Thực hiện phát triển kinh tế nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện ba vì (hà nội) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2015 (Trang 53 - 60)

7. Bố cục

2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện

2.2.3. Thực hiện phát triển kinh tế nông thôn

Phát triển kinh tế là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao đời sống của cư dân nông thôn. Nhận thức được tầm quan trọng của phát

triển sản xuất, Đảng bộ Huyện Ba Vì đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo phát triển kinh tế với mục tiêu:

- Từng bước nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nông dân. Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến để phát triển sản xuất, xây dựng cuộc sống văn minh, hạnh phúc; chú trọng giải quyết việc làm, giảm dần khoảng cách thu nhập, hưởng thụ văn hóa giữa nông thôn và thành thị.

- Phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa tập trung, có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, gắn kết hợp lý giữa phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị.

Công tác xây dựng nông thôn mới thực hiện theo Bộ tiêu chí quốc gia Thủ tướng Chính phủ đã ban hành làm cơ sở định hướng chỉ đạo và tổ chức thực hiện xây dựng NTM trên địa bàn; Các cơ chế, chính sách của Chính phủ, Bộ, ngành của Trung ương; các chính sách của Thành phố và các sở, ngành đã ban hành cơ bản phù hợp với địa phương, dễ triển khai vào thực tiễn, như chính sách theo Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 06/7/2012 của UBND thành phố Hà Nội về Ban hành quy định thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố hà nội giai đoạn 2012-2016 (như hỗ trợ đào đắp GT-TL nội đồng 70% từ ngân sách, hỗ trợ mua vật tư kiên cố hóa giao thông nông thôn, GT- TL 100%,.. để nhân dân tự thực hiện); Chính sách theo Nghị quyết số 25/2013/HĐND ngày 04/12/2013 của Hội đồng nhân dân thành phố về khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh, phát triển làng nghề, nước sạch nông thôn (như hỗ trợ lãi suất để khuyến khích nông dân vay chuyển đổi cơ cấu sản xuất, mua máy móc làm đất, máy gặt đập liên hợp, xây dựng mô hình sản xuất hàng hóa, chăn nuôi tập trung xa khu dân

cư,...) và nhiều cơ chế, chính sách khác đặc thù ban hành được áp dụng trong thực hiện chương trình xây dựng NTM, bước đầu đem lại hiệu quả.

Trong 7 năm, triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, chương trình phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, từng bước nâng cao đời sống nông dân; trên địa bàn huyện đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, các chính sách hỗ trợ để phát triển sản xuất, xây dựng NTM, cụ thể: Hướng dẫn triển khai thực hiện đào đắp GT-TL nội đồng, kiên cố hóa giao thông nông thôn, ưu tiên lồng ghép các chương trình, dự án cho các xã đăng ký đạt chuẩn NTM, ưu tiên cho nhân dân vay vốn để phát triển sản xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, khuyến khích các nhà đầu tư, các doanh nghiệp liên danh liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; đặc biệt khuyến khích các xã giao quyền tự chủ để nhân dân bàn bạc, thống nhất và tổ chức thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM,...

Nhìn chung, các văn bản chỉ đạo, các cơ chế chính sách của Huyện Ba Vì đã và đang phát huy hiệu quả rõ nét trong việc thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp toàn diện theo định hướng sản xuất hàng hóa và tạo được phong trào xây dựng NTM sâu rộng đến các thôn, xóm, cụm dân cư và được người dân tích cực hưởng ứng tham gia. Xây dựng NTM là nhiệm vụ vừa mang tính cấp bách, vừa lâu dài, có nhiều khó khăn, phức tạp và đỏi hỏi cần một nguồn lực vật chất lớn, phải được thực hiện trên cơ sở kế thừa và phát triển, có lộ trình phù hợp với điều kiện thực tế của các xã và đặc điểm cụ thể của từng thôn, xóm, cụm dân cư, vì vậy cần có sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời của Nhà nước đầu tư vào nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Khi bắt tay vào việc khảo sát, đánh giá hiện trạng của các xã để lập Đề án, nhóm tiêu chí về xây dựng cơ sở hạ tầng đạt ở mức độ rất thấp, tuy nhiên trong những năm qua huyện đã ưu tiên dành nhiều nguồn lực cho xây dựng hạ tầng, là yếu tố quan trọng nhất để đổi mới bộ mặt nông thôn, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội và tăng hưởng thụ trực tiếp cho người dân. Nhiều xã đã

có phương pháp triển khai linh hoạt, phù hợp điều kiện thực tế của từng thôn, xóm để huy động nguồn lực đầu tư.

Khi triển khai lập Đề án, đây là nhóm tiêu chí đạt được ở mức độ rất thấp, là nhóm tiêu chí quan trọng trong chương trình xây dựng NTM, nâng cao đời sống của người dân vùng nông thôn; Qua 5 năm thực hiện đề án đã được một số kết quả quan trọng như:

- Thu nhập: Theo đánh giá của Chi cục thống kê huyện, ước đến cuối

năm 2015, thu nhập bình quân toàn huyện đạt 35 triệu (tăng 15 triệu so với năm 2011), trong đó khu vực nông thôn đạt 24,3 triệu/người/năm. Theo tiêu chuẩn NTM là 29 triệu đồng/người/năm.

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo xây dựng NTM: Hiện trạng năm 2011 chưa có xã nào đạt và cơ bản đạt; tính đến ngày 30/11/2015 có 9/30 xã đạt (chiếm 30%), có 3/30 xã cơ bản đạt (chiếm 10%) và 18 xã chưa đạt chuẩn (chiếm 60%) [2].

- Hộ nghèo: Năm 2011 trên địa bàn huyện có 8.801 hộ nghèo, chiếm

15,10%; qua 7 năm, đã tích cực triển khai đào tạo nghề cho gần 6.000 lao động nông thôn theo Quyết định 1956 của Chính phủ; đồng thời thực hiện nhiều mô hình sản xuất theo hướng hàng hóa như lúa, ngô, bí xanh, khoai lang; phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt; tích cực triển khai chương trình dạy nghề cho nông dân như nghề may mặc, làm nấm, trồng hoa, cây cảnh, chăn nuôi gia súc, gia cầm, vay vốn lãi xuất thấp hỗ trợ nông dân với số dư trên 240 tỷ đồng/năm cho 16.950 lượt hộ vay vốn, do đó số hộ nghèo giảm xuống còn 3.090 hộ, chiếm tỷ lệ 4,51% (bình quân mỗi năm giảm 2,83% số hộ nghèo).

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo xây dựng NTM: Năm 2011, hiện trạng toàn huyện không có xã nào đạt chuẩn; tính đến ngày 30/11/2015 có 8/30 xã đạt (chiếm 26,67%), có 13/30 xã cơ bản đạt và 9 xã chưa đạt chuẩn NTM về tiêu chí hộ nghèo (theo tiêu chuẩn khu vực đồng bằng 3%, miền núi là 6%) [2].

- Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên: Trên địa bàn huyện có trên 54 nghìn người trong độ tuổi lao động và bình quân có 80-85% lao động có việc làm thường xuyên; Tỷ lệ lao động trong nông nghiệp còn gần 75%; Năm 2015, cơ cấu kinh tế nhóm ngành Nông, lâm nghiệp chiếm 31%; Công nghiệp

- xây dựng 17% và du lịch - dịch vụ thương mại 52%. Nâng giá trị trên 1 ha

canh tác đạt trên 125 triệu đồng.

Hiện trạng năm 2011, toàn huyện chưa có xã nào đạt và cơ bản đạt; tính đến 30/11/2015 có 21/30 xã đạt (70%), có 7/30 xã cơ bản đạt (chiếm 23,3%) và có 2/30 xã chưa đạt (chiếm 6,6%) [2].

Hình thức tổ chức sản xuất:

- Phát triển nông nghiệp là nhiệm vụ quan trọng đảm bảo an sinh xã hội, huyện đã tập trung chỉ đạo hoàn thành các quy hoạch nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi gắn với các quy hoạch chuyên ngành khác, tạo ra các vùng chuyên canh tập trung về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, trồng cây ăn quả gắn với chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi.

- Trồng trọt: Thực hiện công tác dồn điền đổi thửa gắn với quy hoạch lại đồng ruộng, tạo ra ô thửa lớn, toàn huyện đã hoàn thành dồn đổi 5.500 ha, đạt 118% kế hoạch thành phố giao, đào đắp 1.100 km giao thông, thủy lợi nội đồng, đã kiên cố hóa được 220 km; tiếp tục củng cố hạ tầng giao thông thủy lợi nội đồng tạo điều kiện đưa nhanh cơ giới hóa và tập trung ở các vùng chuyên canh cây lúa, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Diện tích gieo trồng hàng năm trên 24.000 ha, trong đó diện tích lúa 13.500 ha, đưa nhanh lúa hàng hóa chất lượng cao vào sản xuất, hàng năm đạt từ 5000 đến 6000 ha, năng suất lúa bình quân đạt 61 tạ/ha; thực hiện liên doanh liên kết với các doanh nghiệp, sản xuất lúa giống đạt 200 đến 250 ha/vụ; 60% diện tích thực hiện cơ giới hóa từ khâu làm đất đến thu hoạch, giảm chi phí ngày công lao động, nâng giá trị canh tác từ 50 triệu đồng/ha lên 105 triệu đồng/ha vào năm 2014; hệ số sử dụng đất 2,5 lần, sản lượng lương thực đạt 99.800 tấn, đảm bảo anh ninh lượng thực [2].

- Chăn nuôi trên địa bàn huyện được quan tâm chỉ đạo phát triển theo quy hoạch, chăn nuôi đại gia súc ở các xã miền núi, gia cầm ở các xã vùng đồi gò kết hợp trang trại chăn nuôi; đến nay đàn bò 43.000 con, trong đó bò sữa phát triển mạnh đạt 10.00 con, sản lượng sữa 26.000 tấn, trong kỳ phát triển mạnh bò 3B chất lượng cao đạt 6500 con, đem lại cho hộ chăn nuôi; đàn gia cầm tăng mạnh ở các xã vùng đồi gò đạt trên 3 triệu con, đến nay có 318 trang trại sản xuất tập trung đem lại hiệu quả kinh tế cao, có những trang trại doanh thu trên 3 tỷ đồng/năm, thu hút 30 lao động [2].

Nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh ở các xã vùng úng trũng theo quy hoạch diện tích 1.900 ha, sản lượng 9.500 tấn, triển khai chương trình thâm canh theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm ở các xã Phú Đông, Vạn Thắng, Đồng Thái, Phú Châu đã tăng năng xuất từ 4,5 tấn/ha bằng nuôi thông thường lên 20 tấn/ha theo phương tháp thâm canh, nâng giá trị thu nhập đạt từ 400 đến 500 triệu đồng/ha, chương trình nuôi cá tầm tại xã Khánh Thượng từ năm 2013 đến nay đem lại thu nhập cao cho đồng bào dân tộc.

Trong những năm qua, do làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh nên đàn dia súc, gia cầm, thủy sản phát triển tốt, đạt hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu sản phẩm sạch cho thị trường người tiêu dùng.

- Lâm nghiệp trồng rừng, toàn huyện có 10.690 ha, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp do huyện quản lý 4.500 ha, thực hiện lời dạy của Bác Hồ, hàng năm huyện làm tốt công tác tổ chức lễ phát động tết trồng cây đầu xuân, sau đó triển khai ra diện rộng, mỗi năm trồng được từ 40.000 đến 50.000 cây phân tán, làm tốt công tác chăm sóc, khoanh nuôi bảo vệ rừng, công tác phòng chống cháy rừng, nâng độ che phủ rừng đạt 25% để rừng Ba Vì trở thành lá phổi xanh của Thủ đô Hà Nội, trồng rừng và chăm sóc rừng là một nghề cho thu thập cao của đồng bào các xã miền núi.

- Về cơ chế hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp: Trong 7 năm qua huyện giành trên 15 tỷ đồng cho chương trình hỗ trợ giống tiến bộ kỹ thuật đưa vào

sản xuất, tạo ra chương trình sản xuất cho giá trị thu nhập cao như: chương trình sản xuất lúa hàng hóa, sản xuất lúa giống, bí xanh, khoai tây vụ đông, dưa chuột, ớt xuất khẩu,… đã thu hút một số doanh nghiệp tham gia cùng với người dân từ sản xuất đến bao tiêu sản phẩm.

Toàn huyện có 104 HTX (tăng thêm 17 HTX so với năm 2010, trong đó 92 HTX nông nghiệp, 11 HTX Tiểu thủ công nghiệp và 1 HTX dịch vụ thuốc Nam), có 1 liên hiệp HTX, 81 tổ hợp tác. Đến nay có 56 HTX được củng cố, kiện toàn và hoạt động theo Luật HTX, đánh giá phân loại có 33,65% khá, 34,61% Trung bình và còn lại là yếu, 5 HTX mới thành lập); là do còn các HTX chưa đại hội xã viên để kiện toàn và hoạt động theo Luật. Có 17 làng nghề, 318 trang trại sản xuất tập trung, trong đó có 83 mô hình chăn nuôi, thủy sản đem lại hiệu quả kinh tế cao (trang trại chăn nuôi bò sữa gia đình ông Khanh ở Phú Châu, với 25 con bò sữa, hàng năm cho thu nhập từ 1,0 - 1,2 tỷ đồng; mô hình nuôi trồng thủy sản HTX thủy sản Đồng Tâm với 2,5 ha đem lại thu nhập gần 1,0 tỷ đồng....

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo xây dựng NTM: hiện trạng năm 2011, toàn huyện không có xã nào đạt; tính đến 30/11/2015 có 26/30 xã đạt và cơ bản đạt (chiếm 86,6%); 4 xã chưa đạt (Thụy An, Phú Cường, Khánh Thượng và Ba Vì), chiếm 13,3% [2].

- Về phát triển Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp. Ngày 6/4/2011 huyện Ba Vì đã đề ra Nghị quyết số 11-NQ/HU về việc đẩy mạnh phát triển Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệpgiai đoạn 2011 – 2015. Với đặc điểm là một huyện thuần nông, cơ cấu kinh tế chiếm 80% là nông nghiệp. Trong 7 năm qua do nền kinh tế nói chung và ngành Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp nói riêng trên địa bàn huyện Ba Vì còn gặp rất nhiều khó khăn. Xong UBND huyện đã triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch phát triển Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp như chương trình khuyến công đã mở 130 lớp truyền nghề, nhân cấy các nghề thủ công cho 4.585 lao động nông thôn trong

đó có 665 lao động được hưởng từ nguồn kinh phí khuyến công. Sau khi được đào tạo, 3.700 lao động (chiếm 81%) có việc làm thường xuyên và ổn định với mức thu nhập từ 2,5 – 4 triệu đồng/người/tháng. Theo đó có thêm 3 làng nghề mới được thành phố công nhận. Ngoài ra huyện đã thức thực hiện đề án quy hoạch các điểm khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, đã xóa 100% các lò gạch thủ công gây ô nhiễm môi trường thay thế bằng lò gạch hiện đại. Đã xây dựng thành công 2 cụm điểm công nghiệp tại xã Cam Thượng và xã Vật Lại đưa tổng giá trị sản xuất Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp toàn huyện đến năm 2015 là 2.660 tỷ đồng đạt 166,25% mục tiêu Nghị quyết 11 đề ra. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 19,2%, chiếm tỷ trọng 13,1% trong cơ cấu kinh tế của huyện [2]. Từ đó góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. Tạo việc làm và nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XIX của huyện.

Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại:

- Việc chỉ đạo phát triển sản xuất ở nhiều nơi còn lúng túng trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất hàng hóa tập trung.

- Chưa có chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, phát triển làng nghề, nước sạch ở nông thôn, do đó chưa trở thành định hướng quan trọng để chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn.

- Vốn đầu tư cho phát triển sản xuất còn ít (chiếm khoảng 21,18% tổng số vốn thực hiện chương trình trên địa bàn huyện) [2].

- Các hình thức tổ chức sản xuất và dịch vụ ở nông thôn chưa có nhiều chuyển biến tích cực. Hầu hết các HTX hiện có chậm đổi mới, đa số hoạt động hiệu quả chưa cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện ba vì (hà nội) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2015 (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)