Một số kinh nghiệm chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện ba vì (hà nội) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2015 (Trang 73 - 107)

Chƣơng 3 : MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM CHỦ YẾU

3.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu

Một là, phải có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của các cấp ủy, chính quyền, sự tham gia tích cực và phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể.

Qua 7 năm thực tế triển khai cho thấy xây dựng NTM là Chương trình tổng hợp chính trị - kinh tế - xã hội về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong thời kỳ CNH,HĐH. Vì vậy để thực hiện có kết quả tốt phải có quyết tâm chính trị cao, có kế hoạch chỉ đạo cụ thể, chủ động, sáng tạo, sâu sát, liên tục của các cấp ủy, chính quyền, nhất là có vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy và chính quyền các cấp và của Ban chỉ đạo để huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc cùng với sự quan tâm của toàn xã hội. Điều này có ý nghĩa quan trọng dẫn dắt và thúc đẩy thực hiện Chương trình.

Thực tiễn cho thấy nơi nào các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể thực sự quan tâm vào cuộc thường xuyên, quyết liệt thì trong cùng hoàn cảnh còn nhiều khó khăn vẫn tạo ra sự chuyển biến rõ nét. Trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện phải có kế hoạch, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ đề ra để có sự điều chỉnh và có giải pháp phù hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; làm tốt công tác thi đua, khen thưởng để động viên kịp thời các địa phương làm tốt, các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho Chương trình. Thực tế huyện Ba Vì cho thấy, ngay khi triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, Đảng bộ huyện đã ban hành Nghị quyết số 03- NQ/ĐU để chỉ đạo Chương trình; trên cơ sở hướng dẫn của cấp trên, Đảng uỷ đã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới xã do Bí thư Đảng uỷ làm trưởng ban, đồng chí Chủ tịch UBND huyện làm Phó trưởng ban. Thành lập Ban quan lý do đồng chí Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban, đồng chí phó Chủ tịch UBND huyện làm Phó Trưởng ban. Tham gia Ban quản lý có đại diện các ngành chuyên môn của huyện; Ban quản lý xây dựng nông thôn mới của huyện đã thành lập các tổ công tác để tham mưu những vấn đề cụ thể

trong từng lĩnh vực, bao gồm tổ dân vận, tổ phát triển kinh tế, tổ xây dựng cơ sở hạ tầng, tổ văn hoá - xã hội, tổ công tác tổ chức và hệ thống chính trị, tổ quốc phòng - an ninh. Vì vậy, đã kịp thời tháo gỡ những khó khăn trong quá trình thực hiện.Thông qua chức năng, nhiệm vụ của mình, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đã chủ động xây dựng chương trình hành động để thực hiện các nội dung, mục tiêu của Nghị quyết gắn với yêu cầu xây dựng nông thôn mới. Ở cấp xã công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp giữa các ban ngành cũng luôn được chú trọng từ đó tạo điều kiện thuận lợi nhất trong việc lãnh đạo xây dựng NTM trong từng xã, thôn, xóm.

Hai là, phải thực sự phát huy vai trò chủ thể của người dân

Xây dựng nông thôn mới phải phát huy vai trò chủ thể của người dân vì đây là quá trình nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của mỗi người dân. Thực tiễn xây dựng nông thôn mới ở các địa phương cho thấy nơi nào huy động được trí tuệ, tâm huyết, tiền của, công sức của mỗi người dân cùng với Nhà nước và địa phương thực hiện các tiêu chí xã nông thôn mới thì sớm đạt đích xã nông thôn mới và ngược lại.

Các tiêu chí của xã nông thôn mới được thực hiện giống nhau trên phạm vi toàn quốc. Để trở thành một xã nông thôn mới, phải đạt được rất nhiều tiêu chí với sự phấn đấu, nỗ lực trong một thời gian dài, do đó cần có một chương trình, kế hoạch với những lộ trình, biện pháp, cách làm cụ thể. Tuy nhiên, mỗi địa phương có những điểm xuất phát khác nhau, có những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội không giống nhau nên có những biện pháp, cách thức riêng. Để những biện pháp xây dựng nông thôn mới phù hợp với mỗi địa phương thì chính người dân ở địa phương đó phải là người tham gia bàn bạc, quyết định. Chỉ có phát huy trí tuệ, sự sáng tạo của nhân dân trong xây dựng các kế hoạch, biện pháp cụ thể, mới khơi dậy được những cách làm hay, mới rút ngắn con đường đạt đích nông thôn mới.

Một trong những tiêu chí để đạt xã nông thôn mới là phải có kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ, hiện đại, nhất là đường giao thông, công trình thủy lợi, hệ thống điện, trường học, nhà văn hóa, khu thể thao, trạm y tế, chợ. Làm sao để biến những con đường nhỏ hẹp, bằng đất thành những con đường bêtông rộng rãi? Làm thế nào xây dựng được những trường học, nhà văn hóa khang trang? Điều đó đòi hỏi phải có đất đai, tiền của. Tuy nhiên, nguồn lực tài chính của Nhà nước có hạn, cần phải huy động từ trong nhân dân. Tiền của trong nhân dân cũng không phải vô cùng, nếu phải đền bù đất đai để có đất xây dựng thì không đủ, vì vậy việc vận động nhân dân tự nguyện hiến đất để làm đường, xây dựng trường học, trạm y tế,… sẽ giảm bớt nguồn lực tài chính cần thiết. Thực tế xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Huyện Ba Vì và ở nhiều địa phương khác cho thấy, nhiều bà con nhân dân đã tình nguyện hiến đất để xây dựng các công trình công cộng của xã. Không chỉ vậy, họ còn trực tiếp tham gia từ khâu quy hoạch, mua nguyên vật liệu, giám sát thi công và kết quả là công trình nghiệm thu nhanh chóng, đạt chất lượng tốt với kinh phí đầu tư thấp, tránh thất thoát, lãng phí.

Một tiêu chí quan trọng của xã nông thôn mới là phải có nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp ở nhiều địa phương vẫn trong tình trạng manh mún. Muốn có nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại thì phải tiến hành cơ giới hóa trong sản xuất. Để cơ giới hóa được thì đồng ruộng phải rộng rãi, bằng phẳng, do đó dồn điền, đổi thửa là một yêu cầu tất yếu. Song, thực hiện dồn điền, đổi thửa không chỉ thay đổi cung cách làm ăn của người dân mà liên quan quyền lợi kinh tế của nhiều hộ dân bởi việc chia ruộng đất cho nông dân trước đây bao gồm cả những ruộng xấu và ruộng tốt. Vì vậy, chỉ có phát huy vai trò chủ thể, tính tự giác, tự nguyện của người dân, công tác dồn điền, đổi thửa mới diễn ra thuận lợi. Để có một nền nông nghiệp

đạt năng suất cao, chất lượng tốt, với khả năng cạnh tranh cao, người nông dân phải tiến hành chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào trong sản xuất. Nhà nước, chính quyền địa phương có thể gợi ý các mô hình sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, tập huấn, hướng dẫn cho người dân nhưng chính người dân mới là người thực hiện và học tập các tiến bộ khoa học - kỹ thuật.

Ngoài những tiêu chí trên, một xã đạt chuẩn nông thôn mới chỉ khi trình độ dân trí của người dân được nâng cao, người dân có đời sống văn hóa lành mạnh, tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, tình làng nghĩa xóm được tôn trọng, có nhiều làng văn hóa, gia đình văn hóa, an ninh, trật tự ở địa phương được bảo đảm. Những tiêu chí này chỉ khi nào người dân tích cực, tự giác tham gia thực hiện thì mới có thể đạt được. Để làm được điều đó, đòi hỏi các cấp chính quyền ở địa phương phải năng động, sáng tạo, chú ý thực hiện tốt một số giải pháp sau:

Thứ nhất, chính quyền và các tổ chức đoàn thể ở địa phương phải thực hiện tốt công tác dân vận. Các cấp chính quyền cần tích cực tuyên truyền, vận động để người dân hiểu chương trình xây dựng nông thôn mới nhằm mục đích phát triển nông thôn toàn diện, bền vững, góp phần nâng cao hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần của chính dân cư nông thôn. Trong xây dựng nông thôn mới, người dân vừa là người làm vừa là người thụ hưởng. Đồng thời, các cấp chính quyền cũng cần chú ý tuyên truyền cho người dân hiểu trong điều kiện nguồn ngân sách hạn hẹp, Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần kinh phí, hỗ trợ kỹ thuật,… còn vai trò chính vẫn là mỗi người dân. Khi người dân hiểu thấu đáo vấn đề này, sẽ không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại.

Thứ hai, cán bộ chính quyền và các tổ chức đoàn thể ở địa phương phải gương mẫu đi đầu trong việc đóng góp tiền của, ngày công để nhân dân nhìn vào đó thực hiện. Hơn nữa, họ đang sinh sống và công tác tại địa phương nên cũng cần có trách nhiệm góp công, góp của vào sự nghiệp xây dựng nông thôn mới ở địa phương như những người dân bình thường khác.

Thứ ba, để phát huy tốt vai trò chủ thể của nhân dân, các cấp chính quyền phải phát huy dân chủ, tạo điều kiện để nhân dân tự quản, tự bàn bạc quyết định chương trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Chỉ khi nào cán bộ chính quyền lấy công khai, minh bạch làm đầu, phát huy tính dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện cho người dân có quyền quyết định việc sử dụng nguồn vốn do mình đóng góp, giám sát việc sử dụng nguồn vốn đó thì người dân mới tích cực, hăng hái đóng góp tiền của để xây dựng nông thôn mới.

Thứ tư, cán bộ chính quyền khi huy động sức dân vào xây dựng nông thôn mới không được làm quá sức dân. Người dân không phải trong một sớm một chiều được thụ hưởng những kết quả từ việc xây dựng nông thôn mới nên ngay từ đầu kêu gọi họ đóng góp quá sức sẽ tạo cho họ cảm giác chương trình nông thôn mới là một gánh nặng. Vì vậy, cán bộ chính quyền khi huy động sức dân phải vừa sức, từng bước, tránh nóng vội.

Việc xây dựng thành công chương trình nông thôn mới sẽ thực sự tạo ra bộ mặt mới cho nông thôn, nâng cao đời sống của một bộ phận lớn người dân Việt Nam. Để làm được điều đó, việc phát huy vai trò chủ thể của người dân ở địa phương là một tất yếu. Vấn đề quan trọng là tìm những cách làm hay nhằm khơi dậy các nguồn lực trong nhân dân. Những giải pháp nêu trên là những gợi ý ban đầu để cán bộ chính quyền, đoàn thể ở địa phương có thể tham khảo trong quá trình hướng dẫn, tổ chức xây dựng nông thôn mới ở địa phương mình.

Ba là, phải có cách làm phù hợp với điều kiện của địa phương

Từ thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng NTM và những kết quả đạt được trên địa bàn Huyện cho thấy muốn thành công trong việc xây dựng NTM các cấp Ủy, chính quyền, các ban, ngành đoàn thể phải bám sát cơ sở, tức là phải nhận thức rõ xây dựng NTM ở mỗi thôn, xóm cần phải tập trung làm gì là chủ yếu, giải quyết vấn đề gì là cấp bách, thế mạnh của địa phương mình là gì, tập chung phát triển con gì, cây gì thì đem lại hiệu quả cao, địa

phương này cần thực hiện tiêu chí nào trước là phù hợp, những tiêu chí này thực hiện được rồi thì tiêu chí tiếp theo là tiêu chí nào thì tối ưu, tình hình đội ngũ cán bộ ở đó như thế nào. Xuất phát từ thực tế trên mà Đảng bộ huyện Ba Vì đã chỉ đạo các đơn vị trên cơ sở Nghị quyết của Huyện, chủ động ban hành các nghị quyết, chương trình hành động của địa phương nhưng phải chủ động đưa ra các giải pháp thiết thực phù hợp với thực tế của từng địa phương. Qua thực tế điều kiện tự nhiên, khí hậu của Huyện gồm các xã miền núi, đồi gò và đồng bằng, mỗi khu vực lại có thế mạnh phù hợp lới từng loại hình phát triển kinh tế, nắm bắt thực tế này Đảng Bộ Huyện đã chỉ đạo cụ thể từng xã, chủ động xây dựng quy hoạch, phát huy thế mạnh của xã mình. Những năm qua chăn nuôi trên địa bàn huyện được quan tâm chỉ đạo phát triển theo quy hoạch, chăn nuôi đại gia súc ở các xã miền núi, gia cầm ở các xã vùng đồi gò kết hợp trang trại chăn nuôi; đến nay đàn bò 43.000 con, trong đó bò sữa phát triển mạnh đạt 10.00 con, sản lượng sữa 26.000 tấn, trong kỳ phát triển mạnh bò 3B chất lượng cao đạt 6500 con, đem lại cho hộ chăn nuôi; đàn gia cầm tăng mạnh ở các xã vùng đồi gò đạt trên 3 triệu con, đến nay có 318 trang trại sản xuất tập trung đem lại hiệu quả kinh tế cao, có những trang trại doanh thu trên 3 tỷ đồng/năm, thu hút 30 lao động.

Nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh ở các xã vùng úng trũng theo quy hoạch diện tích 1.900 ha, sản lượng 9.500 tấn, triển khai chương trình thâm canh theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm ở các xã Phú Đông, Vạn Thắng, Đồng Thái, Phú Châu đã tăng năng xuất từ 4,5 tấn/ha bằng nuôi thông thường lên 20 tấn/ha theo phương tháp thâm canh, nâng giá trị thu nhập đạt từ 400 đến 500 triệu đồng/ha, chương trình nuôi cá tầm tại xã Khánh Thượng từ năm 2013 đến nay đem lại thu nhập cao cho đồng bào dân tộc.

Trong những năm qua, do làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh nên đàn dia súc, gia cầm, thủy sản phát triển tốt, đạt hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu sản phẩm sạch cho thị trường người tiêu dùng.

Đối với các xã miền núi thì ưu tiên phát triển Lâm nghiệp trồng rừng, toàn huyện có 10.690 ha, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp do huyện quản lý 4.500 ha, thực hiện lời dạy của Bác Hồ, hàng năm huyện làm tốt công tác tổ chức lễ phát động tết trồng cây đầu xuân, sau đó triển khai ra diện rộng, mỗi năm trồng được từ 40.000 đến 50.000 cây phân tán, làm tốt công tác chăm sóc, khoanh nuoi bảo vệ rừng, công tác phòng chống cháy rừng, nâng độ che phủ rừng đạt 25% để rừng Ba Vì trở thành lá phổi xanh của Thủ đô Hà Nội, trồng rừng và chăm sóc rừng là một nghề cho thu thập cao của đồng bào các xã miền núi.

Đối với các xã đồng bằng Huyện tập trung chỉ đạo hình thành và phát triển nhiều vùng chuyên canh như trồng lúa hàng hóa tại các xã Cổ Đô, Đồng Thái, Phong Vân, Phú Phương, khoai lang ở xã Đồng Thái, ngô ở các xã Thuần Mỹ, Sơn Đà, Cẩm Lĩnh, cây ăn quả tại các xã đồi gò, vùng bãi ven sông, trồng rau an toàn ở các xã Chu Minh, Minh Châu, thị trấn Tây Đằng… được duy trì và phát triển mạnh. Tương tự, tại các xã miền núi và đồi gò có tiềm năng lớn trồng cây công nghiệp, huyện tập trung phát triển cây chè, hiện diện tích đã mở rộng gần 2.000ha, năng suất búp tươi 1,2 tấn/ha, sản lượng đạt 24.000 tấn/năm…chương trình hỗ trợ trồng mới và thay thế chè tại xã Ba Trại. UBND huyện cũng thực hiện hỗ trợ 50% giống chè, 70% thuốc bảo vệ thực vật sinh học, 70% chi phí thuê máy và công phun thuốc bảo vệ thực vật. Nhờ vậy toàn xã đã thay thế được 50 ha chè già cỗi bằng giống chè mới có năng suất, chất lượng cao hơn. Qua kiểm tra thực tế khoảng 98% giống chè mới đều sinh trưởng phát triển tốt. Chương trình cũng giúp người trồng chè nắm bắt được kịp thời và áp những kỹ thuật mới trong thâm canh chè cũng như việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học hợp lý thay thế thuốc bảo vệ thực vật hóa học. Bên cạnh đó chương trình hỗ trợ duy trì 40 ha diện tích chè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện ba vì (hà nội) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2015 (Trang 73 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)