Chủ trương của Đảng bộ thành phố Hà Nội về xây dựng NTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện ba vì (hà nội) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2015 (Trang 35 - 39)

7. Bố cục

1.3. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ Thành phố Hà

1.3.3. Chủ trương của Đảng bộ thành phố Hà Nội về xây dựng NTM

Thành phố Hà Nội sau mở rộng địa giới hành chính có 29 quận, huyện, thị xã; 577 xã, phường, thị trấn. Trong đó có 401 xã (344 xã đồng bằng, 44 xã vùng đồi gò và 13 xã miền núi) thuộc 19 huyện, thị xã. Khu vực nông thôn Hà Nội có diện tích tự nhiên 2.841,8km2 (chiếm 84,9% diện tích tự nhiên toàn Thành phố), diện tích đất nông, lâm nghiệp hơn 192.000 ha; dân số 4,07 triệu người (trong đó lao động chiếm 63,1% lực lượng lao động của toàn Thành phố).

Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, Thành ủy Hà Nội đã ban hành kế hoạch số 01-KH/TU ngày 3-9-2008 ; Chương trình hành động số 02-CTr/TU ngày 31-10-2008 của Thành ủy; Đại hội XV Đảng bộ Thành phố, Thành ủy đã ban hành Chương trình 02-CTr/TU ngày 29-8-2011 về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2011-2015”, với mục tiêu: “Xây dựng nông thôn mới Thủ đô Hà Nội có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững; cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ, hiện đại; đời sống vất chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội nông thôn được đảm bảo,

đóng góp vào sự nghiệp xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại” [47].

Chỉ tiêu đề ra cụ thể là: “Giai đoạn 2010-2015 phấn đấu có từ 140-160 số xã (bằng 35%-40%) đạt chuẩn nông thôn mới; giai đoạn 2016-2020 phấn đấu có thêm từ 120-140 số xã (bằng 30-35%) đạt chuẩn nông thôn mới, hết năm 2020 thành phố có 70% số xã đạt chuẩn nông thôn mới và định hướng đến năm 2030 hoàn thành việc xây dựng NTM ở 401 xã trên địa bàn Thành phố.” [47].

Quá trình tổ chức quán triệt triển khai thực hiện nội dung Chương trình số 02-CTr/TU, một trong các nhiệm vụ quan trọng đặt ra cần hướng dẫn huyện, thị xã và các xã khi xây dựng Đề án phải đạt được các mục tiêu cơ bản, trọng tâm là:

Một là: Thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, tổ chức phát triển sản

xuất (công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông-lâm-ngư nghiệp) tạo ra nhiều loại sản phẩm hàng hoá có năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao;

Hai là: Không ngừng nâng cao thu nhập người dân nông thôn; giải

quyết tốt vấn đề cơ cấu lao động trong nông thôn, giải quyết việc làm cho người lao động;

Ba là: Từng bước đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa nông thôn về cơ sở hạ

tầng kinh tế xã hội; xây dựng các công trình phúc lợi công cộng, phục vụ đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân; đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và an sinh xã hội… góp phần thay đổi diện mạo, đưa nông thôn tiến kịp với thành thị;

Bốn là: Xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư, văn hóa “làng xã” văn

minh, hiện đại, giữ gìn bản sắc dân tộc; giáo dục truyền thống cách mạng, xây dựng con người mới nông thôn theo định hướng XHCN…

Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; ngày 21/4/2010 Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội ra Nghị quyết số 03/2010/NQ-HĐND về xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 - 2020, định hướng 2030.

Cùng với đó Thành phố Hà Nội đã ban hành hàng loạt các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn quy hoạch của thành phố về các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung, song song với đó là các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông nghiệp luôn được thành phố Hà Nội chú trọng.

Tiểu kết chƣơng 1

Ba Vì là một huyện lớn của thành phố Hà Nội, theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 thì huyện Ba Vì nằm trong khu vực hành lang xanh, nhằm khuyến khích phát triển các hoạt động du lịch, phát triển các mô hình trang trại, nghiên cứu khoa học phục vụ nông nghiệp; khoanh vùng bảo vệ và bảo tồn các làng nghề truyền thống, các vùng đa dạng sinh thái, các vùng nông nghiệp năng suất cao; phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật chung cho toàn đô thị, đặc biệt là hệ thống giao thông kết nối liên đô thị xây dựng một vùng nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Là một huyện thuộc tỉnh Hà Tây cũ, bắt đầu từ 8/2008 Ba Vì chính thức sáp nhập vào thủ đô Hà Nội, được sự quan tâm, chỉ đạo của thành phố, đầu tư kinh phí, hỗ trợ phát triển, đời sống nhân dân được nâng lên, an sinh xã hội được đảm bảo. Hạ tầng kinh tế - xã hội và các công trình đê điều, thủy lợi được đầu tư đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu phục vụ quá trình phát triển sản xuất, dân sinh và phòng chống lụt bão…Tuy nhiên, khi bắt tay vào thực hiện chủ trương của Đảng bộ Thành phố Hà Nội về xây dựng NTM thực trạng nông thôn Huyện Ba Vì vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế: cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch chậm, nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, tăng trưởng giữa các vùng không đồng đều, đời sống vật chất và tinh thần của một bộ phận nhân dân còn rất khó khăn. Hạ tầng kỹ thuật – xã hội ở một số khu vực còn thiếu, nhiều công trình đã xuống cấp, chưa được đầu tư cải tạo nâng cấp, môi trường sản xuất còn ô nhiễm; an ninh và tật tự an toàn xã hội của một số địa phương còn phức tạp… Thực trạng trên đã đặt ra yêu cầu cần phải có những chính sách phát triển nông thôn Huyện một cách tổng thể, đồng bộ theo quy hoạch. Đây thật sự là những thách thức lớn đối với Đảng bộ Huyện Ba Vì trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng NTM trên địa bàn toàn Huyện. Việc nắm vững những đặc điểm, vị trí, vai trò và tình hình phát triển nông nghiệp, nông thôn trước năm 2008 của

Huyện là một tiền đề quan trọng để nghiên cứu những chủ trương, chính sách phù hợp phát huy những thế mạnh của Huyện, hạn chế, khắc phục những tồn tại yếu kém, từ đó rút ra những kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng NTM của Đảng bộ Huyện góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng NTM trong giai đoạn hiện nay.

Chƣơng 2: CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN BA VÌ VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện ba vì (hà nội) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2015 (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)