Huy động, sử dụng nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện ba vì (hà nội) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2015 (Trang 48 - 53)

7. Bố cục

2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện

2.2.2. Huy động, sử dụng nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu

Xác định các nguồn vốn để thực hiện xây dựng NTM Đảng bộ Huyện đã chỉ đaọ huy động mọi nguồn lực:

Trong 7 năm 2008-2015, đã huy động được tổng 1.610.354 triệu đồng; trong đó:

- Ngân sách huyện: 374.809.000.000 triệu đồng - Ngân sách xã: 60.398.500.000 đ

- Huy động nhân dân đóng góp: 125.752 000.000 đ - Nguồn khác: 2.250.000.000 đ [2].

Theo Đề án xây dựng NTM huyện Ba Vì giai đoạn 2011-2020, định hướng đến 2030 nhiệm vụ của phát triển hạ tầng kinh tế - kỹ thuật giai đoạn 2011 – 2015 là Bổ sung hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

- Giao thông: củng cố, phát triển hệ thống giao thông vận tải, kết hợp với trục chính của Thành phố, giao thông vận tải quốc gia, đảm bảo tính liên hoàn, liên kết trong và ngoài vùng. Nâng cấp hệ thống giao thông trong xã hiện đại, đảm bảo đạt tiêu chí theo NTM.

- Thủy lợi: Đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi, đảm bảo đủ công suất và yêu cầu kỹ thuật đáp ứng nhu cầu tưới tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

- Điện: Đầu tư mới và nâng cấp, từng bước hiện đại háo toàn bộ hệ thống truyền tải và phân phối điện, đảm bảo cấp điện ổn định với chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn.

- Trường học: Phát triển mạng lưới trường, lớp học và tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, đồ chơi trẻ em. Đầu tư xây dựng các trường mầm non, tiểu học,THCS và THPT đạt chuẩn quốc gia.

- Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, thông tin và các phwuong tiện vui chơi giải trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân. Tiếp tục đầu tư bảo tồn, tôn tạo phát huy các giá trị các khu di tích lịch sử, văn hóa trọng điểm.

- Phát triển mạng lưới y tế cơ sở với trang thiết bị hiện đại và chuyên môn cán bộ cao để bước đầu chăm lo sức khỏe tốt cho nhân dân.

- Phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông rộng khắp đến mọi vùng trong Huyện.

Thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 21/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 03/2013/TT-BKHĐT, ngày 07/8/2013 của Bộ Kế

hoạch và Đầu tư; Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 06/07/2012; Quyết định số 10/QĐ-UBND ngày 11/3/2013 của UBND Thành phố Hà Nội; UBND huyện đã chỉ đạo các phòng, ban, ngành của huyện căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao hướng dẫn UBND các xã, thị trấn, phối hợp đơn vị tư vấn lập các dự án đầu tư cho xây dựng NTM, giao thông nông thôn, giao thông thủy lợi nội đồng theo đúng quy định hiện hành của nhà nước.

UBND huyện làm chủ đầu tư các dự án có quy mô đầu tư lớn, đòi hỏi kỹ thuật cao, tổng mức đầu tư lớn. UBND huyện Ba Vì giao Ban Quản lý dự án đầu tư lập dự án, xin ý kiến thẩm định của các sở liên quan, trình UBND huyện phê duyệt.

UBND xã làm chủ đầu tư các dự án có quy mô nhỏ và mức hỗ trợ của ngân sách cấp trên đến 3.000 triệu đồng. UBND các xã chủ động lập báo cáo qua các ngành chuyên môn thẩm định, các xã làm căn cứ phê duyệt dự án và tổ chức thực hiện (chủ yếu giao cho nhóm thợ hoặc nhân dân tự làm).

Do nguồn thu trên địa bàn huyện còn thấp (chiếm 10%), mặc dù đã được Thành phố quan tâm, hỗ trợ kinh phí đầu tư nhưng còn thấp so với nhiệm vụ đề ra; Các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào nông thôn rất thấp; Thiếu cơ chế lồng ghép hiệu quả các chương trình, dự án trên địa bàn nông thôn.

- Giao thông: Đến năm 2015 đã được đầu tư xây dựng 1.008,05 km;

tổng kinh phí 2.407,07 tỷ đồng (đường tỉnh lộ 11,5 km; huyện lộ 19,77 km; trục xã 264,61 km, đạt 84% (tăng thêm 21,51 km so với 2011); đường trục thôn 259,82 km, đạt 48% (tăng thêm 55,68 km); đường ngõ xóm 281,5 km, đạt 42% (tăng thêm 48,51 km) và 125,12 km đường nội đồng được cứng hóa, đạt 22% (tăng thêm 90,23 km); tập trung tại một số xã miền núi, đồi gò, các xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới và các xã thực hiện sau dồn điền đổi thửa. Xây dựng mới 2 cầu, cải tạo hàng trăm cầu, cống nhỏ phục vụ đi lại của nhân dân và dẫn nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp[2].

có 2 xã cơ bản đạt (chiếm 6,67%); đến năm 2015 có 7 xã đạt (chiếm 23,33%), 13/30 xã cơ bản đạt và 10/30 xã chưa đạt.

- Thủy lợi: Xây mới, nâng cấp 37 trạm trạm bơm tưới, tiêu (đạt

54,41%) và tăng thêm 13 trạm so với năm 2011; xây mới kè Phong Vân, cứng hóa kênh nội đồng được 215,92 km, đạt 22,42% (tăng thêm 38,25 km); hàng năm triển khai cải tạo, nạo vét 53.000 m3 đào đắp; xây dựng kênh tiêu Minh Châu (686 triệu), kênh tiêu Châu Sơn - Tản Hồng (2,062 tỷ đồng) khơi thông 24 hồ nhỏ phục vụ sản xuất nông nghiệp; Tổng kinh phí đầu tư cho thủy lợi đạt 516,3 tỷ đồng [2].

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo xây dựng NTM: Năm 2011, hiện trạng chưa có xã nào đạt; cơ bản đáp ứng nhu cầu tưới tưới tiêu phục vụ sản xuất; đến hết tháng 11/2015 có 8/30 xã đạt (chiếm 26,6%), có 16/30 xã cơ bản đạt và 6 xã khác chưa đạt [2].

.- Điện nông thôn: Hệ thống điện nông thôn được quan tâm cải tạo,

củng số, nâng cấp cơ bản đảm bảo cung cấp đủ điện phục vụ sinh hoạt, sản xuất của khu vực nông thôn. Đến năm 2015 đã xây dựng 45 trạm biến áp, đạt 23% (kinh phí 9 tỷ đồng), thay thế 49,11 km điện hạ thế (kinh phí 65,48 tỷ đồng, đạt 20%). Năm 2014, đóng điện đưa vào vận hành đường dây 35kV Sơn Tây - Ba Vì; đến nay số hộ sử dụng điện lưới quốc gia đạt 99% và được mua điện trực tiếp của ngành điện đảm bảo an toàn, hiệu quả [2].

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo xây dựng NTM: Năm 2011 hiện trạng có 23 xã đạt (chiếm 76,6%); đến 30/11/2015 có 30/30 (chiếm 100%) xã có hệ thống điện đạt chuẩn NTM [2].

- Cơ sở vật chất trường học: Hệ thống trường học được đầu tư, nâng

cấp, xây mới, mua sắm trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập. Thực hiện chương trình kiên cố hóa trường học, đến nay đã xây mới được 10 trường mầm non, 7 trường tiểu học, 8 trường THCS, tổng kinh phí 405,187 tỷ đồng. Đến hết năm 2015 có 34 trường học các cấp từ mầm non đến THCS cơ bản

đạt chuẩn (mầm non 4 trường, Tiểu học 18 trường và THCS 11 trường và 1 trường THPT Minh Quang); Năm 2015 phấn đấu có thêm 5 trường THCS Minh Quang, 3 trường Tiểu học Khánh Thượng B, Phú Đông, Minh Châu và trường mầm non Tản Viên (khu Yên Thành).

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo xây dựng NTM: Năm 2011, hiện trạng không có xã nào đạt chuẩn về trường học; Đến 31/3/2015 có 1/30 xã (Thuần Mỹ) đạt (chiếm 3,3%), 10/30 xã cơ bản đạt (chiếm 30%), còn 19 xã chưa đạt (chiếm 63,33%) [2].

- Cơ sở vật chất văn hóa: Đầu tư xây dựng mới 02 sân vân động xã

(kinh phí 18 tỷ); xây dựng thêm 6 trung tâm học tập cộng đồng; xây mới và nâng cấp 228 nhà văn hóa thôn (tăng thêm 68 nhà), kinh phí 185 tỷ đồng; Năm 2015 xây dựng thêm 44 nhà văn hóa ở 7 xã miền núi (nguồn các quận hỗ trợ) và các xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới năm 2015. Đầu tư trang thiết bị cho 3 làng văn hóa (Lương Phú - Thuần Mỹ, Thái Bình - Đồng Thái và Đông Lâu - Thụy An), hệ thống dây truyền thanh 7 xã với kinh phí 200 triệu đồng [2].

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo xây dựng NTM: Năm 2011, hiện tạng không có xã nào đạt và cơ bản đạt. Đến ngày 31/3/2015 chưa có xã nào đạt chuẩn (không có xã nào có trung tâm văn hóa xã theo quy định của Bộ VH- TT-DL), có 13 xã cơ bản đạt và 17 xã chưa đạt [2].

- Chợ nông thôn: Trên địa bàn huyện có 23 chợ nằm trên địa bàn 23 xã,

thị trấn; Đến nay đã xây dựng mới chợ Tam Mỹ (Tản Lĩnh), cải tạo 7 chợ nông thôn tại các xã Cổ Đô (2 chợ), Tản Hồng, Phú Phương, Phú Châu, Châu Sơn và Phong Vân mỗi xã 1 chợ (kinh phí trên 17,2 tỷ đồng); Trên địa bàn có 02 siêu thị (Lan chi và Lực tiến) và các trung tâm thương mại, cửa hàng bán buôn, lẻ luôn được kiểm tra và quản lý tốt, phục vụ nhu cầu giao thương buôn bán hàng hóa trên địa bàn huyện và các vùng lân cận.

có 3 xã cơ bản đạt (chiếm 10%). Đến 30/11/2015 có 10/30 xã đạt (chiếm 30%), 2/30 xã cơ bản đạt và 18/30 xã chưa đạt [2].

- Mạng lưới truyền thanh được đầu tư năm 2011 tại xã Khánh Thượng

1 tỷ đồng; năm 2014 đầu tư cho 8 xã (7 xã miền núi và xã Minh Châu), với kinh phí 11,5 tỷ đồng. Tính đến hết năm 2015 có 211 thôn có điểm cung cấp dịch vụ truy cập Internet công cộng, đạt 29/30 xã (đạt 96,67%). Các xã đều có điểm bưu điện văn hóa xã, đáp ứng nhu cầu đọc sách, báo và tra cứu thông tin của cán bộ và nhân dân (còn xã Tản Lĩnh chưa có điểm bưu điện văn hóa xã).

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo xây dựng NTM: hiện trạng có 25 xã đạt (chiếm 83,3%). Đến 30/11/2015 có 29/30 xã đạt chuẩn (chiếm 96,67%), xã Tản Lĩnh chưa đạt [2].

- Nhà ở dân cư: Nhân dân tự chỉnh trang nhà ở dân cư theo quy hoạch,

phần lớn đều là nhà mái bằng khang trang, sạch đẹp đảm bảo 3 cứng. Không còn có nhà tạm, nhà dột nát; đảm bảo nhu cầu sinh hoạt và nghỉ ngơi. Đến nay toàn huyện có trên 60% nhà ở dân cư đạt chuẩn của Bộ xây dựng.

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo xây dựng NTM: Năm 2011, hiện trạng có 4 xã đạt (chiếm 13,3%); tính đến ngày 31/3/2015 có 22/30 xã đạt (chiếm 73,33%), 7/30 xã cơ bản đạt và còn xã Ba Vì chưa đạt [2].

Tuy nhiên, do nguồn kinh phí đầu tư còn hạn chế nên phát triển kết cấu

hạ tầng các xã còn chưa đồng bộ và chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Việc quản lý, duy tu và bảo dưỡng các công trình hạ tầng còn nhiều bất cập, chưa có cơ chế tài chính để thực hiện. Đề nghị trong thời gian tới Thành phố quan tâm đầu tư để hoàn thiện hệ thống hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và sản xuất của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện ba vì (hà nội) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2015 (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)