- Chơi chữ: Bà con ta cũng thường sử dụng đặc điểm ngôn ngữ dân tộc để
TRONG CÂU ĐỐ ĐỘNG VẬT
2.1.15. Phản ứng (trước các tác động của môi trường, tự nhiên, con ngườ
và loài vật khác):
Phản ứng này có thể là phản ứng tự vệ hoặc là phản ứng đáp lại sự tác động nào đó của môi trường, tự nhiên, con người hoặc loài vật khác.
Qua khảo sát, có 13/400 câu sử dụng đặc điểm phản ứng của con vật (trong đó, đặc điểm phản ứng của con vật: 1 câu; kết hợp với các đặc điểm khác: 12 câu).
Ví dụ: Phản ứng của con vật:
Đụng vào đầu,
Nằm lăn quay như hòn đá cuội; Nằm hồi lâu,
Vùng dậy thong thả đi.
(Con cuốn chiếu)
Đặc điểm của con cuốn chiếu là khi bị đụng vào thì nó cuộn tròn mình lại sau đó lại vùng dậy và tiếp tục đi. Đó là phản ứng tự vệ của con cuốn chiếu.
Ví dụ: Đặc điểm phản ứng của con vật kết hợp với các đặc điểm khác:
Vừa trông thấy người, Đã chui vào lỗ.
Phải vì chạy nhanh, Mang tên của gió?
Đặc điểm của con còng gió:
- Phản ứng: vừa trông thấy người, đã chui vào lỗ. Đó là phản ứng tự vệ của con còng gió.
- Tên gọi: phải vì chạy nhanh, mang tên của gió.
2.1.16.Số lượng:
Đặc điểm về số lượng thường dùng với các loài vật sống theo bầy đàn có số lượng nhiều như con kiến, con vịt, con ong, chim bồ câu…
Theo khảo sát, có 12/400 câu sử dụng đặc điểm số lượng và đều được dùng kết hợp với các đặc điểm khác để miêu tả về con vật.
Ví dụ:
Đen vẫn gọi là đen, Vàng vẫn gọi là vàng, Đỏ thì gọi là lửa, Sống có chúa, có đàn, Nhiều nhất trên thế gian.
(Con kiến)
Câu trên nói về ba loài kiến: kiến đen, kiến vàng và kiến lửa với các đặc điểm:
- Tên gọi: đen gọi là đen, vàng gọi là vàng, đỏ gọi là lửa - Tập tính, lối sống: có chúa, có đàn
- Số lượng: nhiều nhất trên thế gian.