Về phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện ba vì (hà nội) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2015 (Trang 60 - 64)

7. Bố cục

2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện

2.2.4. Về phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và bảo vệ môi trường

Thực hiện Nghị quyết 29- NQ/TW về “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo”. Xác định đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là

đổi mới những vấn đề cơ bản, cốt lõi, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách. Các cấp ủy đảng, chính quyền và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục huyện đã nỗ lực, quyết tâm thực hiện bằng những hành động thiết thực.

Ngày 27/1/2013 Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành Chương trình hành động số 63- CTr/HU về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo huyện đến năm 2020; UBND huyện xây dựng Đề án kiên cố hóa trường học, xây dựng trường chuẩn quốc gia; tiếp tục chỉ đạo thực hiện Đề án 106 về nâng cao chất lượng ngành học Mầm non. Công tác quy hoạch trường, lớp gắn với tiêu chí xây dựng Nông thôn mới được cụ thể hóa trong Kế hoạch xây dựng nông thôn mới của các xã, thị trấn.

Việc chỉ đạo đổi mới hình thức thi, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục được coi là khâu đột phá trong quá trình thực hiện. Hàng năm, Phòng Giáo dục và Đào tạo thường xuyên hướng dẫn thực hiện Thông tư 30 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đánh giá xếp loại học sinh tiểu học. Công tác quản lý giáo dục được tăng cường. Kỷ cương, nền nếp trong các nhà trường có nhiều chuyển biến; sự phối hợp giữa ngành giáo dục với các ban, ngành, đoàn thể của huyện và cơ sở ngày càng chặt chẽ, hoạt động hiệu quả hơn. Chất lượng đội ngũ cán bộ, quản lý, giáo viên, nhân viên ngày càng nâng cao. Tới năm 2015, 100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đạt trình độ chuẩn nghề nghiệp, 70% đạt trình độ trên chuẩn [2]. Công tác đảng, đoàn thể trong trường học được chú trọng; 100% trường học có chi bộ độc lập, hàng năm phát triển từ 3- 4 đảng viên. Phong trào khuyến học, khuyến tài xây dựng xã hội học tập phát triển rộng khắp, xuất hiện ngày càng nhiều tổ chức, cá nhân, dòng học khuyến học như: dòng họ “Phương” ở Tản Hồng, dòng họ “Ngô” ở Phong Vân, dòng họ “Nguyễn” ở Phú Châu… Trung tâm học tập cộng đồng xã, thị trấn được đầu tư và hoạt động có hiệu quả. Hàng năm, tổ chức được nhiều lớp bồi dưỡng, dạy nghề cho lao động địa phương và phổ biến kiến thức cho nhân dân. Nhờ đó, đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Đến năm 2015, toàn huyện có 116 trường học, 100% giáo viên các trường cơ bản đạt chuẩn. Tỷ lệ trẻ em dưới 6 tuổi đi nhà trẻ, mẫu giáo đạt trên 90%; 100% trẻ 6 tuổi đi học lớp 1; 100% học sinh tốt nghiệp tiểu học vào học lớp 6; trên 95% học sinh đỗ THCS vào lớp 10 và 98,5% học sinh đỗ tốt nghiệp THPT, hàng năm có trên 60% học sinh đỗ các trường Đại học, học viện và cao đẳng. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 30% năm 2011 lên trên 41,5% năm 2015.

Đánh giá hiện trạng năm 2011, có 30/30 xã cơ bản đạt; tính đến 30/11/2015 có 20/30 xã đạt (chiếm 66,67%), có 8/30 xã cơ bản đạt và 2 xã chưa đạt (chiếm 6%) [2].

- Y tế: Năm 2015 đã khám và điều trị cho trên 550 nghìn lượt người,

công suất sử dụng giường bệnh đạt 125%. Bình quân có 3,3 bác sỹ trên 1 vạn dân (tăng thêm 0,5 bác sỹ trên 1 vạn dân so với năm 2011). Các trạm y tế xã, thị trấn đã khám và điều trị cho trên 221 nghìn lượt người. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế toàn huyện đạt trên 55% (năm 2011 là 48%). Đầu tư trung tâm y tế 02 xã Cổ Đô và Minh châu, kinh phí 14,6 tỷ đồng. Đến nay có 27/30 (90%) số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế theo chuẩn mới tại Quyết định số 3447/QĐ-BYT ngày 22/9/2011 (năm 2011 có 30/31 xã, thị trấn đạt theo chuẩn cũ tại Quyết định số 370/QĐ-BYT ngày 07/02/2002).

Đánh giá hiện trạng năm 2011 có 4 xã đạt (chiếm 13,3%). Tính đến 30/11/2015 có 27/30 xã có y tế đạt chuẩn (chiếm 90%), có 3/30 xã: Yên Bài, Tản Lĩnh, Phú Đông (chiếm 10%) cơ bản đạt chuẩn; có 13/30 xã có người dân tham gia BHYT đạt (chiếm 43,3%), 17 xã chưa đạt chuẩn (56,6%) [2].

- Văn hóa: Hưởng ứng Cuộc vận động “toàn dân xây dựng đời sống

văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới”, UBND huyện

thường xuyên phối hợp với UBMTTQVN huyện triển khai tới từng thôn, khu dân cư và được đại đa số nhân dân đồng tình ủng hộ. Phong trào đã góp phần rất lớn trong việc hình thành nếp sống văn hóa, đoàn kết cộng đồng dân cư,

giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đây cũng là cơ hội để hạn chế và đẩy lùi tệ nạn xã hội, góp phần xây dựng khu dân cư ngày càng văn minh, giàu đẹp.

Công tác tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về văn hóa được tăng cường. Các cấp, các ngành và nhân dân đã tích cực tổ chức và tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao chào mừng các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước. Phong trào đã góp phần hình thành nếp sống văn hóa, đoàn kết cộng đồng dân sự, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đây cũng là cơ hội để hạn chế và đẩy lùi tệ nạn xã hội, xây dựng khu dân cư ngày càng văn minh, giàu đẹp gắn với công tác xây dựng NTM. Năm 2014 tỷ lệ hộ dân đạt danh hiệu gia đình văn hóa trên 84%; Có 03 làng và 06 đơn vị đạt danh hiệu văn hóa (03 làng: Ninh xã Khánh Thượng, Ngọc Nhị xã Cẩm Lĩnh, Hoắc Châu xã Châu Sơn 05 đơn vị: Trung tâm lao động số 4, Mầm non Chu Minh, mầm non Tản viên, mầm non Phong Vân, THCS Vân Hòa). Việc “học tập và làm theo tấm gương đạo

đức Hồ Chí Minh” đã được triển khai sâu rộng trong toàn Đảng bộ và trong

xã hội với các hình thức phong phú, sinh động và sáng tạo; từ đó nâng cao nhận thức của cấp ủy, cán bộ, đảng viên về cuộc vận động và góp phần quan trọng vào triển khai thực hiện Chương trình.

Qua rà soát đánh giá năm 2011 có 9 xã đạt (chiếm 30%); tính đến 30/11/2015 có 15/30 xã đạt (chiếm 50%), có 5 xã (16,67%) cơ bản đạt và 10/30 xã chưa đạt (chiếm 33,33%) [2].

- Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: Đến nay nhiều công

trình cấp nước sạch sinh hoạt nông thôn được xây mới, cải tạo sửa chữa, nâng cấp ngày càng hoàn thiện, phục vụ tốt cho đời sống, sinh hoạt, nâng cao chất lượng đời sống nông dân 10/30 xã; Đến hết năm 2015 tỷ lệ người dân được dùng nước hợp vệ sinh đạt trên 99,23%, (trong đó tỷ lệ dân dùng nước sạch 38,14%), trên 65% gia đình có nhà vệ sinh hợp vệ sinh.

Hiện trạng năm 2011, chưa có xã nào đạt; tính đến 30/11/2015 có 15/30 xã đạt (chiếm 50%), 8 xã cơ bản đạt (chiếm 26,67%) và 7 xã chưa đạt tiêu chí về môi trường (chiếm 26,33%) [2].

Tuy nhiên, nếp sống văn minh, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao ở khu vực nông thôn vẫn chậm được cải thiện; tỷ lệ, chất lượng gia đình văn hóa, làng văn hóa ở nhiều nơi còn thấp. Nguồn lực xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới còn hạn hẹp; thiết chế văn hóa, thể thao nông thôn còn thiếu và yếu.

- Các vấn đề về môi trường nông thôn chưa có nhiều chuyển biến rõ rệt. Các hoạt động cải tạo cảnh quan vẫn chưa được chú trọng chỉ đạo thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện ba vì (hà nội) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2015 (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)