Thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo Chương trình, lập quy hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện ba vì (hà nội) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2015 (Trang 45 - 48)

7. Bố cục

2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện

2.2.1. Thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo Chương trình, lập quy hoạch

Ngay sau khi tiếp thu các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của thành phố Hà Nội về Chương trình xây dựng nông thôn mới, để triển khai một cách đồng bộ chương trình này, Huyện uỷ đã ra Nghị quyết số 03 ngày 28/8/2010 để lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ CNH, HĐH.

Tiếp đó Huyện ủy đã ra Quyết định số 35 ngày 10/9/2010 về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Ba Vì giai đoạn 2010-2015 từ huyện đến cơ sở. UBND huyện đã chỉ đạo các xã tổ chức tổng điều tra đánh giá thực trạng tình hình nông thôn trên địa bàn huyện theo 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, từ đó có kế hoạch phân kỳ đầu tư cho phù hợp, trong đó xã Cổ Đô được chọn làm điểm cho Chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện.

Bắt tay vào triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, Huyện ủy Ba Vì đã xây dựng các tổ chức, lực lượng nòng cốt, chuyên trách. Huyện đã xây dựng và kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế,... với đội ngũ cán bộ có trình

độ chuyên môn, am hiểu về lĩnh vực công tác; thành lập Tổ chuyên viên giúp Hội đồng thẩm định đề án xây dựng nông thôn mới các xã; thành lập Tổ công tác hướng dẫn, thẩm định quy hoạch đồng ruộng, đề án dồn điền đổi thửa gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới; thành lập Tổ công tác làm nhiệm vụ tuyên truyền vận động về dồn điền đổi thửa gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới; mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chuyên trách về công tác xây dựng nông thôn mới.

Huyện đã hình thành bộ máy chỉ đạo và quản lý Chương trình đồng bộ ở các cấp từ huyện tới xã:

1. Cấp huyện thành lập BCĐ huyện do đồng chí Bí thư Huyện ủy Trưởng ban, đồng chí Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện làm Phó trưởng Ban thường trực, đồng chí Phó Chủ tịch làm Phó trưởng Ban, thành viên là các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy. Thành lập Tổ công tác giúp việc BCĐ huyện do đồng chí Trưởng phòng Kinh tế làm Tổ trưởng, thành viên là lãnh đạo các phòng, ban liên quan đến các tiêu chí xây dựng NTM. Phòng Kinh tế là Cơ quan thường trực giúp việc BCĐ huyện.

Sau Đại hội Đảng bộ huyện Ba Vì lần thứ XXI đã kiện toàn BCĐ huyện, Tổ công tác giúp việc, văn phòng BCĐ và cơ quan thường trực theo hướng dẫn của Thành phố.

2. Cấp xã thành lập Ban Chỉ Đạo do đồng chí Bí thư đảng ủy xã làm Trưởng ban và Ban quản lý xây dựng nông thôn mới do đồng chí Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban; thành lập các tiểu ban giúp việc Ban chỉ đạo. Sau Đại hội Đảng bộ, các xã đều đã kiện toàn Ban Chỉ Đạo, Ban Quản Lý và các tiểu ban theo đúng quy định.

Hệ thống chỉ đạo mạnh, đồng bộ như đã nêu trên là yếu tố quan trọng thúc đẩy triển khai thực hiện Chương trình.

Thực hiện Thông tư số 09/2010/TT-BXD ngày 04/08/2010 của Bộ Xây dựng; Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTNMT ngày 28/10/2011, UBND huyện chỉ đạo thành lập Ban Quản Lý Dự Án quy hoạch xây dựng nông thôn mới huyện tại quyết định số 1336/QĐ-UBND, ngày 22/11/2011 để hướng dẫn, góp ý, thẩm định đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới các xã. Trên cơ sở đồ án quy hoạch các xã được đơn vị tư vấn lập, tổ công tác tổ chức hội nghị góp ý, sau đó đơn vị tư vấn chỉnh sửa và hoàn thiện, gửi Phòng Quản lý đô thị thẩm định và trình UBND huyện xem xét, phê duyệt; Ban hành quy định quản lý quy hoạch và tổ chức công bố, công khai, cắm mốc gianh giới phạm vi quy hoạch theo đúng quy định; đồng thời tổ chức thực hiện các dự án theo đúng quy hoạch được duyệt. Tổng kinh phí lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã và quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã là 15.797 triệu đồng, trong đó ngân sách thành phố 11.000 triệu đồng và doanh nghiệp 4.797 triệu đồng).

- Lập đề án xây dựng NTM:

Căn cứ Quyết định số 6330/QĐ-UBND ngày 23/12/2010 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định về trình tự, thủ tục lập, thẩm định, trình duyệt đề án xây dựng nông thôn mới cấp huyện và đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2020. UBND huyện chỉ đạo thành lập hội đồng thẩm định, tổ công tác để góp ý, thẩm định Đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã. Trên cơ sở Đề án xây dựng nông thôn mới các xã gửi, tổ công tác của huyện tổ chức hội nghị góp ý, làm căn cứ để UBND xã hoàn thiện, trình Hội đồng thẩm định của huyện xem xét, sau khi có ý kiến của Hội đồng thẩm định, các xã chỉnh sửa và hoàn thiện trình UBND huyện phê duyệt.

Đến tháng 12/2012 UBND huyện đã phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới 29/30 xã theo đúng quy định (riêng Đề án xã làm điểm Cổ Đô

được phân bổ lập Đề án cấp huyện và xã là 4.350 triệu đồng (ngân sách thành phố cấp).

Đề án xây dựng NTM huyện Ba Vì giai đoạn 2011-2020, định hướng đến 2030 có tổng kinh phí 9.691.154 triệu đồng, trong đó: Thành phố 1.348.604 triệu đồng, chiếm 13,92%; Ngân sách Huyện 1.083.465 triệu đồng, chiếm 11,18 %; Ngân sách Xã 1.070.765 triệu đồng, chiếm 11,05%; Vốn lồng ghép 2.972.562 triệu đồng, chiếm 30,67%; Vốn Doanh nghiệp 1.096.049 triệu đồng, chiếm 11,31%; Vốn dân đóng góp 874.343 triệu đồng, chiếm 9,02%; Vốn xã hội hóa 777.937 triệu đồng, chiếm 8,03%; Vốn tài trợ, viện trợ khác

467.428 triệu đồng, chiếm 4,82%) [58].

Đề án chia làm 2 giai đoạn; giai đoạn 1 từ năm 2011 – 2015, tổng dự toán kinh phí cho giai đoạn này là: 4.634.139 triệu đồng. Phạm vi thực hiện 31 xã trên toàn huyện. Giai đoạn 2 từ năm 2016 đến năm 2030. Đề án đã xác định mục tiêu cụ thể từng giai đoạn, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện các tiêu chí trên từng lĩnh vực cụ thể.

Tuy vậy, nhìn chung chất lượng công tác quy hoạch ở một số xã còn

thấp, trong triển khai thực hiện tiếp tục rà soát, điều chỉnh cho phù hợp. Nhiều Đề án nặng về tính toán đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chưa chú trọng đúng mức tới phát triển sản xuất, văn hoá, bảo vệ môi trường, thiếu giải pháp thực hiện, tính toán huy động nguồn lực còn thiếu tính thực tiễn. Do đó, hiện các xã đang rà soát điều chỉnh đề án sao cho phù hợp và sát với thực tế của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện ba vì (hà nội) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2015 (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)