Đặc điểm hình thức và hình dạng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu tìm hiểu cách thức tri nhận thế giới của người việt (trên ngữ liệu câu đố) (Trang 38 - 42)

- Chơi chữ: Bà con ta cũng thường sử dụng đặc điểm ngôn ngữ dân tộc để

TRONG CÂU ĐỐ ĐỘNG VẬT

2.1.2. Đặc điểm hình thức và hình dạng:

Hình thức và hình dạng cũng được sử dụng nhiều bởi nó là cái vỏ bề ngoài dễ nhìn thấy nhất. Theo khảo sát, có 126/400 câu có đặc điểm hình thức và hình dạng của con vật (trong đó, sử dụng đặc điểm hình thức: 5 câu; kết hợp với các đặc điểm khác của con vật: 121 câu). Có lẽ bởi đặc điểm bề ngoài chưa đủ để vẽ

nên bức tranh về con vật rõ ràng và đầy đủ, nên hầu hết nó được dùng kết hợp với các đặc điểm khác.

Ví dụ: Đặc điểm hình thức và hình dạng của con vật:

Nực cười vẽ rắn thêm chân

Thêm chân ai biết thành thân con gì?

(Con rồng)

Con rồng được miêu tả hết sức đơn giản và dễ hiểu bằng cách sử dụng hình ảnh con rắn có thêm chân.

Hoặc câu:

Ta đây ta vẫn là ta,

Chặt đuôi chặt trốc ta vẫn là ta.

(Con chồn)

Với con chồn thì thân mình nó là đặc điểm nổi trội nhất cho nên dù không có đuôi, không có đầu thì vẫn nhận ra đó là con chồn.

Ví dụ: Đặc điểm hình thức và hình dạng của con vật kết hợp với các đặc điểm khác:

Mình tròn trùng trục, Hay húc giậu rào, Không sừng, tiếng bé, Sống đàn với nhau.

(Con dê)

Con dê được miêu tả với những đặc điểm sau: - Hình thức và hình dạng: mình tròn trùng trục - Tập tính, lối sống: Hay húc giậu rào, sống đàn - Cấu tạo cơ thể: không sừng

Hoặc câu:

Mình dà mặc áo cũng dà,

Tay xách con gà, đầu đội thúng bông.

(Chim ó) Chim ó có đặc điểm: - Màu sắc: lông màu dà

- Kiếm mồi và thức ăn: bắt gà

- Hình thức: trên đầu có túm lông trắng

Những câu đố sáng tạo bằng cách miêu tả hình thức con vật thường sử dụng phương pháp so sánh với các từ nối như: bằng, vừa bằng, tựa, trông tựa, như,… và thường có cấu trúc như: là… (không phải là/chẳng phải là), không …mà…, không… nhưng…, không phải… mà/cũng,v.v… Nhiều nhất vẫn là phương pháp miêu tả trực tiếp, có thể là miêu tả hình thức tổng thể của con vật hoặc từng bộ phận cơ thể của chúng.

Ví dụ:

Cái gì trông tựa con voi,

Nhưng ngà mọc ngược, mà vòi lại không?

(Con trâu)

Con trâu có hình thức tựa con voi, hai cái sừng được ví như ngà voi mọc ngược và không có vòi. Lối so sánh sử dụng một con vật khác để nói về con vật đố khá phổ biến nhưng chúng tôi sẽ trình bày cụ thể hơn ở phần sau của chương này.

Hoặc câu:

Đi đâu cũng mang nhà, Dù là mưa hay nắng;

Thân hình như cái chuông.

(Con ốc)

Đặc điểm hình thức của con ốc được ví như cái chuông.

Ví dụ:

Ngỡ là công, không phải công Ngỡ là phụng, không phải phụng; Đi đâu cũng đủ vợ đủ chồng,

Khó mong sập bẫy, khốn mong bẫy dò.

(Chim trĩ)

Chim trĩ có bộ lông rất đẹp sặc sỡ nhiều màu khiến người ta tưởng nó là công, là phụng.

Chuột chẳng phải chuột, Chim chẳng phải chim, Tối ngày mà lại sáng đêm,

Đời khinh sao lại còn tìm điểm trang?

(Con dơi)

Tương tự như ở câu trên, con dơi có hình thức giống như chuột và đôi cánh biết bay giống như chim.

Hai gươm, tám giáo, Mặc áo da bò,

Thập thò cửa lỗ.

(Con cua đồng)

Hai cái càng và tám cái chân của con cua đồng được ví với hai gươm, tám giáo. Kiểu câu đố miêu tả hình thức của từng bộ phận con vật rất phổ biến trong câu đố động vật.

Đặc điểm hình thức và hình dạng trong các câu đố động vật của người Việt thường được người ta miêu tả trực tiếp hoặc so sánh, ẩn dụ. Miêu tả trực tiếp có thể là hình dáng tổng thể của con vật hoặc từng bộ phận cơ thể của nó, đa số là miêu tả từng bộ phận cơ thể con vật. Miêu tả hình thức con vật bằng lối so sánh cũng vậy, có thể là tổng thể con vật hoặc từng bộ phận cơ thể nó. Vậy người ta thường liên tưởng so sánh như thế nào? Chúng tôi sẽ đi vào chi tiết hơn về đặc điểm này ở phần 2 của chương này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu tìm hiểu cách thức tri nhận thế giới của người việt (trên ngữ liệu câu đố) (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)