Quan điểm của Đảng và nhà nƣớc đối với báo chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí hội nhà báo việt nam với vấn đề bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo (Trang 34 - 38)

1.1 .Các khái niệm

1.3. Quan điểm của Đảng và nhà nƣớc đối với báo chí

Quan điểm, đường lối của Đảng và sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ðảng đối với báo chí, truyền thơng trong tình hình hiện nay là đặc biệt quan trọng, theo đó, “báo chí vừa là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, của các đoàn thể, vừa là diễn đàn của nhân dân”, nhà báo được coi là “chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn hóa – tư tưởng”.2

Trên thực tế, báo chí, truyền thơng khơng những là vũ khí tư tưởng sắc bén của Ðảng và Nhà nước, là cầu nối giữa Ðảng, Nhà nước với nhân dân, mà còn là phương tiện quan trọng tuyên truyền phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Ðảng và hệ thống chính trị, là diễn đàn để nhân dân tham gia quản lý xã hội, giám sát quyền lực, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh như Cương lĩnh năm 2011 đã đề ra.

Trong các thời kỳ cách mạng trước đây Đảng, Nhà nước đều đánh giá cao vai trị và những đóng góp to lớn của báo chí. Trong thời kỳ đổi mới, báo chí khơng những được Đảng , nhân dân đánh giá cao mà còn được luật pháp Nhà nước bảo hộ quyền hành nghề. Trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng và Nhà nước ta ln có đường lối nhất qn trong việc đánh giá cao vị trí, vai trị và trách nhiệm của báo chí, quan tâm tới cơng tác lãnh đạo và quản lý báo chí. Từ sau đại hội VI của Đảng, có rất nhiều chỉ thị, thơng báo chuyên đề của Bộ Chính trị hoặc Ban Bí thư về cơng tác báo chí đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của cơng tác quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản. Có thể nêu một số văn bản quan trọng gần đây như:

Chỉ thị số 52-CT/TW ngày 22-7-2005 của Ban Bí thư về phát triển và quản lý báo điện tử ở nước ta hiện nay; Thông báo kết luận số 41-TB/TW ngày 11-10-2006 của Bộ Chính trị về một số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí; Thơng báo kết luận số 68-TB/TW ngày 30-3-2007 của Bộ

2 Chỉ thị số 08CT/TW ngày 31-3-1992 của Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam về tăng cường năng lực lãnh đạo và quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả cơng tác báo chí, xuất bản.

Chính trị về tiếp tục thực hiện Thơng báo số 41-TB/TW ngày 11-10-2006 của Bộ Chính trị về một số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí; Quyết định số 75-QĐ/TW ngày 21-8-2007 của Ban Bí thư về việc ban hành Quy chế bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí; Quyết định số 155-QĐ/TW ngày 23-4-2008 của Ban Bí thư về việc ban hành Quy định về sự phối hợp giữa Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban cán sự đảng Bộ Thơng tin và Truyền thơng, Đảng đồn Hội Nhà báo Việt Nam và các cơ quan Đảng, Nhà nước trong công tác chỉ đạo, quản lý báo chí; Quyết định số 157-QĐ/TW ngày 29-4-2008 của Ban Bí thư về việc ban hành Quy định về chỉ đạo, định hướng chính trị, tư tưởng, nhất là đối với các vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm trong nội dung thơng tin của báo chí; Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 31-7-2008 của Ban Bí thư về tăng cường công tác xây dựng Đảng trong các cơ quan báo chí; Quyết định số 202-QĐ/TW ngày 11- 12-2008 của Ban Bí thư về việc ban hành Quy chế phối hợp và gắn kết công tác tư tưởng với công tác tổ chức, cán bộ và công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận, báo chí [25, tr.39].

Nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng to lớn và đa dạng của nhân dân về thông tin, Ðảng ta chủ trương phát triển mạnh mẽ đi đôi với quản lý tốt hệ thống báo chí, truyền thơng. Ðảng lãnh đạo trong việc đề ra các chủ trương, chiến lược phát triển, nội dung thông tin, công tác cán bộ, cơ chế tài chính và tạo mơi trường thuận lợi cho sự phát triển của báo chí, truyền thơng.

Dưới sự lãnh đạo của Ðảng, trong những năm qua, hệ thống báo chí, truyền thơng đã góp phần to lớn vào việc tổ chức thực hiện đường lối đổi mới của Ðảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam, thật sự đóng vai trị là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, con người, khoa học, kỹ thuật, bảo vệ Tổ quốc. Ðặc biệt, báo chí, truyền thơng trở thành vũ khí quan trọng trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, quan liêu, tệ nạn xã hội.

Thông qua phản ánh dư luận xã hội, phân tích, đánh giá nguyên nhân và các bài học từ các vụ việc tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, báo chí, truyền thơng đã góp phần răn đe, cảnh báo, ngăn chặn một phần tệ nạn tham nhũng, tiêu cực trong xã hội, giáo dục cán bộ, đảng viên sống trong sáng, gương mẫu thực hiện chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Bên cạnh những ưu điểm, thành tựu to lớn và căn bản đó, hệ thống báo chí, truyền thơng Việt Nam không tránh khỏi những hạn chế, khuyết điểm. Nhìn tổng thể, quy hoạch phát triển hệ thống báo chí, truyền thơng chưa thật sự khoa học, cho nên còn những bộ phận chưa hợp lý, chồng chéo nhiệm vụ, gây lãng phí nguồn lực xã hội. Có lúc, có nơi, sự chỉ đạo của cấp ủy đảng, sự quản lý của cơ quan nhà nước chưa theo kịp tốc độ phát triển và tình hình thực tế của báo chí, truyền thơng.

Một số cơ quan báo chí sa đà khi thơng tin các mặt tiêu cực của đời sống xã hội, chưa chú ý đúng mức việc phát hiện, cổ vũ, nhân rộng những nhân tố mới, điển hình tiên tiến, những mặt tích cực của xã hội; hoặc có biểu hiện thương mại hóa, xa rời tơn chỉ, mục đích, chưa làm tốt chức năng định hướng tư tưởng và dư luận xã hội, lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực, chăm lo xây dựng con người [78, tr.20].

Sự lãnh đạo của Ðảng đối với báo chí, truyền thơng, thực hiện đồng bộ cả bốn khâu: định hướng phát triển; định hướng nội dung; công tác cán bộ; cơng tác kiểm tra, kiểm sốt, trong đó khâu cán bộ giữ vai trị quyết định.

Ðảng cần thường xuyên chăm lo phát triển hệ thống báo chí, truyền thông một cách khoa học, hợp lý, đồng bộ cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ðặc biệt là quan tâm đến công tác tổ chức, cán bộ, công tác đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực báo chí, truyền thơng. Hệ thống tổ chức các cơ quan báo chí, truyền thơng phải được xây dựng khoa học, hợp lý, từng bước hoàn thiện về cơ chế vận hành; tạo điều kiện cho hoạt động của báo chí đồng thời kịp thời phát hiện và kiên quyết đưa ra

khỏi vị trí lãnh đạo, quản lý đối với những người khơng đủ bản lĩnh chính trị, năng lực chun mơn, những người có biểu hiện suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.

Tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với báo chí, truyền thơng trong tình hình mới là hết sức cần thiết. Hiện nay, tình hình thế giới tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường. Xu thế truyền thông đa phương tiện, truyền thông hội tụ phát triển thơng tin đa dịch vụ, thơng tin có tính tương tác, cá nhân hóa thơng tin… tiếp tục làm thay đổi sâu sắc lối sống và các mối quan hệ xã hội, thúc đẩy sự đổi mới mạnh mẽ phương thức chỉ đạo, quản lý, phương thức hoạt động, tổ chức sản xuất, trao đổi, xử lý thông tin của các cơ quan, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực báo chí, truyền thơng.

Những năm tới là thời kỳ Việt Nam bước sang một giai đoạn phát triển mới, phải thực hiện đầy đủ các cam kết trong Cộng đồng ASEAN và WTO, triển khai thực hiện nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, hội nhập quốc tế với tầm mức sâu rộng hơn so với giai đoạn trước. Tình hình kinh tế - xã hội đã có nhiều cải thiện tích cực, nhưng cũng đang đứng trước khơng ít khó khăn, thách thức về nhiều mặt. Nhu cầu tiếp cận thông tin của nhân dân ngày càng phát triển, đa dạng, phong phú hơn. Những nhiệm vụ đặt ra cho sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế trong giai đoạn mới là rất to lớn.

Bên cạnh đó, sự phát triển vũ bão của công nghệ thông tin, của mạng xã hội và của phương tiện truyền thông khác trên Internet cũng mang tới cả những hệ lụy, mặt trái, mặt phức tạp; các thế lực thù địch, phản động chống phá Ðảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ngày càng tinh vi, xảo quyệt.

Trong tình hình, điều kiện ấy, việc đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng, sự quản lý của Nhà nước đối với báo chí, truyền thơng là một yêu cầu khách quan, cấp thiết, có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đánh giá cao vai trị của báo chí, Văn kiện Đại Hội XI của Đảng về Chiến lược phát triển kinh tế-

xã hội 2011-2020 đã chỉ rõ: “Nâng cao chất lượng hệ thống thơng tin, báo chí,

Internet, xuất bản. Bảo đảm quyền được thông tin và cơ hội tiếp cận thông tin của nhân dân, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Tiếp tục đổi mới cơ chế và nâng cao hiệu quả quản lý, đẩy mạnh xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa, thơng tin, hình thành thị trường văn hóa lành mạnh. Đấu tranh chống các biểu hiện phi văn hóa, suy thối đạo đức, lối sống, tác động tiêu cực của các sản phẩm văn hóa thơng tin đồi trụy, kích động bạo lực. Đẩy mạnh phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội; giảm tệ nạn ma túy, mại dâm; ngăn chặn có hiệu quả tai nạn giao thơng. Nâng cao chất lượng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; xây dựng xã, phường, khu phố, thơn, bản đồn kết, dân chủ, kỷ cương, văn minh, lành mạnh”.

Sự lãnh đạo của Ðảng đối với báo chí, truyền thơng trong thời gian tới không chỉ là điều kiện, là động lực quan trọng để làm tốt công tác tư tưởng, tạo sự đồng thuận xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của đất nước, mà cịn bảo đảm quyền sáng tạo của báo chí, truyền thơng, giúp báo chí, truyền thơng hồn thành trách nhiệm nặng nề, sứ mệnh cao cả của mình đối với đất nước, nhân dân. Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm

vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016 – 2020 tại Đại hội XII, Đảng ta đã chỉ rõ:

“Phát triển hiệu quả, lành mạnh hệ thống báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ đất nước và nhu cầu thụ hưởng ngày càng cao của nhân dân”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí hội nhà báo việt nam với vấn đề bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)