Bản năng sinh vật học:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu tìm hiểu cách thức tri nhận thế giới của người việt (trên ngữ liệu câu đố) (Trang 60 - 64)

- Chơi chữ: Bà con ta cũng thường sử dụng đặc điểm ngôn ngữ dân tộc để

TRONG CÂU ĐỐ ĐỘNG VẬT

2.1.19. Bản năng sinh vật học:

Bản năng là khả năng vốn có do bẩm sinh, chứ không phải do kinh nghiệm, luyện tập mà có. Bản năng sinh vật học của con vật ở đây chính là những khả năng của con vật từ lúc sinh ra đã có, hoặc khả năng nào đó của nó khác với những con vật khác.

Qua khảo sát, có 7/400 câu sử dụng đặc điểm bản năng sinh vật học và đều sử dụng kết hợp với các đặc điểm khác.

Ví dụ:

Mới lọt lòng ra liền biết chạy, Chòm râu dài trắng kéo lê thê. Bất kể vai vế nam hay nữ,

Thấy người luôn miệng kêu me me!

(Dê con)

Mới sinh ra con dê con đã biết chạy. Đây là bản năng của nó, bởi đó là khả năng vốn có chứ không phải do luyện tập.

2.1.20. Giống:

Đặc điểm về giống không chỉ giới hạn ở đặc điểm giống đực, giống cái của con vật mà còn nói về cách nhìn nhận của con người về nó. Ví dụ như bản thân con vật là giống cái nhưng người ta cứ cho là giống đực…

Qua khảo sát, có 7/400 câu sử dụng đặc điểm giống (trong đó, đặc điểm giống: 1 câu; đặc điểm giống kết hợp với các đặc điểm khác của con vật: 6 câu). Sở dĩ đặc điểm này không được sử dụng phổ biến vì như chúng ta đã biết, người ta thường chú trọng đến những đặc điểm hình thức bề ngoài hơn, bởi dễ nhận thấy hơn.

Ví dụ: Đặc điểm giống của con vật:

Cha mẹ sinh ra gái cũng như trai,

(Gà con)

Khi mới nở, đàn gà con con nào trông cũng giống nhau, sau một thời gian mới có sự khác biệt giữa con trống và con mái.

Vi dụ: Đặc điểm giống kết hợp với những đặc điểm khác:

Sáu chân mà lại nhọn đầu,

Ở phố hàng vải, nhuộm màu hàng da, Khi xưa nó chính đàn bà,

Ta mà bắt được nó là đàn ông.

Con rận (hoặc con chấy)

Con rận hoặc con chấy lớn (con cái), khi bị bắt người ta gọi là rận đực, chấy đực. Ở đây, giống đực hay giống cái không phải ở bản thân con vật mà là cách nhìn nhận của con người về con vật đó.

2.1.21. Vị trí:

Như chúng tôi đã giới thiệu ở đầu chương, trong số 400 câu đố về động vật chúng tôi đã khảo sát, có một số lượng nhỏ các câu đố về các bộ phận cơ thể của con vật như tai, đuôi, sừng… Đặc điểm vị trí là dùng cho các trường hợp này. Cũng vì thế, nó không được sử dụng nhiều, chỉ 4/400 câu và được sử dụng kết hợp với các đặc điểm khác.

Ví dụ:

Bằng cổ tay, nằm ngay giữa lỗ.

(Đuôi trâu) Hoặc câu:

Bằng cổ tay, nằm ngay đỉnh núi.

(Sừng trâu)

Trong thế giới động vật, không ít loài vật có trí thông minh, thậm chí là rất thông minh, có thể hiểu và làm theo một số yêu cầu của con người. Tuy nhiên, đặc điểm trí khôn chỉ được sử dụng rất khiêm tốn trong kho tàng câu đố đọng vật của người Việt Nam, chỉ có 2/400 câu. Điều này có thể giải thích là các con vật thông minh ấy ít xuất hiện trong các câu đố về động vật của người Việt, chẳng hạn như con cá heo, bạch tuộc… hoặc có một số loài vật rất thông minh như voi, mèo, khỉ, sóc, lợn, quạ… nhưng người ta chưa biết. Một lý do nữa là, người ta chú ý đến các đặc điểm hình thức bề ngoài hoặc các đặc điểm dễ nhận thấy do có sự quan hệ, gắn bó với con người hơn.

Hai câu đố mà chúng tôi khảo sát được là nói về con chồn và con chó. Con chó rất gắn bó với con người nói chung và với người Việt nói riêng. Ai cũng biết chó là loài vật thông minh và cũng là bạn của con người. Chúng ta có câu đố về con chó như sau:

Khen ai sáng dạ như gương,

Tối trời như mực biết bạn quen mà mừng.

2.1.23. Mùi:

Đây cũng là đặc điểm sử dụng ít nhất, 2/400 câu. Điều này cũng dễ hiểu bởi không nhiều loài vật có mùi đặc trưng riêng. 2 câu có sử dụng đặc điểm mùi mà chúng tôi khảo sát được là hai câu đố về con chuột chù và con bọ hung. Câu đố về con bọ hung như sau:

Nhà dưới âm phủ, Đội mũ đi đâu.

Vừa dữ tợn vừa hôi rình, Chẳng ai thèm ngó.

Tóm lại, qua khảo sát 400 câu đố về động vật, chúng tôi thấy những con vật được đố nhiều nhất là gà, trâu, bò, chó, cua, ghẹ, ốc, nhện, chấy, rận, cá, tôm,

dơi, mèo, muỗi, rùa, cóc, ếch, voi, kiến, chuột, đom đóm, rắn, vịt, ong… Đó là những con vật gắn bó với đời sống của người nông dân Việt Nam. Những con vật này được miêu tả với các đặc điểm khác nhau, cụ thể là chúng tôi đã tìm được 23 tiêu chí được sử dụng như là cơ sở định danh cho các con vật được miêu tả trong câu đố. Đó là 23 đặc điểm về loài vật có trong 400 câu đố đã khảo sát, được sử dụng từ nhiều đến ít với các mức độ khác nhau. Các đặc điểm này cũng thường được sử dụng kết hợp với nhau, và càng có nhiều đặc điểm trong cùng một câu đố thì bức tranh về con vật càng rõ ràng, chi tiết và cụ thể hơn. Dưới đây là hai bảng tổng kết về những con vật được đố nhiều nhất và tình hình sử dụng các đặc điểm để định danh cho các loài vật trong câu đố động vật:

Bảng 1: 10 con vật được đố nhiều nhất

Tên con vật Số câu đố Tên con vật Số câu đố

Gà 30 Ong 13 Trâu 19 Bò 12 Cua, ghẹ 17 Nhện 11 Cá 17 Chấy, rận 11 Chó 15 Đom đóm 10 Bảng 2: Tổng hợp số liệu về tình hình sử dụng các đặc điểm định danh trong câu đố động vật 2

Stt Đặc điểm Tổng số câu Số câu sử dụng

1 đặc điểm

Số câu kết hợp với các đặc

điểm khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu tìm hiểu cách thức tri nhận thế giới của người việt (trên ngữ liệu câu đố) (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)