So sánh đặc điểm cách thức di chuyển: (1/305; 0,3%)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu tìm hiểu cách thức tri nhận thế giới của người việt (trên ngữ liệu câu đố) (Trang 73 - 77)

- Chơi chữ: Bà con ta cũng thường sử dụng đặc điểm ngôn ngữ dân tộc để

3. Môi trường sống 9 35 88 4 Tập tính, lối sống 69 4

2.2.9. So sánh đặc điểm cách thức di chuyển: (1/305; 0,3%)

Người ta sử dụng hình ảnh đi mây về gió, vốn là cách đi lại của tiên giới được con người tưởng tượng ra, để nói về cách thức di chuyển (bay) của con chim bồ câu:

Trên toà son tượng vẽ, Dưới ba điện long lanh,

Chén chị chén anh, bảo nhau toàn khách, Mặc áo thái bạch, lên chào thượng thiên, Học được phép tiên, đi mây về gió.

(Chim bồ câu và cái chuồng của chúng)

Trên đây là 9 đặc điểm, thuộc tính của con vật được miêu tả bằng cách liên tưởng đến những đối tượng khác có chung đặc điểm ở một mặt nào đó. Kết quả cho thấy hầu hết sự liên tưởng được thực hiện ở những đặc điểm ngoại hình như hình thức, cấu tạo, kích cỡ, tên gọi, màu sắc… Đây là 9 trong 23 cơ sở định danh cho các loài vật chúng tôi đã nghiên cứu ở phần 2.1 và những đặc điểm được sử dụng nhiều ở phần 2.1 và ở đây tương đối trùng khớp nhau. Điều này thể hiện một lần nữa người Việt có xu hướng mô tả những đặc điểm bề ngoài theo cảm tính nhiều hơn hay nói cách khác là mô tả những gì mà người ta có thể quan sát từ bên ngoài được.

Chúng tôi đã phân loại 305 đơn vị từ vựng được dùng để so sánh với các đặc điểm của con vật ở trên thành mấy nhóm từ chính như sau:

Ví dụ: gạch, nhà, cột đình, cột, kèo, thuyền, cửa tiền, cửa hậu, đình, mõ, cờ, chuông, lợp ngói, tấm tranh, bức trướng,…

b. Nhóm từ liên tưởng chỉ con người và các hoạt động của con người: 65/305 (21%)

Ví dụ: nắm tay, bàn tay, ngón tay, anh lái thuyền, mẹ cha, con, ông xã, thằng dân, người quân tử, gái không chồng, ông thợ mộc, thằng gian, đập đất, phất cờ, quạt mát,…

c. Nhóm từ liên tưởng biểu thị các vật dụng sinh hoạt thường ngày: 53/305 (17%)

Ví dụ: con dao, chiếc chổi, cái lược, dao, cưa, chiếc đũa, ngọn đèn, sàng, nồi ba, cái bát, cái điếu, cái kim, sợi chỉ,…

d. Nhóm từ liên tưởng biểu thị trang phục của con người: 46/305 (15%) Ví dụ: áo khoác, áo giáp, đai châu sa, yếm dài, áo cánh tiên, áo gấm, mão, sắc, giầy vàng, yếm thắm, khăn trắng, áo bào,…

e. Nhóm liên tưởng biểu thị động vật và các bộ phận của chúng: 33/305 (11%)

Ví dụ: con bò, con voi, vịt, gà, trâu, rắn, mắt ngựa, hàm dê, hổ, cừu, ngỗng,…

f. Nhóm từ liên tưởng biểu thị thực vật: 27/305 (9%)

Ví dụ: quả mướp, quả chuối tiêu, hột lạc, lá tre, quả ổi, hạt gạo, hạt cải, lá trầu, quả cà, trái bầu,…

g. Nhóm từ liên tưởng biểu thị các sự vật và hiện tượng tự nhiên: 9/305 (3%)

Ví dụ: hột cát, hòn đá, tảng đá, rừng già, núi, trời mưa,…

h. Nhóm từ liên tưởng biểu thị vũ khí chiến đấu: 6/305 (2%) Ví dụ: gươm, giáo, xe tăng,…

Qua số liệu thống kê ở trên cho thấy, phần lớn con vật trong câu đố của người Việt được miêu tả bằng cách so sánh, liên tưởng đến những yếu tố thuộc về con người như nhà cửa (22%); con người và các hoạt động của con người (21%); vật dụng sinh hoạt (17%); trang phục(15%); chiếm 75% tổng số đơn vị từ liên tưởng. Một lý do là vì những con vật được đưa vào lời đố đều là những con vật gần gũi, thân quen, gắn bó với cuộc sống của người dân Việt Nam cho nên họ xem chúng như những người bạn của con người. Mặt khác, người ta cũng thường nhân cách hoá con vật nên chúng được miêu tả với những đặc tính, hoạt động như là của một con người. Và quan trọng hơn cả, người ta thường liên tưởng đến những thứ gần gũi xung quanh cuộc sống của mình để miêu tả về con vật. Chính vì thế mà những nhóm từ liên tưởng dùng để so sánh với các đặc điểm của con vật trong câu đố động vật phần lớn liên quan đến con người và đời sống của họ.

Tóm lại, qua những tìm hiểu bước đầu về thế giới động vật trong câu đố của người Việt và cách thức người Việt tri nhận nó, chúng tôi rút ra một vài đặc điểm sau:

Thứ nhất, những con vật xuất hiện nhiều trong câu đố của người Việt là con trâu, con bò, con gà, con vịt, con chuột, con mèo, con chó, con ốc, con ếch, con cua, các loại chim và cá, đom đóm, chuồn chuồn, chấy rận, ruồi, muỗi… Đó là những con vật gắn liền với cuộc sống nơi làng quê của những người nông dân từ thủa xa xưa. Những con vật này cũng nói lên phần nào cuộc sống của người nông dân Việt Nam. Đó là cuộc sống nông nghiệp trồng lúa nước với hình ảnh con trâu làm việc cần mẫn trên cánh đồng; các loài gia súc như gà, vịt, lợn, chó, mèo nhà nào cũng có; bên cạnh công việc đồng áng, người ta thường mò cua, bắt cá để cải thiện bữa ăn của gia đình; ngoài công việc chính là làm nông nghiệp, họ còn có những nghề phụ như nuôi tằm, dệt vải, v.v…

Thứ hai, người ta quan sát con vật rất tỉ mỉ và miêu tả chúng với nhiều đặc tính khác nhau nhưng đó thường chỉ là những đặc điểm mang tính hình thức bề ngoài, những đặc điểm nổi bật nhất, dễ nhận thấy nhất.

Thứ ba, con vật trong câu đố thường được nhân cách hoá nên các đặc điểm của chúng thường được liên tưởng, so sánh với các đặc điểm của con người, khiến cho người giải đố đôi khi bị lẫn lộn, khó phân định được đâu là cái lốt phủ ngoài, đâu là đặc điểm, tính chất của con vật được đem ra đố. Điều này cũng thể hiện sự sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú và đa dạng của người Việt xưa.

Cuối cùng, cách nhìn loài vật và mô tả chúng trong câu đố về động vật của người Việt Nam thường mang tính khách quan, không hay bày tỏ sự yêu ghét, thậm chí với những con vật đáng ghét như ruồi, muỗi, chấy, rận, đỉa,… cũng được miêu tả một cách nhẹ nhàng với những đặc điểm vốn có của chúng, đôi khi còn rất hài hước và dí dỏm.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu tìm hiểu cách thức tri nhận thế giới của người việt (trên ngữ liệu câu đố) (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)