Hoàn cảnh lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện ba vì (hà nội) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2015 (Trang 26 - 28)

7. Bố cục

1.3. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ Thành phố Hà

1.3.1. Hoàn cảnh lịch sử

Năm 2008 cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra ở Mỹ, sau đó lan rộng ra cả thế giới. Cuộc khủng hoảng này đã làm cho nền kinh tế thế giới rơi vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng, lạm phát tăng cao. Các nước buộc phải tahy đổi chính sách kinh tế nhằm thoát khỏi khủng hoảng cũng như ổn định tình hình kinh tế - chính trị trong nước, kinh tế thế giới mặc dù có dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn nhiều khó khăn bất ổn. Cạnh tranh về kinh tế - thương mại, tranh giành các nguồn tài nguyên, năng lượng, thị trường, công nghệ, nguồn vốn, nguồn nhân lực chất lượng cao… giữa các nước ngày càng gay gắt. Những vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, thiên tai, bệnh dịch… sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp. Cuộc đấu tranh của các nước trên thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội vẫn tiếp tục phát triển. Cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc vẫn diễn biến phức tạp.

Khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đông Nam Á, vẫn sẽ là khu vực phát triển năng động nhưng còn tồn tại nhiều nhân tố gây bất ổn định; tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt là lãnh thổ trên biển ngày càng gay gắt, phức tạp. Xuất hiện hiện các hình thức tập hợp lực lượng và đan xen lợi

ích mới. ASEAN tuy còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng vẫn tiếp tục phát triển mạnh, tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong khu vực.

Trong bối cảnh thế giới như trên, tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam năm 2008 cũng chịu nhiều ảnh hưởng. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trong giai đoạn 2008 -2009 đã tác động đến Viêt Nam trên nhiều khía cạnh: hoạt động xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài; sản xuất công nghiệp, nông nghiệp; thị trường tài chính tiền tệ; thương mại; dịch vụ; du lịch; an ninh xã hội. Nhưng thể hiện rõ nhất là qua tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2007 ở mức cao nhất từ trước tới nay là: 8,5 % nhưng đến năm 2008 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu tốc độ tăng trưởng kinh tế cả nước chỉ đạt 6,2 %, năm 2009 là 5,3 %. Lạm phát ngày càng tăng cao. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, cuộc khủng hoảng cũng có tác dộng mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng khu vực nông nghiệp giảm từ 4% năm 2005 xuống 3,8% năm 2007 và còn 1,8% vào năm 2009. Trong 3 ngành của khu vực là trồng trọt và chăn nuôi; lâm nghiệp; thủy sản thì thủy sản là ngành chịu tác động nhanh và mạnh nhất [59].

Nhằm thoát khỏi khủng hoảng, ổn định tình hình kinh tế - xã hội trong nước, Đảng và Chính phủ đã đề ra nhiều biện pháp trong đó cụ thể là thông qua các gói kích cầu. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30/2008/NQ –CP về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy thoái kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội với những biện pháp cụ thể như: giảm thuế, giãn thuế, hoàn thuế; hỗ trợ lãi suất cơ bản cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ngân hàng; hạ lãi suất cơ bản và tỉ lệ dự trữ bắt buộc; tăng đầu tư công cho kết cấu hạ tầng từ nguồn trái phiếu chính phủ và hỗ trợ trực tiếp cho người dân thông qua các chính sách an sinh xã hội. Việc triển khai các gói giải pháp chống suy giảm kinh tế do Chính phủ đưa ra đã mang lại cho nền kinh tế những dấu hiệu tích cực bước đầu: tốc độ tăng trưởng của Việt Nam vẫn đạt tỉ lệ cao trong bối cảnh nhiều nền kinh tê có mức tăng trưởng âm. Nhiều tổ chức tài chính quốc tế như WB nhận định rằng khả năng khủng hoảng ở Việt Nam là thấp…

Tiếp tục sự nghiệp đổi mới đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Để đất nước phát triển ổn định cần tạo tiền đề cũng như những biến đổi mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng, về kinh tế - xã hội đặc biệt ở khu vực nông thôn. Trong chính yêu cầu từ thực tiễn đó chủ trương xây dựng NTM của Đảng được hình thành và phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện ba vì (hà nội) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2015 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)