Chủ trưởng của Đảng và bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng NTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện ba vì (hà nội) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2015 (Trang 28 - 35)

7. Bố cục

1.3. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ Thành phố Hà

1.3.2. Chủ trưởng của Đảng và bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng NTM

Đảng ta luôn coi công nghiệp hóa, hiện đại hóa là trục cơ bản để giải quyết nhiệm vụ phát triển đất nước. Trong trục này, công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn là nội dung quan trọng bậc nhất, là nhiệm vụ đầu tiên phải ưu tiên giải quyết trong quá trình công nghiệp hóa. Định hướng chiến lược này bắt nguồn từ nhận thức điều kiện phát triển thực tiễn của Việt Nam - xuất phát từ một quốc gia nông nghiệp với nông dân chiếm đại bộ phận dân số cả nước, do đó, sứ mệnh lịch sử của quá trình công nghiệp hóa là cải biến nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn lạc hậu cổ truyền, xây dựng nông thôn mới.

Sau hơn 20 năm đổi mới, vấn đề xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôn đã đạt được những bước tiến quan trọng. Cơ sở kinh tế ở nông thôn là nông nghiệp đã chuyển từ nền sản xuất tự cung tự cấp, sang sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là bước chuyển cơ bản làm thay đổi cấu trúc kinh tế, văn hóa, xã hội ở nông thôn, tạo động lực xây dựng kinh tế nông thôn.

Xây dựng NTM là một trong 15 chương trình mục tiêu quốc gia được Chính phủ phê duyệt. Đây là chương trình lớn, có ý nghĩa quan trọng nhằm tạo diện mạo mới cho nông thôn Việt Nam.

Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X họp tại Hà Nội, từ ngày 18 – 25/4/2006. Đại hội một lần nữa đã khẳng định vai trò, vị trí của nông nghiệp, nông thôn: “Hiện nay và trong nhiều năm tới đây, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn có tầm chiến lược quan trọng”, “ xây dựng hoàn chỉnh các quy

định phát triển nông nghiệp và nông thôn. Thực hiện xây dựng nông thôn mới nhằm xây dựng các làng, xã, ấp, bản có cuộc sống ấm no, văn minh, sạch đẹp, gắn với việc hình thành các khu dân cư đô thị hóa. Phát huy dân chủ, xây dựng nếp sống văn minh, bài trừ các tệ nạn xã hội ở nông thôn”. [23; tr.195-196]

Quán triệt Nghị quyết Đại hội X, Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (khóa X) ra Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 đã nêu một cách toàn diện quan điểm của Đảng ta về xây dựng nông thôn mới. Nghị quyết khẳng định: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị chí chiến lược trong sự nghiệp CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trong để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước”[24]. Chính vì vậy các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nông nghiệp, nông thôn nước ta còn là khu vực giàu tiềm năng cần khai thác một cách có hiệu quả. Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn không phải chỉ là nhiệm vụ của nông dân, ở khu vực nông thôn mà là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết trung ương 7 khóa X, Thủ tường chính phủ ban hành “Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa X về nông

nghiệp nông dân, nông thôn” Chương trình hành động của Chính Phủ nêu

rõ: “tập trung đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn, chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn”. Chương trình cũng nêu rõ: “Chương trình

mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới với nội dung chính là: xây dựng, tổ chức cuộc sống của dân cư nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại, giữ gìn bản sắc văn hoá và môi trường sinh thái gắn với phát triển đô thị, thị trấn, thị tứ. Phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn phù hợp quy hoạch không gian xây dựng làng (ấp, thôn, bản), xã và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương; kết hợp giữa hỗ trợ của Nhà nước với phát huy nội lực của cộng đồng dân cư nông thôn. Nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và tổ chức tốt đời sống văn hoá cơ sở. Xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với yêu cầu của nền nông nghiệp hiện đại, sản xuất hàng hoá gồm cả nông nghiệp và phi nông nghiệp, thực hiện "mỗi làng một nghề" [54].

Đại hội đai biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (2011) thông qua

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ

sung, phát triển năm 2011) Đảng ta khẳng định xây dựng nông thôn mới là một nhiệm vụ quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng đã nêu rõ phương hướng, nhiệm vụ của xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 là: “tiếp tục triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn, giữ gìn và phát huy nét

văn hóa bản sắc của nông thôn Việt Nam” [25; tr.195-196].

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 – 2020 cụ thể hóa một bước nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, nêu định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, xác định rõ xây dựng NTM là quy hoạch phát triển nông thôn gắn với phát triển đô thị và bố trí các điểm dân cư đi đôi với phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ và làng nghề gắn với bảo vệ môi trường. Chiến lược nêu rõ: “Triển khai chương trình xây dựng NTM phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn; giữ gìn và phát huy những nét văn hóa đặc

sắc của nông thôn Việt Nam. Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Tạo môi trường thuận lợi để khai thác mọi khả năng đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn, nhất là đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thu hút nhiều lao động. Triển khai có hiệu quả chương trình đào tạo nghề cho 1 triệu lao động nông thôn mỗi năm” [25; tr.123].

Thực hiện đường lối của Đảng, trong thời gian qua, phong trào xây dựng nông thôn mới đã diễn ra sôi nổi ở khắp các địa phương trên cả nước, thu hút sự tham gia của cả cộng đồng, phát huy được sức mạnh của cả xã hội.

- Mô hình nông thôn mới theo chủ trương của Đảng

Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.

Nghị quyết 26/NQ- TW ngày 28/5/2008 đã nêu một cách tổng quát về mục tiêu, nhiệm vụ cũng như phương thức tiến hành quá trình xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với điều kiện thực tiễn phát triển của đất nước. Quan điểm đó của Đảng là sự kế thừa và phát huy những bài học kinh nghiệm lịch sử về phát huy sức mạnh toàn dân, huy động mọi nguồn lực để tạo ra sức mạnh tổng hợp xây dựng nông thôn mới. Mục tiêu xây dựng nông thôn mới được Đảng ta xác định là: “xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao” [24].

Thực hiện đường lối của Đảng, ngày 28/10/2008, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ban hành một chương trình hành động của

Chính phủ về xây dựng nông nghiệp, nông dân và nông thôn, thống nhất nhận thức, hành động về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Nội dung chính của Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới là: “xây dựng, tổ chức cuộc sống của dân cư nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại, giữ gìn bản sắc văn hóa và môi trường sinh thái gắn với phát triển đô thị, thị trấn, thị tứ. Đây là chương trình mang tính tổng hợp, sâu rộng, có nội dung toàn diện; bao gồm tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, an ninh - quốc phòng” [54].

Để chỉ đạo thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Thủ Tướng Chính phủ ra quyết định số 491/QĐ-TTg, ngày 16/4/2009 về việc ban hành bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới. Theo quyết định, mỗi xã được công nhận là xã nông thôn mới khi đạt được 19 tiêu chí sau:

Nhóm 1 là Quy hoạch, gồm một tiêu chí là quy hoạch và thực hiện

quy hoạch. Trong đó có quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩn mới; quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp.

Nhóm 2 là hạ tầng kinh tế, xã hội, gồm tám tiêu chí (từ tiêu chí 2 đến

tiêu chí 9). Tiêu chí về giao thông (tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải; tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải; tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa; tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện); tiêu chí về thủy lợi (hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh; tỷ lệ km trên mương do xã quản lý được kiên cố hóa); tiêu chí điện (hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện; tỷ

lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn); tiêu chí trường học

(tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia); tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa (nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ VH-TT&DL; tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt quy định của Bộ VH- TT&DL); tiêu chí về chợ nông thôn (đạt chuẩn của Bộ Xây dựng); tiêu chí về bưu điện (có điểm phục vụ bưu chính viễn thông; có Internet đến thôn); tiêu chí về nhà ở dân cư (không có nhà tạm, dột nát; tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn Bộ Xây dựng.

Nhóm 3 là Kinh tế và Tổ chức sản xuất, gồm bốn tiêu chí (từ tiêu chí

10 đến tiêu chí 13). Tiêu chí về Thu nhập (Thu nhập bình quân đầu người/năm so với mức bình quân chung của tỉnh); tiêu chí về hộ nghèo (giảm tỉ lệ hộ nghèo theo vùng); tiêu chí về cơ cấu lao động (tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp); tiêu chí về hình thức tổ chức (có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động có hiệu quả).

Nhóm 4 là Văn hóa - Xã hội - Môi trường, gồm bốn tiêu chí (từ tiêu chí

14 đến tiêu chí 17). Tiêu chí về Giáo dục (Phổ cập giáo dục trung học; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề; tỷ lệ lao động qua đào tạo); tiêu chí về Y tế (tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế; y tế xã đạt chuẩn quốc gia); tiêu chí về văn hóa

(xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hóa theo quy định của Bộ VH-TT-DL); tiêu chí về môi trường (tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia; các cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường; không có các hoạt động suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp; nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch; chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định).

Nhóm 5 là Hệ thống chính trị, gồm hai tiêu chí (tiêu chí 18 và tiêu chí

19). Tiêu chí về Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh (Cán bộ xã đạt chuẩn; có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định; Đảng

bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh; các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên); tiêu chí về an ninh

trật tự xã hội (An ninh, trật tự xã hội được giữ vững).

Bộ tiêu chí cũng quy định rất rõ, xã đạt nông thôn mới khi xã thực hiện đủ 19 tiêu chí trên; huyện nông thôn mới đạt danh hiệu nông thôn mới khi có 75% số xã trong huyện đạt chuẩn nông thôn mới; tỉnh được công nhận nông thôn mới khi có 80% số huyện trong tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới [14].

Tiếp đó ngày ngày 04 tháng 6 năm 2010Thủ tướng Chính phủ đã ban

hành quyết định Số: 800/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia

về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 với mục tiêu: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa” [15].

Những năm tiếp theo Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo thực hiện chương trình xây dựng NTM: Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 8/6/2012 sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình xây dựng NTM; Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/2/2013 sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 21/3/2013 bổ sung cơ chế đầu tư Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM.

Cùng với đó là hàng loạt các thông thư, quyết định, hướng dẫn của các bộ, ban ngành cấp quốc gia đã được ban hành nhằm cụ thể hóa các chỉ thị của Trung ương về xây dựng NTM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện ba vì (hà nội) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2015 (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)