Những hạn chế, tồn tại chủ yếu và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện ba vì (hà nội) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2015 (Trang 70 - 73)

Chƣơng 3 : MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM CHỦ YẾU

3.1. Nhận xét

3.1.2. Những hạn chế, tồn tại chủ yếu và nguyên nhân

Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả to lớn đáng khích lệ nhưng trong quá trình chỉ đạo xây dựng NTM vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế:

- Tiến độ triển khai còn chậm so với mục tiêu đặt ra (đến nay mới có 7 xã (chiếm 23,33%) đạt chuẩn NTM, không đều giữa các vùng; chậm và khó khăn là ở các xã miền núi và các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao;

- Nguồn lực đầu tư chương trình xây dựng NTM từ ngân sách còn hạn chế, chưa huy động và thu hút các đơn vị tham gia. Các xã chưa chủ động xây dựng kế hoạch khai thác nguồn lực để thực hiện công tác xây dựng nông thôn

mới ở địa phương, mà vẫn chủ yếu trông chờ vào nguồn kinh phí hỗ trợ từ cấp trên, do đó tiến độ thực hiện các tiêu chí còn chậm.

- Trong thực hiện các nội dung xây dựng NTM, mới tập trung cho xây dựng cơ sở hạ tầng, các nội dung về phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, phát triển văn hóa, cải thiện môi trường… chưa được quan tâm chỉ đạo và đầu tư đúng mức, nên chuyển biến còn chậm.

- Một số cấp ủy đảng, chính quyền địa phương chưa thật sự quyết liệt triển khai thực hiện công tác xây dựng NTM và chưa xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện các tiêu chí theo lộ trình, khả năng của địa phương.

- Năng lực cán bộ chuyên môn làm công tác xây dựng NTM ở cơ sở còn hạn chế, nên việc nắm bắt thông tin của chương trình chưa đầy đủ, nhân dân chưa tích cực tham gia xây dựng NTM ở địa phương, nên tiến độ triển khai còn chậm;

- Một số xã chưa mạnh dạn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để giảm chi phí, công sức lao động của nhân dân, mà vẫn sản xuất theo truyền thống, do đó giá trị sản phẩm hàng hóa chưa cao.

Nguyên nhân của các hạn chế trên: - Về khách quan:

Xuất phát điểm của nền kinh tế Ba Vì còn thấp so với các huyện, thị của thành phố Hà Nội, địa bàn nông thôn rộng, đất canh tác lại manh mún. Cơ chế, chính sách của Nhà nước đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn chưa đồng bộ, thiếu tính đột phá, đầu tư từ ngân sách nhà nước và các thành phần kinh tế vào nông nghiệp còn thấp. Chính sách đất đai , giải phóng mặt bằng còn nhiều bất câ ̣p chưa ki ̣p thời được điều chỉnh.

Do xuất phát điểm của các xã còn thấp và lại là công việc mới, khối lượng công việc về xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, xây dựng hệ thống chính trị rất lớn, đa dạng...; trong thực hiện phải vừa làm vừa nghiên cứu rút kinh nghiệm, bổ sung. Thời gian thực hiện chưa nhiều.

Một số chính sách mới được triển khai nên chưa phát huy được tác dụng, chưa đem lại kết quả thực tế.

- Về chủ quan:

+ Một số bộ phận cấp ủy, chính quyền địa phương chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa, nội dung của chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, thiếu chủ động, sáng tạo trong quá trình tổ chức thực hiện; vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại cấp trên, nhất là trong bố trí nguồn lực cho chương trình.

+ Một số cơ chế, chính sách và văn bản hướng dẫn thực hiện còn chậm được ban hành, sửa đổi bổ sung cho phù hợp, nhất là cơ chế, chính sách huy động sự tham gia của doanh nghiệp vào phát triển kinh tế nông thôn.

+ Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành còn thiếu kịp thời, chặt chẽ, nhất là thời kỳ đầu triển khai chương trình. Một số ngành chưa đặt rõ nhiệm vụ thực hiện tiêu chí nông thôn mới của ngành là nhiệm vụ chính trị thường xuyên của huyện đến xã.

+ Một số cán bộ xã năng lực còn hạn chế, nên công tác triển khai thực hiện còn biểu hiện lúng túng. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân còn chưa khai thác tốt nguồn lực tại xã, một số cán bộ chưa nhận thức đầy đủ về nội dung, phương pháp, cách làm về xây dựng nông thôn mới.

+ Công tác quản lý đất nông nghiệp ở các xã, thị trấn không được quan tâm thường xuyên, một số nơi còn giao đất nông nghiệp cho HTX, thôn quản lý sử dụng không đúng quy định, do vậy không quản lý được quỹ đất nông nghiệp thuộc phạm vi hành chính.

+ Nguồn vốn đầu tư ngân sách cho Chương trình còn thấp, trong khi khả năng đóng góp của nhân dân hạn chế, việc huy động tham gia của doanh nghiệp còn rất hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện ba vì (hà nội) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2015 (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)