- Chơi chữ: Bà con ta cũng thường sử dụng đặc điểm ngôn ngữ dân tộc để
8. Diễn tiến phát triển 4 29
3.2.7. Một số trường hợp khác (5/291; 2%):
- So sánh đặc điểm gieo trồng:
Cắt tóc mà đi lấy chồng,
Hoa nguyệt nỏ có, con dòng nở hoa.
Mạ khi nhổ đem cấy và cây lúa khi phát triển - So sánh đặc điểm thu hoạch:
Cây gỗ trong câu đố sau cũng được liên tưởng tới hình ảnh cô gái đi lấy chồng:
Hai mươi tám, ba mươi lăm chưa lấy chồng, Bốn mươi có lẽ mở phòng xuất gia,
Trong nước, ngoài nước gần xa, Đón em xây dựng cửa nhà thêm vui.
(Cây gỗ)
Cây gỗ khi được hai tám, ba lăm năm vẫn chưa phải là thời điểm có thể thu hoạch được gỗ tốt (chưa lấy chồng). Bốn mươi năm mới nên thu hoạch (mở phòng xuất gia).
- So sánh dựa trên sự giống nhau về giá trị:
Đó là câu đố về cây lúa sau:
Phượng hoàng tắm mát ba ngày, Tắm rồi rũ cánh lại bay vào phòng. Bay vào phòng mình vàng chân trắng, Bay ra phòng dãi nắng dầm mưa; Màn trời chiếu đất sớm trưa,
Lại còn trực tiết đợi chờ mùa đông. Bây giờ cắt tóc lấy chồng,
Lấy được ba tháng nở dòng đa đa. Bước chân vào cửa người ta,
(Cây lúa)
Câu đố này nói về diễn tiến phát triển của cây lúa từ khi ủ mạ, gieo mạ, nhổ mạ để cấy rồi đến lúc lúa trổ bông. Hạt lúa được ví với con chim phượng hoàng. Chúng tôi cho rằng, sự liên tưởng, ví von này dựa vào giá trị của vật được so sánh và vật đem ra để so sánh. Bởi vì đối với người Việt Nam, hạt lúa, hạt gạo có vai trò và tầm quan trọng rất lớn trong cuộc sống. Đó là một loại hạt quý của người Việt Nam. Còn Phượng hoàng là một loại chim quý. Rõ ràng đây là sự so sánh liên tưởng dựa trên sự tương đồng về giá trị.
Tóm lại, qua những đặc điểm thường được người Việt so sánh liên tưởng như đã trình bày ở trên chúng ta thấy một lần nữa đó vẫn thường là những đặc điểm mang tính chất bề ngoài như hình dáng bề ngoài, màu sắc, kích cỡ. So sánh với phần 3.1 thì những đặc điểm được so sánh liên tưởng nhiều nhất ở đây cũng là những đặc điểm định danh được sử dụng nhiều nhất ở phần 3.1. Chỉ đối với trường hợp đặc điểm vai trò trong đời sống và mối quan hệ với con người được sử dụng nhiều nhất ở phần 3.1. thì không có ở đây, cũng giống như ở chương câu đố động vật, đặc điểm vai trò, chức năng và mối quan hệ với con người không được miêu tả bằng lối so sánh liên tưởng.
Chúng tôi phân loại 291 đơn vị từ vựng so sánh liên tưởng thành mấy nhóm từ chính như sau:
a. Nhóm từ liên tưởng chỉ con người và các hoạt động của con người: 160/291 (55%)
Ví dụ: thằng bé lên ba, ngón tay, thằng què, mắt, răng, râu, tóc, chân, tay, ông cụ, gái chưa chồng, lấy chồng, xuất gia, ở goá, nhân tình, con nuôi, con đẻ, chửa hoang, thằng dân, muôn dân,…
Ví dụ: áo đơn, áo kép, yếm thắm, nón, mũ, áo điều, quần dài, quần đùi, áo lụa, đai bạc,…
c. Nhóm từ liên tưởng chỉ động vật: 34/291 (12%)
Ví dụ: cá, chim, long, phượng, đuôi công, se sẻ, phượng hoàng, con ruồi, con sáo, con trâu, gà trống,…
d. Nhóm từ liên tưởng chỉ vật dụng sinh hoạt thường ngày: 19/291 (6.5%) Ví dụ: nồi đình, cần câu, tấm phản, đèn treo, cán rựa, đòn xóc, võng dù, quạt,…
e. Nhóm từ liên tưởng chỉ thực vật: 14/291 (5%)
Ví dụ: hoa, hoa cà, quả cà, cây trúc, dâm bụt, quả chay, bông hồng, mè, hột cau, trái quýt,…
f. Nhóm từ liên tưởng chỉ nhà cửa, đình chùa: 11/291 (3.5%) Ví dụ: cột nhà, cột đình, chuông, tượng, cờ, ở chùa,…
g. Nhóm từ khác: 10/291 (3%)
Ví dụ: đá, sỏi, hòn than, đạn, bọc vàng, đồng tiền,…
Số liệu thống kê cho thấy phần lớn người ta liên tưởng đến những yếu tố thuộc về con người để so sánh liên tưởng, cũng giống như đặc điểm so sánh liên tưởng ở câu đố động vật. Chỉ có điều ở câu đố động vật nhóm từ liên tưởng chỉ nhà cửa, đình chùa, thuyền bè chiếm số lượng lớn nhất (22%) thì ở đây nhóm từ này chỉ có 3.5%. Hầu hết đơn vị từ vựng liên tưởng ở câu đố thực vật thuộc nhóm từ con người và các hoạt động của con người, trong đó chỉ các hoạt động cũng không chiếm số lượng nhiều. Có lẽ bởi thực vật thuộc sinh vật bậc thấp cho nên ít được so sánh với những đơn vị từ vựng chỉ hoạt động như ở động vật. Chẳng hạn với một câu đố về con trâu trong câu đố động vật, mỗi bộ phận cơ thể của con trâu có thể so sánh với một người đang làm một công việc cụ thể thì ở thực vật không thể có sự so sánh như vậy. Cũng chính vì thế, chúng tôi cho rằng đặc điểm
so sánh liên tưởng ở câu đố động vật sinh động và phong phú hơn ở câu đố thực vật.
Tóm lại, qua những tìm hiẻu bước đầu về cách thức tri nhận thế giới của người Việt ở câu đố thực vật, chúng tôi có một vài kết luận như sau:
Một là, Những loại thực vật được người Việt đố có ba nhóm chính: cây, cây cỏ; hoa, lá và củ, quả, hạt; trong đó chủ yếu là nhóm cây, cây cỏ và nhóm củ, quả, hạt. Các loại cây xuất hiện trong câu đố thường chỉ là những loại cây nhỏ, rau cỏ mọc hoặc được trồng quanh nhà, ngoài vườn, quanh làng hoặc ngoài đồng như cây cau, cây trầu không, bầu bí, khoai, sắn, lúa, ngô, rau muống, rau cải, cây mít, cây ổi, cây xoan, cây tre, cây mía, cây dừa,… Các loại cây lấy gỗ hầu như không được nhắc đến. Đối với hoa thì chủ yếu người Việt đố về hoa sen. Nhóm củ, quả, hạt thường được nhắc nhiều đến như hạt lúa, hạt gạo, củ khoai, củ sắn, quả đu đủ, quả bí, quả bầu, quả bưởi, quả cau, củ nâu, củ hành, củ tỏi,… Nói chung, đó đều là các loại cây, củ, quả phục vụ cho nhu cầu ăn uống của con người. Chính vì thế mà ở câu đố thực vật, đặc điểm vai trò trong đời sống và mối quan hệ với con người được sử dụng nhiều nhất để định danh và nhóm từ so sánh liên tưởng liên quan đến con người cũng được sử dụng nhiều nhất.
Qua đây, một lần nữa bức tranh nông thôn của người Việt hiển hiện một cách rõ nét. Đó là cuộc sống của những người nông dân với công việc đồng áng chủ yếu là trồng lúa, trồng khoai, trồng ngô hay ở một số vùng còn trồng cây mía; ở những mảnh ruộng nhỏ thì trồng các loại rau phục vụ cho ăn uống như rau cải, rau muống, cây hành, cây tỏi; trong vườn nhà thường có cây mít, cây bưởi, cây khế, cây cau, cây chuối, giàn mướp, giàn bầu; bên đầu hè có khóm khoai hay giàn trầu không; một vài nhà trồng bụi hồng, cây hoa quỳnh trước cửa; ngoài ao làng có hoa sen, hoa súng, cây bèo; đường làng nào mùa xuân đến cũng dải đầy hoa xoan tím ngắt; ở miền bắc, xung quanh làng nào cũng có những bụi tre còn ở
miền nam là những cây dừa đổ bóng dài xuống mặt nước,… Đó quả thực là một bức tranh làng quê đẹp và bình dị, bình dị như chính con người nơi đây vậy.
Hai là, người ta thường đứng từ bên ngoài để quan sát các đặc điểm của thực vật. Chính vì thế mà đối với các loại cây, người Việt chủ yếu miêu tả thân cây, lá cây, hoa trái (những bộ phận có thể nhìn được từ bên ngoài) chứ ít khi miêu tả gốc, rễ của cây (những bộ phận chìm phía dưới, không quan sát được từ bên ngoài). Ngay cả câu đố về gốc, rễ cây hầu như cũng không có trong khi câu đố về lá, quả thì rất nhiều. Đối với các loại củ, quả, hạt thì khác, người ta thường miêu tả từ vỏ bên ngoài đến cùi và hạt bên trong, có lẽ bởi đã có sự trải nghiệm (ăn) nên người ta biết rất rõ về các đặc điểm từ bên ngoài đến bên trong của chúng. Điều này cũng thể hiện một lối nhìn thực dụng của người Việt, đó là chỉ quan tâm đến những thứ có thể ăn, uống được hoặc có thể sử dụng để làm các vật dụng phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày.
Ba là, cũng như ở câu đố động vật, các loại thực vật ở đây cũng thường được nhân cách hoá thành con người. Một điều đặc biệt là vật đố thường được nhân cách hoá thành các cô gái hoặc những người phụ nữ, rất ít câu đố mà vật đố được nhân cách hoá thành những người đàn ông. Có lẽ bởi các loại thực vật được đem ra đố ở đây đều là những sinh vật nhỏ bé nên nguời ta thường liên tưởng đến hình ảnh người phụ nữ, vốn cũng nhỏ bé, yếu đuối và không có vị trí trong xã hội thời xưa.
KẾT LUẬN
Trên đây là những tìm hiểu bước đầu của luận văn về cách thức tri nhận thế giới của người Việt trên ngữ liệu câu đố, vốn vẫn còn là một đề tài chưa được khai thác nhiều, nên chắc chắn vẫn còn nhiều sơ hở, sai sót. Về câu đố, như chúng tôi đã giới thiệu, trước nay đã có một số nhà nghiên cứu bàn bạc và nghiên cứu nhưng câu đố vẫn chưa thực sự được quan tâm đầy đủ, còn về vấn đề “cách thức tri nhận thế giới” của người Việt trong câu đố thì đây là công trình đầu tiên tìm hiểu một cách cụ thể và nghiêm túc. Chính vì những lý do đó, chúng tôi hy vọng sẽ nhận được những ý kiến đóng góp và có dịp tìm hiểu sâu hơn để có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề này.
Qua những tìm hiểu bước đầu, chúng tôi có đôi lời kết luận như sau về cách thức tri nhận thế giới của người Việt (trên ngữ liệu câu đố động vật và thực vật):
Một là: Vật được đem ra đố trong câu đố là những thứ gắn bó hàng ngày, có ở xung quanh cuộc sống của người dân Việt Nam. Cụ thể, đối với câu
đố động vật và thực vật, đó là con trâu, con chó, con gà, con vịt, con ruồi, con muỗi, cây tre, cây lúa, cây ngô, cây trầu, cây cau, cây mít,…vốn là những con vật, cây cỏ ở quanh nhà, trong làng, ngoài đồng,… Về động vật, người Việt thường chú ý đến cả những con vật có ích hoặc có hại cho con người còn về thực vật, hầu hết người ta đố về các loại cây cỏ, hoa trái phục vụ cho các mục đích ăn, uống hoặc sử dụng làm các đồ dùng trong nhà. Các loài vật hoang dã hoặc thú dữ ít được nhắc đến trong câu đố của người Việt. Các loại cây to lấy gỗ, cây đa, cây đề, các loại hoa cũng ít được nhắc đến trong câu đố thực vật. Điều này thể hiện một cách nhìn thế giới có đôi chút mang tính thực dụng của người Việt, đó là họ thường chỉ quan sát và tìm hiểu những thứ có liên quan, gắn bó với cuộc sống của
mình chẳng hạn như con vật đó, loại thực vật đó có lợi ích gì cho cuộc sống hoặc gây ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống của họ như thế nào. Có những thứ cũng rất cần thiết cho cuộc sống như hoa để làm đẹp, gỗ để xây dựng, các loài vật hoang dã cần cho môi trường sinh thái,… nhưng ở thời điểm đó, khi mà cuộc sống còn quá nhiều khó khăn và thiếu thốn, đó không phải là sự quan tâm hàng đầu của họ.
Hai là: Người Việt thường quan sát và để ý đến mọi thứ hiện hữu xung quanh cuộc sống của mình và họ thường mô tả rất chi tiết về đối tượng với các đặc điểm từ hình dáng bề ngoài, vai trò chức năng, màu sắc đến nguồn gốc, cấu tạo, sinh trưởng, sinh sản, tiếng kêu,… nhưng hầu hết đó chỉ là những mô tả khách quan về những đặc điểm hình dáng bề ngoài có thể quan sát được hoặc những đặc điểm về vai trò, công dụng, có thể kiểm chứng được.
Mỗi câu đố thường chỉ dừng lại miêu tả một vài đặc điểm chính hoặc một vài đặc điểm chính và một vài đặc điểm phụ nhưng như vậy cũng đủ để vẽ nên bức tranh về vật đố khá đầy đủ và sinh động. Bởi vì mục đích chính của câu đố chỉ nhằm gọi tên cho đúng sự vật chứ không có mục đích gửi gắm suy nghĩ, ý tưởng về người đời, đời người như trong ca dao, tục ngữ, truyện cổ tích, vè,… Một số ít câu đố có kèm những suy nghĩ, ý tưởng sau khi mô tả thì những suy nghĩ, ý tưởng đó cũng không phải là mục đích chính mà người sáng tạo ra câu đố muốn truyền đạt. Tuy nhiên, không vì vậy mà chúng ta có thể xem nhẹ câu đố bởi phải xét nó ở một khía cạnh khác, đó là một sân chơi thử tài nhanh nhạy của phán đoán và tư duy con người, mục đích chính là để mang lại cho người ta những giây phút vui vẻ thoải mái sau những giờ làm việc mệt nhọc hoặc để quên đi những khó khăn, vất vả trong cuộc sống.
Ba là: Không chỉ quan sát tỉ mỉ, câu đố của người Việt còn thể hiện óc sáng tạo và tưởng tượng vô cùng phong phú của người dân Việt Nam. Điều
này thể hiện ở lối so sánh và miêu tả gián tiếp trong câu đố khiến cho người giải đố khó khăn trong việc xác định đâu là đặc điểm thật của vật đố. Đây cũng là một cách để thử tài, thử trí thông minh của người giải đố. Óc sáng tạo và tưởng tượng của người sáng tạo câu đố còn thể hiện ở cách mượn con người để nói về sự vật, cây cỏ, loài vật,... Điều này khiến cho những vật được mô tả trong lời đố có những đặc điểm, hành động,… giống như con người; khiến cho bức tranh mô tả trong câu đố càng trở nên sinh động và hấp dẫn nhưng cũng càng khó đoán giải đối với người giải đố. Óc tưởng tượng và sáng tạo của người sáng tạo câu đố cũng thể hiện ở cách vận dụng ngôn ngữ dân tộc một cách khéo léo và tài tình với những lối chơi chữ hóc hiểm, tinh vi hay sử dụng cách nói lái, từ đồng âm, đồng nghĩa,… để gọi tên sự vật, hiện tượng…
Bốn là: Câu đố thể hiện một cách nhìn thế giới của người Việt rất hóm hỉnh, lạc quan. Mặc dù cuộc sống lúc đó còn bao khó khăn, vất vả nhưng người
Việt không vì thế mà có cái nhìn tăm tối về thế giới. Ngược lại, họ luôn nhìn nhận sự vật, hiện tượng theo một chiều hướng nhẹ nhàng, hóm hỉnh kể cả đối với những thứ gây phiền phức cho mình như con ruồi, con muỗi, con đỉa, con mối, chấy, rận,… hay các loại cây cỏ dại,… Cái nhìn hóm hỉnh trong câu đố đã tạo nên những hình tượng rất ngộ nghĩnh, mới lạ từ những sự vật, sự việc rất bình thường. Tuy nhiên, cái cười trong câu đố không phải là cái cười mỉa mai, chua cay, đả kích như cái cười của truyện tiếu lâm mà chỉ là cái cười phi chính trị, không nhằm vào ai, không đả kích, phê phán ai cả. Có thể nói cái nhìn hóm hỉnh, vui cười, lạc quan trong câu đố đã khiến nó trở thành một sân chơi bổ ích không chỉ ở sự thử tài tư duy, phán đoán của con người mà còn ở giá trị giải trí, ở niềm vui, tiếng cười mà nó mang lại cho người bình dân Việt Nam trong suốt một thời kỳ dài lịch sử.
Với tất cả những giá trị mà câu đố đã từng mang lại cho cuộc sống, chúng tôi tin rằng, trong cuộc sống hiện đại ngày hôm nay, dù nó không thể có một vị trí vững chắc như đã từng có, thì nó vẫn là một sân chơi bổ ích ở đâu đó khi người ta có đôi phút nhàn rỗi và muốn thử tài phán đoán của nhau; muốn có đôi phút thư giãn, vui vẻ;… Chính vì thế, câu đố cần được quan tâm và gìn giữ cho thế hệ mai