Các tồn tại cần khắc phục của báo chí Hội nhà báo Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí hội nhà báo việt nam với vấn đề bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo (Trang 84 - 93)

1.1 .Các khái niệm

2.4. Các tồn tại cần khắc phục của báo chí Hội nhà báo Việt Nam

2.4.1. Quy trình tác nghiệp liên quan đến pháp luật

Thực tế thời gian qua, khơng ít cá nhân, tổ chức cịn xem thường quy định của pháp luật; cố tình cản trở, đe dọa, hành hung nhà báo khi tác nghiệp, nhất là khi các cơ quan báo chí tích cực vào cuộc, đi đầu, kiên quyết đưa ra ánh sáng những vụ án, những biểu hiện, hành vi tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, bảo vệ lẽ phải; góp phần thúc đẩy các cơ quan thanh tra, công an điều tra… xử lý các vụ việc nhanh hơn, bảo đảm đúng pháp luật. Đặc biệt, khi cơ quan báo chí và phóng viên phát hiện, điều tra, đưa thông tin về các vụ án tham nhũng lớn, hành vi tiêu cực liên quan đến nhóm lợi ích và người “có thế lực”… thì họ càng phải đối mặt với nguy cơ rủi ro cao, bị cản trở khi tác nghiệp và đe dọa, hành hung, trả thù...

Hành vi ngang ngược, coi thường pháp luật của đối tượng đã cản trở, gây nguy hiểm cho phóng viên, vi phạm nghiêm trọng Luật Báo chí, gây bức xúc khơng chỉ trong đội ngũ những người làm báo, mà còn trong dư luận xã hội. Dù tác nghiệp đúng quy định pháp luật nhưng thời gian gần đây, khơng ít nhà báo đã và đang gặp phải nhiều rào cản trong tiếp cận thông tin, đặc biệt là thông tin về các vụ việc liên quan chống tiêu cực. Họ còn bị uy hiếp tính mạng, bị khủng bố tinh thần, thậm chí người thân cũng bị đe dọa. Chính vì vậy, rất cần một hệ thống pháp luật đủ mạnh và xử lý nghiêm khắc những

hành vi trái pháp luật đối với các nhà báo, để bảo vệ những nhà báo chân chính khi tác nghiệp.

Đáng lo ngại là tình trạng hành hung, cản trở phóng viên trong khi tác nghiệp đang có xu hướng gia tăng cả về mức độ lẫn tần suất. Hầu hết các nhà báo bị hành hung trong lúc thực hiện điều tra, chống tiêu cực. Nhằm bưng bít thơng tin, che đậy hành vi phạm tội cho nên một số đối tượng liên quan đã có những hành vi liều lĩnh, manh động, hành hung nhằm cản trở các nhà báo tác nghiệp.

Điều đó cho thấy, những tác động và ảnh hưởng của báo chí ngày càng cao trong xã hội. Bên cạnh đó, thực trạng coi thường và vi phạm pháp luật cũng ngày một phức tạp hơn.

Chính vì thế cần sự nghiêm minh của pháp luật sẽ giúp báo chí ngày càng phát huy hiệu quả xã hội trong việc đưa tin tức kịp thời, phản ánh chân thực mọi vấn đề của cuộc sống, đồng thời giúp người làm báo thật sự yên tâm khi tác nghiệp. Bên cạnh đó, các nhà báo cần phát huy tính tích cực nghề nghiệp, đề cao đạo đức nghiệp vụ, trách nhiệm xã hội, trách nhiệm công dân của người làm báo, để tác phẩm báo chí ln nhận được sự tin cậy của xã hội, góp phần tác động tích cực đến sự phát triển của báo chí và kinh tế xã hội của đất nước.

2.4.2. Tăng cƣờng rèn luyện đạo đức ngƣời làm báo

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tuân thủ pháp luật, đạo đức người làm báo, quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo trên cả nước là nhiệm vụ trọng tâm của HNBVN. Việc liên tục giám sát, kiểm tra sẽ khắc phục được những tiêu cực trong hoạt động báo chí, góp phần bảo vệ được hội viên như đã quy định tại Luật Báo chí năm 2016.

Đồng thời, Hội Nhà báo cũng cần phải tham gia tích cực, góp tiếng nói thực sự có trọng lượng trong việc bổ sung, sửa đổi cơ bản Luật Báo chí hiện hành. Bên cạnh đó, báo chí của Hội cũng cần lên tiếng kịp thời, mạnh mẽ trước các hành vi cản trở, thố mạ, hành hung phóng viên nhà báo trong khi

họ tác nghiệp hợp pháp, cũng như có những quan điểm cụ thể, rõ ràng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhà báo trong các vụ xử lý hành chính hoặc các vụ án, mà các nhà báo là đương sự, bị can.

Đối với Hội Nhà báo địa phương, sau khi có quyết định phóng viên thường trú các cơ quan báo chí phải sinh hoạt tại Hội Nhà báo của tỉnh nơi thường trú, đã giải quyết được khá nhiều vướng mắc, khó khăn trong tác nghiệp báo chí. Khi có trường hợp xâm phạm đến quyền hoạt động hợp pháp của nhà báo các Hội Nhà báo địa phương phải là nơi đầu tiên lên tiếng, có văn bản, chính kiến để bảo vệ nhà báo. Các Hội Nhà báo địa phương cần phải phối hợp với các cơ quan bảo vệ pháp luật để có ý kiến về từng vụ việc ngay khi có thể nhằm bảo vệ hội viên của mình kịp thời, nhất là việc cản trở tác nghiệp, vì Hội Nhà báo địa phương đó là những người ở tỉnh đó, sẽ có những lợi thế nhất định trong việc thông thạo địa bản, tiếp cận lãnh đạo cần phỏng vấn…

2.4.3. Sự thiếu hụt kiến thức pháp lý và kỹ năng làm báo

Thiếu hụt kiến thức pháp lý, khơng có luật sư tư vấn cho nhà báo trong các vụ việc làm điều tra phức tạp, mơ hồ giữa vai trò điều tra của cơ quan tố tụng/điều tra với vai trị tìm kiếm sự thật... đang là “rào cản” trong hoạt động tác nghiệp của nhà báo. Mỗi khi có rủi ro xảy ra, nguồn hỗ trợ hiệu quả cao nhất đối với các nhà báo, phóng viên chính là nhóm bạn bè, đồng nghiệp, tiếp đến là tòa soạn.

Nhiều chuyên gia, nhà báo cho rằng, hiện nay, phóng viên đặc biệt là những phóng viên trẻ đang thiếu hụt các kỹ năng và kiến thức nền tảng để có thể đảm bảo tác nghiệp an tồn. Chất lượng các chương trình đào tạo phóng viên từ các trường báo chí chính quy chưa hồn tồn đáp ứng được u cầu về chuyên môn nghề nghiệp đối với những người hành nghề báo chí.

Sự thiếu hụt nghiêm trọng kỹ năng làm báo của những người mới tốt nghiệp; cộng thêm việc các tịa soạn, đặc biệt là tồ soạn ở các báo quy mô

nhỏ và vừa khơng có đủ nguồn lực, khơng đủ quan tâm cần thiết cho việc đào tạo phóng viên, có chăng cũng chỉ dừng lại ở việc cung cấp bộ quy trình tác nghiệp mà khơng có hướng dẫn hay giới thiệu cụ thể về các quy tắc này; để lại hệ quả là phóng viên trẻ khơng có đủ kỹ năng, năng lực cần thiết để tác nghiệp. Kết quả là phóng viên rơi vào “bẫy kép” - tác nghiệp dưới chuẩn và gia tăng nguy cơ bị cản trở, bị tấn cơng.

Thêm vào đó, khi gặp cản trở, bị đe dọa trong hoạt động tác nghiệp, hội viên, nhà báo và cơ quan báo chí phải lên tiếng ngay. Bởi việc nhà báo bị hành hung, cản trở đồng nghĩa với việc thông tin không được công khai, nhiều góc tối, nhiều tiêu cực đã bị che lấp.

Một điều khác nữa, để khích lệ và làm điểm tựa cho nhà báo, thì chính lãnh đạo cơ quan, mà trực tiếp là Tổng biên tập, cần hiểu cơng việc của anh em phóng viên điều tra, kịp thời động viên họ sau mỗi bài viết cơng phu, có tính phát hiện bằng cách tăng nhuận bút, thưởng nóng… Và, trong cuộc đấu tranh phịng chống tham nhũng, tiêu cực thì địi hỏi cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí phải sẵn sàng đứng ra bảo vệ quyền lợi chính đáng của phóng viên. Đây là thực tế khơng phải cơ quan nào cũng làm được. Có những đơn vị, khi xảy ra vụ việc, hoặc rủi ro nào đó, thay vì bảo vệ, chia sẻ trách nhiệm, lại tìm cách đổ lỗi cho phóng viên.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong chương 2, tác giả đã đưa ra thực trạng của việc xâm phạm quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo hiện nay thông qua nhận diện các loại hình xâm phạm quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo hiện nay. Bên cạnh đó, tác giả luận văn cũng đề cập đến một số tồn tại trong hệ thống văn bản pháp luật nói chung, chỉ ra các hạn chế về kỹ năng tác nghiệp của nhà báo, cũng như các “lỗ hổng” trong công tác quản lý, giám sát hoạt động của báo chí hiện nay.

đối tượng là cán bộ cơ quan nhà nước (đứng sau), những người có kiến thức về quyền tác nghiệp của nhà báo lại chiếm đa số so với các đối tượng còn lại. Đứng sau là đối tượng xã hội. Hơn nữa, các vụ cản trở cũng ghi nhận phần lớn diễn ra ở nơi cơng sở, mơi trường địi hỏi cán bộ nhà nước phải hành xử theo nguyên tắc công vụ. Phương thức xử lý các vụ việc thường nghiêng về đang trong q trình điều tra, hịa giải, tự thỏa thuận (chiếm 56%).

Trong nội dung phần này, tác giả cũng đánh giá vai trị của báo chí Hội Nhà báo Việt Nam trong việc bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo. Qua việc phân tích các bài viết trên báo NB&CL, Tạp chí Người Làm Báo, các ấn phẩm của các Hội Nhà báo địa phương có thể thấy, tình trạng xâm phạm, cản trở quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo hiện nay tương đối phức tạp. Trong đó, có cả ngun nhân từ phía người làm báo, gồm cả nguyên nhân chủ quan và khách quan; có cả các nguyên nhân từ phía cơ quan báo chí, từ đối tượng xâm phạm, cản trở. Do đó, ngồi việc hồn thiện hệ thống pháp luật về báo chí, cần tăng cường bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ nhà báo.

CHƢƠNG 3:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA BÁO CHÍ HỘI NHÀ BÁO VIỆT NAM

TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN HÀNH NGHỀ HỢP PHÁP CỦA NHÀ BÁO

3.1. Một số vấn đề đặt ra

3.1.1. Xu hƣớng phát triển của báo chí và tính tất yếu phải nâng cao hiệu quả của báo chí của Hội Nhà báo Việt Nam

Sự tồn tại, phát triển của báo chí ở mỗi quốc gia ln chịu sự tác động của điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội, truyền thống, văn hóa và những yếu tố tác động từ bên ngồi thơng qua mối quan hệ quốc tế với các nước trên thế giới. Từ đó cho thấy, muốn bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo, cần phải nghiên cứu tìm ra được những yếu tố khách quan, chủ quan tác động, ảnh hưởng đến sự phát triển của báo chí.

Thứ nhất, thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam đã đạt được

những thành tựu to lớn trên các mặt kinh tế - xã hội; chính trị ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện và từng bước nâng cao, an ninh - quốc phòng được củng cố, uy tín quốc tế của đất nước ngày một cao... đã tạo ra những thời cơ, thuận lợi mới cho cơng tác báo chí. Cùng với xu thế ổn định và phát triển của đất nước, trên lĩnh vực quản lý nhà nước với hoạt động báo chí cũng có những chuyển biến rõ rệt. Đảng và Nhà nước đã khẳng định rõ: “Phát triển hiệu quả, lành mạnh hệ thống báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ đất nước và nhu cầu thụ hưởng ngày càng cao của nhân dân”.5

Thứ hai, những biến đổi mạnh mẽ cơ cấu xã hội ngày càng đa dạng,

phức tạp hơn, sự đa dạng về lợi ích kinh tế, sự chênh lệch về trình độ phát

triển giữa các vùng, phân hoá giàu, nghèo giữa các tầng lớp dân cư, các tiêu cực và tệ nạn xã hội như: quan liêu, tham nhũng, lãng phí… tạo ra những khó khăn và thách thức lớn đối với sự ổn định, phát triển đất nước và đối với cơng tác báo chí.

Thứ ba, trước xu thế mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, trước tình hình

phát triển nhanh chóng báo chí ở Việt Nam, các quy định pháp luật về báo chí đã bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập, nên việc xây dựng, hoàn thiện các lỗ hổng pháp luật là một yêu cầu tất yếu khách quan trong tình hình hiện nay ở Việt Nam. Vấn đề đặt ra không chỉ dừng lại ở việc xây dựng cho được một hệ thống các văn bản thích hợp, đầy đủ tiêu chuẩn, mà chúng ta cịn phải có cơ chế đảm bảo thực hiện và bảo vệ quyền này khi nhà báo bị xâm hại.

Thứ tư, sự phát triển nhanh của báo chí và những bất cập trong hoạt

động báo chí đã đặt ra những vấn đề cấp thiết trong việc xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả của báo chí Hội Nhà báo Việt Nam. Bên cạnh đó, đội ngũ phóng viên, biên tập viên thiếu tính chuyên nghiệp, hiểu biết về luật pháp cịn yếu, văn hóa ứng xử chưa chuẩn, thiếu kỹ năng tác nghiệp tại các sự việc “nóng”, “nhạy cảm” cũng là những vấn đề cần sớm khắc phục.

3.1.2. Các mâu thuẫn cần giải quyết

- Về quyền của nhà báo khi tác nghiệp

Cần quy định cụ thể hơn trách nhiệm của Thanh tra Bộ TT&TT và Thanh tra Sở TT&TT các tỉnh trong việc xử lý các hành vi vi phạm bảo đảm cho nhà báo tác nghiệp đúng pháp luật chứ không chỉ “đẩy hết trách nhiệm” cho các cấp Hội Nhà báo. Thực tế hiện nay khi có hành vi cản trở hoạt động báo chí, các nhà báo thường thơng báo và đề nghị chính quyền, cơng an địa phương giải quyết mà khơng yêu cầu trực tiếp Thanh tra Bộ, Sở giải quyết. Ngoài ra, ngành Thanh tra cũng cần tăng cường hơn nữa trách nhiệm trong việc xử lý các hành vi vi phạm bảo đảm cho nhà báo tác nghiệp đúng pháp

luật. Bản thân cơ quan báo chí, các nhà báo khi bị cản trở tuỳ mức độ có thể sử dụng các công cụ can thiệp khác nhau song cũng cần biết đến cơng cụ hành chính xử lý vấn đề này.

Mặt khác, quy định của Luật báo chí năm 2016 về bảo vệ nhà báo cịn chung chung: Nhà báo được pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp; không ai được đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo... Đây là điều được áp dụng với mọi cơng dân. Riêng đối với lĩnh vực báo chí cần quy định mạnh hơn, rõ hơn để bảo vệ nhà báo khi tác nghiệp.

Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, cần quy định rõ về bảo vệ bí mật trên các phương tiện thông tin liên lạc, báo chí, hội thảo, hội nghị quốc tế; xác định những nội dung nào được xem là bí mật và từng bước hướng tới một quy trình thẩm định khách quan, các tiêu chí đánh giá một thơng tin có cần được xem là bí mật nhà nước hay khơng.

Luật Phòng chống tham nhũng cần nghiên cứu bổ sung một số nội dung nhằm quy định rõ hành lang pháp lý cho báo chí tham gia phịng chống tham nhũng, tạo cơ chế minh bạch, thích hợp để báo chí phát huy sức mạnh, trong đó quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc chủ động, kịp thời cung cấp thông tin chính thống cho báo chí, nhất là thơng tin về các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng xảy ra ở cấp, ngành, địa phương mình. Bê cạnh đó, cần hồn thiện cơ chế bảo vệ nhà báo khi tham gia đấu tranh phòng chống tham nhũng.

- Về bảo vệ nguồn tin

Bảo vệ nguồn tin là đạo đức, thậm chí là “sinh mệnh” của người làm báo. Vì vậy, cần quy định cụ thể hơn các biện pháp, hành động để bảo vệ nguồn tin. Báo chí có quyền bảo vệ nguồn tin, trường hợp thật cần thiết chỉ cung cấp nguồn tin khi một hội đồng tương tự như Hội đồng thẩm phán quốc quốc gia yêu cầu.

thông tin gây thiệt hại cho đối tượng, không buộc các nhà báo phải cung cấp nguồn tin. Quy định như vậy người dân mới tin tưởng vào báo chí, dám đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí hội nhà báo việt nam với vấn đề bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo (Trang 84 - 93)