Đặc điểm được chọn làm cơ sở định danh của câu đố động vật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu tìm hiểu cách thức tri nhận thế giới của người việt (trên ngữ liệu câu đố) (Trang 33 - 36)

- Chơi chữ: Bà con ta cũng thường sử dụng đặc điểm ngôn ngữ dân tộc để

TRONG CÂU ĐỐ ĐỘNG VẬT

2.1. Đặc điểm được chọn làm cơ sở định danh của câu đố động vật.

Cơ sở định danh của câu đố động vật thường là những đặc điểm dễ nhận thấy nhất của con vật như về hình thức, cấu tạo cơ thể, màu sắc, đặc điểm di chuyển, thức ăn… Người quan sát và miêu tả lời đố dựa vào một hoặc có thể là vài ba đặc điểm của con vật tuỳ từng trường hợp. Những đặc điểm này đôi khi được miêu tả một cách chân thực hoặc cũng có thể được ẩn dụ, hoặc so sánh liên tưởng với những yếu tố khác (như con người, thực vật, sự vật).

Qua khảo sát, chúng tôi thấy ở câu đố động vật, người ta thường dựa vào những tiêu chí sau để miêu tả con vật đố với các mức độ và tần số sử dụng khác nhau:

1. Cấu tạo cơ thể: 129/400 câu

2. Hình thức và hình dạng: 126/400 câu 3. Môi trường sống: 93/400 câu

4. Tập tính, lối sống: 69/400 câu

5. Vai trò chức năng và mối quan hệ với con người: 61/400 câu 6. Kích cỡ cơ thể: 60/400 câu

7. Cách thức di chuyển: 54/400 câu 8. Màu sắc cơ thể: 53/400 câu 9. Tiếng kêu: 50/400 câu 10.Tên gọi: 47/400 câu

11.Cách thức kiếm mồi và thức ăn: 44/400 câu 12.Sinh trưởng, sinh dục: 25/400 câu

14.Nguồn gốc: 14/400 câu

15.Phản ứng (trước tác động của môi trường, tự nhiên, con người và loài vật khác): 13/400 câu

16.Số lượng: 12/400 câu

17.Mối quan hệ với loài vật khác: 8/400 câu 18.Tính tình: 8/400 câu

19.Bản năng sinh vật học: 7/400 câu 20.Giống: 7/400 câu

21.Vị trí: 4/400 câu 22.Trí khôn: 2/400 câu 23.Mùi: 2/400 câu.

Việc phân loại các tiêu chí này đôi khi mang tính tương đối, bởi có những trường hợp có thể xếp vào loại này hay loại kia đều được. Ví dụ như tiếng gáy của con gà trống lúc sáng sớm có thể phân loại vào đặc điểm tiếng kêu hoặc vai trò chức năng và mối quan hệ với con người đều được. Bởi tiếng gà gáy sớm có chức năng như một lời thông báo với người dân lao động rằng “trời đã sáng rồi, đã đến lúc bắt đầu một ngày làm việc mới”.

Ngoài 23 tiêu chí về đặc điểm phân loại ở trên, qua khảo sát, chúng tôi thấy có một số trường hợp người ta sử dụng tục ngữ, ca dao hoặc truyện cổ, truyện Kiều để tạo lời đố. Mặc dù chiếm số lượng không nhiều (10/400 câu), nhưng nó thể hiện sự gắn kết giữa các hình thức văn học dân gian và giữa văn học dân gian với văn học viết. Nó cũng thể hiện sự linh hoạt, uyển chuyển trong sáng tạo nghệ thuật của người dân Việt. Ví dụ như câu đố về con công như sau:

Ai tơ vẽ áo cho mày

Mỗi màu mỗi vẻ đẹp thay lạ lùng Ơn người bao quản tấc công

Đã không báo đáp đem lòng khinh khi.

Câu đố này sáng tác dựa trên nội dung của câu chuyện ngụ ngôn “Công và quạ”. Câu chuyện kể rằng ngày xưa công và quạ là hai con vật có bộ lông xấu xí nhưng chơi rất thân với nhau. Không chịu phận xấu, hai con vật bảo nhau tô vẽ cho bộ lông thêm đẹp. Quạ khéo tay nên đã vẽ chô công một bộ lông rất đẹp, rực rỡ nhiều màu sắc. Đến lượt công vẽ cho quạ, vì quạ muốn nhanh nhanh để đi kiếm ăn nên công đã đổ cả lọ mực đen lên mình quạ. Từ đó quạ có bộ lông đen đúa, xấu xí còn công khoác trên mình bộ cánh đẹp nhất trong các loài chim. Hai con vật cũng không còn là bạn thân như trước nữa…

Đây là loại câu đố dựa vào nội dung của câu chuyện dân gian về con vật chứ không phải kinh nghiệm của người đố về con vật, đòi hỏi người ta phải biết được nội dung của câu chuyện thì mới giải đố được.

Ví dụ: Câu đố về con gà con:

Ở hiền gặp ác.

Lời đố dựa trên câu tuc ngữ: Ở hiền gặp lành. “Ác” ở đây trái nghĩa với “hiền”. “ác” cũng có nghĩa là con quạ.

Ví dụ: Câu đố về con lươn:

Tấm thân bao quản lấm đầu,

Hồ to, sông rộng, nơi nào quê hương? Giận mình vai hẹp, thân trường,

Cứ năm năm lại lên đường thăm quê.

Truyện Kiều có dòng 1147: “Thân lươn bao quản lấm đầu” (lời Thuý Kiều nói với mụ Tú Bà sau khi mắc lừa Sở Khanh); so dòng này với dòng 1 của lời đố, chỉ ẩn giấu từ “lươn”.

Đi vào chi tiết từng tiêu chí về đặc điểm của các con vật được người Việt sử dụng tạo lời đố, qua khảo sát 400 câu đố về động vật có thể thấy những tiêu

chí như Cấu tạo và hoạt động của cơ thể, hình thức, môi trường sống, tập tính, vai trò chức năng được sử dụng phổ biến nhất. Vậy người Việt đã ứng dụng những tiêu chí này vào lời đố như thế nào? Sau đây là phân tích cụ thể về từng tiêu chí đã được áp dụng trong câu đố động vật của người Việt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu tìm hiểu cách thức tri nhận thế giới của người việt (trên ngữ liệu câu đố) (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)