miến Điện, Inđônêxia và Philippin, v.v. Tuy nhiên, cho tới lúc này, quan hệ đầu tư giữa Thái Lan và Việt Nam vẫn còn rất chậm chạp và gặp nhiều khó khăn do hiểu biết về nhau của cả hai bên còn nhiều hạn chế. Về phía Thái Lan, sự hiểu biết về khả năng kinh tế và kinh nghiệm tại thị trường Việt Nam cịn yếu kém. Về phía Việt Nam, hệ thống pháp luật đầu tư nước ngồi cịn sơ khai cũng gây khó khăn khơng ít cho doanh nghiệp Thái Lan khi tiếp cận thị trường này.

Giai đoạn bốn năm đầu tiên 1988 – 1992 là những năm đầu mà các doanh nhân và nhà đầu tư nước ngồi, trong đó có Thái Lan, vào Việt Nam để tìm kiếm cơ hội kinh doanh tìm hiểu cách thức hoạt động kinh doanh hay làm quen với đội ngũ lao động Việt Nam. Trong giai đoạn này, các mối quan hệ chủ yếu liên quan đến thương mại nhiều hơn là đầu tư. Nếu như trong trường hợp có đầu tư, thì cũng thường là những đầu tư nhỏ bé và theo kiểu “đánh nhanh, thắng nhanh”, tức là chỉ chú trọng tới hình thức đầu tư làm sao để thu lời nhanh, ít có đầu tư dài hạn và có bài bản.

19 Ha Huy Thanh. (1996). Thailand’s trade with and direct investment in Vietnam. Retrieved september 8, 2013, from http://www.jpvn.org/viet-or/VSED/No.10/TI_Thai.html.

Bảng 1.4. Số lượng dự án đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam được cấp phép từ 1988 - 1994

Năm Số dự án Giá trị vốn (USD) Số dự án bị thu hồi

1988 3 2.424.000 3 1989 2 4.818.000 2 1990 5 8.100.092 5 1991 12 27.106.516 11 1992 5 5.543.337 2 1993 14 78.042.420 5 1994 19 196.046.579 2 Tổng 60 322.080.944 30

Nguồn: Ha Huy Thanh (1996). Thailand’s trade with and direct investment in Vietnam. In Special Seminar Thai – Vietnam Relation over the past 20 years (1976 -1978) August 2, 1996, Rayalchid Sheraton Hotel Thailand (p. 120). Bangkok: Thammasat University Press.

Trong những năm này, nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu xin giấy phép đầu tư vào Việt Nam. Trong năm 1988, các nhà đầu tư Thái được cấp phép 3 dự án đó là dự án nuôi tôm, dự án sản xuất tôm đông lạnh xuất khẩu và dự án khai thác khoáng sản. Tiếp theo đến năm 1991, các dự án được cấp phép đã tăng lên đến 12 dự án, trong giai đoạn này các nhà đầu tư Thái Lan dành nhiều thời gian để tìm hiểu thị trường và đầu tư vào Việt Nam; đồng thời

cũng tìm hiểu các vấn đề liên quan đến các quy định của các cơ quan chức năng như: thủ tục phê duyệt dự án đầu tư và thủ tục thực hiện đầu tư.20

Mặc dù Thủ tướng Chatichai Choonhavan đã thông báo thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư với Việt Nam và đề ra chính sách “biến Đơng Dương từ chiến trường thành thị trường” vào cuối năm 1988; tuy nhiên, theo thống kê, thì trị giá về thương mại và đầu tư của Thái Lan tại thị trường Việt Nam vẫn còn thấp so với tổng giá trị thương mại và đầu tư của Thái Lan vào Myanmar, Campuchia hay Lào. Tổng giá trị thương mại giữa Thái Lan và Việt Nam năm 1993 và 1994 có giá trị cịn thấp hơn cả ba nước kia; cụ thể là giá trị thương mại giữa Thái Lan và Myanmar năm 1993 đạt 306,96 triệu USD; năm 1994 là 396,14 triệu USD 21; với Campuchia năm 1993 là 276,03 triệu USD, năm 1994 là 387,21 triệu USD 22; với Lào năm 1993 là 238,84 triệu USD, năm 1994 là 361,58 triệu USD 23. Còn với Việt Nam, năm 1993 là 200,90 triệu USD, năm 1994 là 294,14 triệu USD; mặc dù Việt Nam có nhiều hàng hóa và thị trường lớn nhất Đông Dương.

Chúng ta có thể thấy, tổng giá trị thương mại Thái Lan và Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng trong năm 1995, đạt đến 513,54 triệu USD (tốc độ tăng trưởng 74,59 %), tăng gấp hai lần so với năm 1994 là 294,14 triệu USD (tốc

20 Thanyathip Sripana (1998), Quá trình phát triển đâu tư Thái Lan vào Việt Nam, Xem lại châu Á, tập 19

(số 1), tr. 50-55.

21 Trung tâm Công nghệ Thông tin , Bộ Thương mại Thái Lan (. (2013). Thông ke thông tin Thương mại của

Thái Lan Myanmar năm 1992-1995. Truy cập 22 tháng 2 năm 2014, từ

http://www.ops3.moc.go.th/infor/MenuComTH/trade_sum/report.asp.

22 Trung tâm Công nghệ Thông tin , Bộ Thương mại Thái Lan (2013). Thông ke thông tin Thương mại của

Thái Lan Campuchia năm 1992-1995. Truy cập 22 tháng 2 năm 2014, từ

http://www.ops3.moc.go.th/infor/MenuComTH/trade_sum/report.asp

23 Trung tâm Công nghệ Thông tin , Bộ Thương mại Thái Lan ( (2013). Thông ke thông tin Thương mại của

Thái Lan và Lào năm 1992-1995. Truy cập 22 tháng 2 năm 2014, từ http://www.ops3.moc.

độ tăng trưởng 46,41%) 24. Tuy nhiên, nếu so sánh với lượng đầu tư và thương mại giữa Thái Lan với các nước khác thì cặp quan hệ Thái – Việt vẫn còn thấp. Việc mở rộng quan hệ thương mại sau khi Thái Lan và Việt Nam đã ký kết thành lập tổ chức “Ủy bản hợp tác về thương mại và kinh tế” vẫn chưa mang lại hiệu quả như hai bên mong đợi. Về giá trị đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam, theo số liệu của năm 1995, tổng giá trị đầu tư của Thái Lan đạt 135,71 triệu USD, đứng thứ 12 trong số các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, thấp hơn nhiều so với các đối tác như: Đài Loan, Úc, Nhật Bản, Anh, Ireland, Hà Lan, Singapore và Malaixia.

Mặc dù sau năm 1991, hoạt động của “Ủy ban hợp tác về thương mại và kinh tế” chưa có kết quả tốt như mong muốn, nhưng vẫn có những hiệu quả khác như đã đưa đến một loạt các hiệp định khác, cụ thể là 6 hiệp định dưới đây như: Hiệp định về hợp tác giữa BOI và SCCI (Cooperation Agreement between the office of the BOI of the Kingdom of Thailand and State Committee on Cooperation and Investment of the Socialirt Republic of Vietnam, 1992), Biên bản ghi nhớ (MOU) hợp tác về gạo năm 1992, Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần năm 1992, Thỏa thuận về giúp đỡ nghiên cứu giáo dục trị giá 150 triệu baht cho Việt Nam năm 1992, Hiệp định hợp tác về Du lịch Thái Lan - Việt Nam năm 1994 và Hiệp định về hợp tác giữa Liên đồn Cơng nghiệp Thái Lan và Phịng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam năm 1994. Vì vậy, Thái Lan và Việt Nam nên thúc đẩy những hiệp địch này để có hiệu qủa kinh tế; đặc biệt là sự hợp tác của Hiệp định về hợp tác giữa Liên đồn Cơng nghiệp Thái Lan và Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam năm 1994.

24Trung tâm Công nghệ Thông tin , Bộ Thương mại Thái Lan (2013) Thông ke thông tin Thương mại của

Thái Lan và Việt Nam năm 1992-1995. Truy cập 22 tháng 2 năm 2013, từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại và đầu tư giữa thái lan và việt nam từ năm 1995 đến nay (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)