Nhóm giải pháp chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí hội nhà báo việt nam với vấn đề bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo (Trang 93)

1.1 .Các khái niệm

3.2. Nhóm giải pháp chung

3.1.1. Đẩy mạnh tuyên truyền - giáo dục

Thực tế cho thấy các quy định pháp luật không được triển khai trong thực tế cuộc sống là do xã hội chưa nắm bắt được đầy đủ các quy định pháp luật về hoạt động báo chí, quyền tác nghiệp hợp pháp của phóng viên. Bản thân người làm báo cũng chưa hiểu rõ các quy định pháp luật bảo vệ mình, hoặc ít nhất cũng khơng thống nhất với nhau về giải pháp. Trong cuộc khảo sát của người viết, có đến 52 người chiếm hơn 1/2 phóng viên, nhà báo được hỏi cho rằng, biện pháp xử lý chỉ là phê bình đối tượng cản trở trên mặt báo, phạt hành chính là chế tài phổ biến; chỉ 20 người (chiếm 1/5 số người được hỏi) biết đến cơng cụ hình sự.

Rõ ràng, truyền thông để tuyên truyền giáo dục là rất quan trọng. Chỉ khi xã hội và bản thân người làm báo hiểu rõ các quy định, họ mới biết mình được làm gì và khơng được làm gì và hình phạt khi vi phạm. Trên cơ sở đó, họ sẽ chấp hành một cách chủ động. Ở đây đặt ra yêu cầu cần nghiên cứu, xem xét để đổi mới hình thức truyền thơng. Để các quy định đã có đi vào cuộc sống, chúng ta cần có cách làm mới chuyên nghiệp hơn, sinh động hơn. Truyền thông phải nhắm tới mục tiêu làm cho người làm báo, nhân dân hiểu rõ về hoạt động báo chí, về trách nhiệm xã hội khi tham gia hoạt động báo chí, tham gia bảo vệ quyền tác nghiệp của phóng viên. Nhân dân khơng chỉ là nguồn thông tin quan trọng, họ còn là lực lượng tích cực tham gia bảo vệ

phóng viên trong q trình tác nghiệp, do đó cần tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về trách nhiệm và vai trị của báo chí.

Để nâng cao nhận thức xã hội về quyền tác nghiệp của phóng viên, có những biện pháp sau đây cần được tiến hành:

- Đẩy mạnh truyền thông cho công chúng hiểu rõ về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền, lợi ích hợp pháp của phóng viên, thơng qua việc xây dựng hình ảnh nhà báo Việt Nam trong các bộ phim với tính cách năng động, đạo đức trong sáng, có tâm và say mê nghề nghiệp, nhanh nhạy trong tiếp cận với phương pháp làm báo hiện đại, luôn tôn trọng sự thật, công bằng, khách quan trong thơng tin vì lợi ích cộng đồng.

- Tun truyền trên các phương tiên thông tin đại chúng về nghề báo, về đội ngũ phóng viên, biên tập viên.

- Các cấp Hội cần mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho những người làm báo để họ hiểu rõ pháp luật về báo chí, hiểu rõ vị thế của mình là rất khác biệt với những vị trí trong hệ thống chính trị nhà nước; khơng lầm tưởng về quyền lực của nghề báo; không để quyền lực ảnh hưởng tới tác nghiệp; không bị chi phối bởi các nhóm lợi ích.

- Các vụ việc cản trở, hành hung phóng viên bị xử lý cần được thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo, răn đe và phòng ngừa chung, đây cũng là cách thức tuyên truyền hiệu quả.

3.1.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật

Những bất cập tồn tại trong hệ thống pháp luật và cơ chế thực thi không phải là nguyên nhân trực tiếp nhưng để hạn chế các vụ việc cản trở, góp phần xây dựng một xã hội minh bạch thơng tin, thì luật pháp đóng vai trị tối quan trọng. Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung năm 2016 quy định cụ thể về trách nhiệm cung cấp thơng tin cho báo chí của cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm; những thơng tin cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có quyền từ chối cung cấp thơng tin cho báo chí. Khoản 1 Điều 38 quy định rõ việc cung

cấp thơng tin cho báo chí: “Trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình, các cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm có quyền và nghĩa vụ cung cấp thơng tin cho báo chí và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin đã cung cấp. Việc cung cấp thơng tin cho báo chí có thể bằng văn bản, trên trang thơng tin điện tử tổng hợp, họp báo, trả lời phỏng vấn và các hình thức khác. Cơ quan báo chí phải sử dụng chuẩn xác nội dung thông tin được cung cấp và phải nêu rõ xuất xứ nguồn tin…”.

Bên cạnh đó, để bảo vệ nguồn tin báo chí và quyền tác nghiệp của nhà báo, so với luật cũ, Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung năm 2016 đã quy định giới hạn việc cơ quan báo chí, nhà báo chỉ phải tiết lộ người cung cấp thơng tin khi có yêu cầu bằng văn bản của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh và tương đương trở lên cần thiết cho việc điều tra, xét xử tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Đồng thời, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh và tương đương trở lên có trách nhiệm tổ chức bảo vệ người cung cấp thông tin sau khi tên của họ được tiết lộ.

Những hành lang pháp lý đó đủ để bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo hay chưa? Thực tế đã có câu trả lời. Trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, ngăn cản cái xấu, nhà báo được xem như “người lính xung kích” thâm nhập, dấn thân đi điều tra, tìm ra sự thật. Và khi ấy những kẻ xấu, đối tượng đang bị điều tra sẽ tìm cách ngăn cản nhà báo, kể cả dùng vũ lực. Đã có hiện tượng liên kết nhóm, liên kết cơ quan để chống lại nhà báo. Trong khi đó pháp luật lại khơng bảo vệ được nhà báo...

Báo chí là sản phẩm thơng tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội. Để bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của mình, trước hết nhà báo phải nắm rõ luật báo chí hiện hành và các quy định của pháp luật có liên quan. Mặt khác, nhà báo chuyên viết điều tra phải trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để phịng vệ khi gặp nguy hiểm, trong đó có kỹ năng xử lý tình huống.

Một nhà báo điều tra kỳ cựu đã chia sẻ với các phóng viên trẻ một số kinh nghiệm khi phát hiện mình bị theo dõi, “bám đi”: Vờ đánh rơi vật gì đó có thể thu hút sự chú ý của đối tượng theo dõi, đi vào đường ngược chiều. Lúc nguy cấp, hãy chủ động tạo ra một vụ va chạm nhỏ để thu hút đám đông…

Bên cạnh đó, nhà báo cần có kỹ năng ghi nhớ đặc điểm đối tượng để phục vụ công tác điều tra, và cần phải biết võ thuật để phịng vệ. Khi bị tấn cơng, nhà báo phải xác định: ưu tiên hàng đầu là bảo tồn sức khỏe, tính mạng, bảo toàn vật chứng và bảo vệ nguồn tin.6

Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự cũng đã quy định hình thức xử phạt đối với những hành vi cản trở nhà báo tác nghiệp như hành hung hay làm thiệt hại tài sản của nhà báo. Bên cạnh đó, Điều 7 Nghị định 159/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.

Nghị định 09/2017/NĐ-CP ngày 09/02/2017 của Chính phủ về việc phát ngơn và cung cấp thông tin cho báo chí, có hiệu lực thi hành từ ngày 30/3/2017 đã quy định rõ các đối tượng và hình thức cung cấp thơng tin cho báo chí của các cơ quan HCNN đến cấp xã. Tuy nhiên, không phải tất cả các cơ quan HCNN đều nghiêm túc thực hiện quy định này, mà biểu hiện “né" báo chí khá phổ biến, nhất là ở các địa phương, đơn vị không minh bạch, dẫn đến việc nhà báo phải tự mày mị, tìm kiếm thơng tin từ các nguồn khác khơng được coi là chính thống.

Tăng mức xử phạt hành chính lên và cần chế tài pháp luật đủ mạnh để có sức răn đe.

Quan trọng hơn cả là hơn đó là cần co một cơ chế, chính sách, pháp luật hoặc chí ít có một văn bản quy phạm dưới luật (Pháp lệnh, Nghị quyết…) để quy định rõ về quyền, nghĩa vụ và cơ chế bảo vệ nhà báo khi hành nghề.

Mong muốn đó thì có thể lâu dài mới có thể thực hiện được, tuy nhiên,

6 Phỏng vấn sâu nhà báo Vũ Văn Tiến – Trưởng Ban tuyên giáo Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí mặt trận.

đến năm 2021, khi Luật Báo chí được sửa đổi, thì nên bổ sung thêm việc quy định bảo vệ nhà báo trong tác nghiệp.

3.1.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam

Luật Báo chỉ năm 2016 là một điểm nhấn quan trọng đối với hoạt động báo chí nói chung và Hội Nhà báo Việt Nam nói riêng. Luật Báo chí mới này bổ sung, luật hoá những quy định bắt buộc về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo; yêu cầu nhà báo có nghĩa vụ tuân thủ Quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo và sẽ bị thu hồi thẻ nhà báo khi vi phạm về đạo đức nghề nghiệp gây hậu quả nghiêm trọng. Qua đó, tạo hành lang pháp lý trong vấn đề bảo vệ quyền làm nghề và liên quan đến đời sống vật chất và tinh thần của các cơ quan báo chí và những người làm báo.

Hội Nhà báo Việt Nam có vai trị hết sức quan trọng trong bảo vệ nhà báo chân chính hành nghề hợp pháp, nhất là kịp thời lên tiếng bảo vệ quyền lợi chính đáng hợp pháp, tính mạng, sức khỏe của hội viên, phóng viên; chia sẻ những khó khăn mà nhà báo gặp phải trong quá trình tác nghiệp; đề nghị các cơ quan chức năng xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi tấn cơng, cản trở nhà báo hoạt động, cố tình hủy hoại tài sản Nhà nước. Theo thống kê của Hội Nhà báo, năm 2016, số vụ cản trở, đe dọa, hành hung nhà báo đã giảm 20% so với năm 2015, chỉ còn 45 vụ. Còn từ đầu năm 2017 đến nay chưa đến 10 vụ. Nhưng với tất cả các vụ việc, Hội Nhà báo đều có tiếng nói và tham gia cùng tháo gỡ, hỗ trợ hoạt động của nhà báo, phóng viên.

Tuy nhiên hiện nay công tác tuyên truyền và phổ biến Luật báo chí 2016 (sửa đổi) và Quy định về Đạo đức nghề nghiệp của Nhà báo chưa được các cấp hội quan tâm đúng mức. Nhiều nhà báo và cả người dân trong xã hội chưa thực sự nắm rõ những hành lang pháp lý liên quan đến hoạt động báo chí, điển hình như Luật Báo chí. Luật Báo chí khơng phải chỉ cần nhà báo nắm rõ, mà tồn dân cần nắm rõ để từ đó cư xử với nhau trên cơ sở quy định của pháp luật.

Hội Nhà báo Việt Nam cần sớm xây dựng một cơ chế vận hành liên quan đến hoạt động tác nghiệp, nghiệp vụ của nhà báo. Những quy định này ràng buộc trực tiếp và làm cơ sở để xem xét việc ghi âm, lấy tư liệu, quay phim cũng như đóng hoặc nhập vai tới mức nào... là hợp pháp. Và khi có trường hợp nào đó xâm phạm đến quyền hoạt động hợp pháp của nhà báo, Hội Nhà báo Việt Nam cũng như các chi hội nhà báo địa phương phải là nơi đầu tiên lên tiếng, có văn bản, ý kiến mạnh mẽ để bảo vệ nhà báo, bảo vệ hội viên chứ khơng thể chờ đến khi có kết luận của các cơ quan khác.

Hội nhà báo, các cơ quan quản lý báo chí, các cơ quan chủ quản cần lên án mạnh mẽ và phối hợp hành động quyết liệt để các cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc, bảo vệ uy tín, nhân phẩm và tính mạng, tài sản của nhà báo. Mặt khác, luật pháp phải điều chỉnh đối với các hành vi cản trở, hành hung các nhà báo tác nghiệp hợp pháp là hành vi chống người thi hành cơng vụ, tạo mơi trường tác nghiệp an tồn cho nhà báo để báo chí - truyền thơng ngày càng phát huy hiệu quả thực tế.

3.1.4. Đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc

Các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương, tổ chức và nhà báo, cần tìm tiếng nói chung: Phục vụ Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Cần xóa bỏ “bức tường ngăn cách” nhằm phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của các bên trong việc cung cấp thông tin cho bạn đọc. Từ những thông tin được cung cấp, nhà báo giúp địa phương thực hiện công tác tuyên truyền các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, ổn định quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, tạo sự đồng thuận trong xã hội. Tuy nhiên, thực tế hiện nay khơng ít địa phương chưa chủ động cung cấp thông tin cho báo chí, nhất là những vấn đề “nhạy cảm", điểm nóng", những mặt hạn chế, tiêu cực ở địa phương mình, ngành mình nên dẫn đến thiếu thơng tin lẫn nhau, do đó, việc định hướng tư tưởng, dư luận xã hội thiếu hiệu quả. Để giúp nhà báo làm trịn chức năng của mình, các cấp ủy, chính quyền địa phương cần cung cấp thơng

tin đúng, chính xác, kịp thời, khơng nên né tránh đối với nhà báo (trừ trường hợp bảo vệ bí mật), có vậy, thơng tin mà bạn đọc nhận được sẽ đầy đủ, chính xác, đúng bản chất sự việc, góp phần định hướng dư luận xã hội.

Để tìm được tiếng nói chung này, Chính phủ đã ban hành Nghị định 09 về việc cung cấp thông tin cho báo chí, Sở Thơng tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố tham mưu UBND tỉnh triển khai quán triệt và tổ chức thực hiện NĐ này, nhất là đối với các xã, phường, thị trấn và cấp huyện.

3.1.5. Đối với các cơ quan báo chí nơi nhà báo bị xâm phạm

Đối với tòa soạn và các hoạt động đào tạo phóng viên, cần chuẩn hóa quy trình tác nghiệp, chú trọng đào tạo kỹ năng tác nghiệp an tồn cho phóng viên mới vào nghề, thiết lập mạng lưới đồng nghiệp bảo vệ đồng nghiệp.

Các tịa soạn phải có giải trình với bạn đọc, cơ quan quản lý báo chí khi đã đăng bài viết về hiện tượng tiêu cực, sau đó lại tự động rút xuống khỏi trang báo, nếu có khiếu nại từ một trong các bên có liên quan...

3.1.6. Đề xuất xây dựng quy trình tác nghiệp của phóng viên, nhà báo

Theo tác giả, sau khi tham khảo, tìm hiểu các quy trình tại một số cơ quan báo chí, tác giả đề xuất Quy trình bảo vệ nhà báo của tịa soạn, VPĐD, gồm:

Bƣớc 1: Cung cấp thông tin

1. Nhà báo, phóng viên

Trước khi tác nghiệp đối với những đề tài "nóng, "nhạy cảm", đề tài chống tiêu cực thì phải chủ động kiểm tra các thủ tục: phân cơng của người có thẩm quyền, giấy tờ liên quan, thẻ nhà báo, tìm hiểu và lấy số điện thoại trước của cơ quan chức năng: Sở thông tin và Truyền thơng, Cơng an huyện, Phịng văn hóa và Thơng tin huyện, UBND cấp xã nơi đến tác nghiệp, để khi cần thiết sẽ đề nghị can thiệp, bảo vệ.

- Khi bị cản trở cần bình tĩnh, thận trọng, mềm dẻo trong xử lý tình huống, tránh gây căng thẳng, kích động - nhất là đối với dối tượng cơn đồ. Nếu có thể được thì: ghi âm, ghi hình đối tượng, chủ động thu thập chứng cứ,

viết tiến trình vụ việc và lấy giấy xác nhận của nhân chứng, chứng minh tư cách tác nghiệp.

- Phản ánh lập tức với cấp trên trực tiếp, cơ quan Cơng An, chính quyền địa phương nơi gần nhất.

- Tìm kiếm sự hỗ trợ từ đồng nghiệp, người dân, cán bộ chức năng (để chứng kiến, can thiệp, bảo vệ)

- Thực hiện các bước hướng dẫn của cấp trên, phối hợp với các lực lượng được cử đến hỗ trợ.

- Tường trình chi tiết sự việc với cấp trên (bằng miệng và bằng văn bản) - Phản ánh sự việc bằng việc gửi tin bài đăng tải trên báo chí

- Gửi tường trình và kiến nghị xử lý vụ việc kèm chứng cứ tới cấp trên hoặc đến Thanh tra chuyên ngành Thông tin truyền thông (Thuộc Sở TTTT)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí hội nhà báo việt nam với vấn đề bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo (Trang 93)