Hình dáng bề ngoài (138/400 câu):

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu tìm hiểu cách thức tri nhận thế giới của người việt (trên ngữ liệu câu đố) (Trang 86 - 88)

- Chơi chữ: Bà con ta cũng thường sử dụng đặc điểm ngôn ngữ dân tộc để

3 Theo khảo sát của Nguyễn Văn Trung trong Câu đố Việt Nam, Nxb Tổng hợp TPHCM: câu đố về cây cỏ chiếm 17%, câu đố về loài vật chiếm 1% trong tổng số những vật được đem ra đố.

3.1.2. Hình dáng bề ngoài (138/400 câu):

Hình dáng bề ngoài luôn là đặc điểm được chú ý đến nhiều bởi đó là đặc điểm đầu tiên về sự vật mà người ta nhìn thấy và tri nhận về nó. Đối với thực vật, mà ở đây là các loại cây, hoa, lá, củ, quả, hạt,… hình dáng bề ngoài thường được

miêu tả một cách chung chung với các cụm từ như “cây boè xoè, lá boè xoè”, “cây loăn quăn, lá li ti”, “cây vuông, lá xiên”, “cây lia tia, lá lắt tắt”,… Những miêu tả này đủ cho người ta có một hình dung cơ bản về hình dáng của loại cây được nói đến nhưng không có được một cái nhìn chính xác về vẻ bề ngoài của loại cây đó. Và với miêu tả khái quát như vậy thì người ta có thể nghĩ đến nhiều đáp án khác nhau cho ẩn số cần tìm. Cũng vì thế mà người đố phải kết hợp miêu tả các đặc điểm khác nữa để người giải đố có đủ thông tin cần thiết cho câu trả lời. Chỉ với một số loại cây hoặc hoa, củ, quả,… có hình dáng bề ngoài đặc biệt khác với các loại khác chẳng hạn như cây xương rồng, cây nấm, quả dứa,… thì người đố mới có thể đưa ra lời đố chỉ dựa trên đặc điểm hình thức bề ngoài.

Theo khảo sát, có 138/400 câu miêu tả hình thức bề ngoài của vật đố (trong đó 17 câu sử dụng đặc điểm hình dáng bề ngoài, 121 câu sử dụng đặc điểm này kết hợp với các đặc điểm khác).

Ví dụ: Đặc điểm hình dáng bên ngoài:

Nhấp nhô trăm mắt quanh mình, Tóc tai tua tủa như hình gươm dao.

(Quả dứa)

Ví dụ: Đặc điểm hình dáng bề ngoài kết hợp với các đặc điểm khác:

Có mắt mà chẳng có tai,

Thịt trong thì trắng, da ngoài thì xanh. Khi trẻ ngủ ở trên cành,

Lúc già mở mắt, hoá thành thức ngon.

(Quả na, mãng cầu)

- Hình dáng bên ngoài: có mắt mà chẳng có tai (vỏ na có nhiều mảng trông giống như con mắt)

- Màu sắc: trong trắng, ngoài xanh

- Diễn tiến phát triển: khi quả na còn non ở trên cành chưa mở mắt (khi trẻ ngủ ở trên cành); khi quả na mở mắt là lúc nó sắp chín có thể ăn được (khi già già mở mắt).

Hầu hết người ta dùng phương pháp tả thực trực tiếp hoặc gián tiếp để nói về hình dáng bề ngoài của thực vật. Với các loại cây, rau cỏ thì người ta thường tả thân và lá, tán lá, hoa, quả, củ của chúng; với các loài hoa thì tả hình dáng của bông hoa, cánh hoa; đối với hạt, củ, quả, bắp thì thường tả hình dáng của chúng tròn hay dài, vỏ xù xì hay nhẵn mượt,… Nói chung, khó có thể giải được câu đố nếu chỉ dựa vào thông tin về hình dáng bề ngoài bởi đó thường chỉ là những miêu tả mang tính khái quát chung chung mà thôi. Thế nhưng, đặc điểm hình dáng bề ngoài luôn được sử dụng nhiều, có lẽ bởi đây là thói quen của nhân dân ta, nhìn cái gì cũng phải nhìn từ hình dáng bề ngoài của nó rồi mới xét đến các đặc điểm khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu tìm hiểu cách thức tri nhận thế giới của người việt (trên ngữ liệu câu đố) (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)