Hậu quả của việc cản trở nhà báo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí hội nhà báo việt nam với vấn đề bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo (Trang 49)

Có thể nói, trong q trình tác nghiệp tại hiện trường để có thơng tin về vụ việc, nhà báo sẽ gặp rất nhiều tình huống phát sinh ngồi mong muốn, thậm chí có thể ảnh hưởng tới sự an toàn của bản thân. Những tình huống phát sinh này thường xảy ra khi nhà báo thực hiện việc ghi âm, chụp ảnh, ghi hình những hiện tượng tiêu cực để thực hiện tác phẩm báo chí điều tra về các mặt chính trị, văn hóa, xã hội, trật tự, an ninh, mơi trường... Những tình huống bị cản trở, gây khó khăn, nguy hiểm mà nhà báo sẽ gặp phải trong quá trình tác nghiệp tại hiện trường có thể là:

 Nhà báo bị cản trở bằng nhiều cách để không được tiếp cận thông tin.

 Nhà báo bị tịch thu phương tiện hành nghề (máy ảnh, camera, máy ghi âm...).

 Nhà báo bị chửi bới, lăng mạ, đe dọa trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua tin nhắn, một người thứ ba...).

 Nhà báo bị hành hung, đánh đập gây thương tích.

 Nhà báo bị vu khống tinh vi và trắng trợn gây ra sự hiểu lầm của công chúng, sự nghi ngờ của lãnh đạo.

 Nhà báo bị mua chuộc bằng tiền hoặc tình cảm.

 Nhà báo hoặc người thân trong gia đình bị khủng bố tinh thần bằng nhiều hình thức thơng qua tin nhắn đe dọa, ném chất thải vào nhà, gửi vòng hoa viếng hoặc áo quan đến nơi cư trú.

 Nhà báo bị cài bẫy.

 Nhà báo bị bắt giữ trái pháp luật...

Nguyên nhân của những hiện tượng trên có thể đa dạng, khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, nhưng tựu chung lại là do nhà báo tham gia đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí... Nên đối tượng bị điều tra vì muốn che giấu, bưng bít thơng tin tiêu cực, hoặc vì khơng hiểu biết pháp luật sẽ tìm cách chống lại. Điều đáng nói, các vụ tấn cơng vẫn khơng ngừng

gia tăng ngay cả khi Luật Báo chí 2016 và Luật Tiếp cận thơng tin (2016) đã được Quốc hội thông qua. Đáng chú ý hơn, Luật pháp Việt Nam không thiếu những quy định để bảo vệ các nhà báo, nhưng khơng hiểu vì ngun cớ nào mà các quy định xử phạt vi phạm rất ít được áp dụng trên thực tế, bất chấp sự tồn tại của chúng trên văn bản. Vì sao lại có sự coi thường dư luận và pháp luật như vậy? Câu trả lời rằng, một phần xuất phát từ sự thờ ơ, vào cuộc một cách đối phó của một số cơ quan chức năng khi giải quyết sự việc.

Có thể thấy, nhiều vụ việc đã xảy ra nhưng chưa được làm sáng tỏ khiến “chìm xuồng”, rơi dần vào quên lãng. Trên thực tế, nhiều vụ hành hung người làm báo bị xử lý rất ít và thường nghiêng về các biện pháp hành chính khiến dư luận khơng đồng tình.

Theo báo cáo của Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, qua công tác kiểm tra của Hội nhận thấy, thời gian gần đây, các cơ quan ở địa phương đã quan tâm xử lý việc các nhà báo bị tấn công, nhưng mức xử lý đưa ra cịn q nhẹ, hoặc giải quyết khơng thỏa đáng, khơng đủ sức răn đe. Trên thực tế nếu các cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí nơi phóng viên bị xâm hại và các cấp Hội Nhà báo cùng phối hợp vào cuộc, phóng viên bị hành hung có thể được bảo vệ một cách thích đáng. Cịn nhớ khi xảy ra vụ việc nhà báo Nguyễn Ngọc Quang, Đài PT-TH Thái Nguyên bị hành hung, với sự vào cuộc quyết liệt từ phía Hội Nhà báo, quyết tâm của Công an tỉnh Thái Nguyên, ngày 30/6/2016, TAND TP. Thái Nguyên tuyên phạt ba bị cáo tổng cộng 30 tháng tù giam. Đây được xem là động thái tích cực để bảo vệ nhà báo của các ngành chức năng, được dư luận xã hội và các tầng lớp nhân dân đồng tình, đánh giá cao [20. tr17]

Tuy nhiên, việc các nhà báo tìm được “cơng lý” như nhà báo Ngọc Quang cịn q ít ỏi. Trên thực tế, một số địa phương thậm chí cịn thờ ơ, chưa làm hết trách nhiệm hoặc làm cho qua chuyện. Có những vụ việc, cho đến nay, Hội vẫn chưa nhận được hồi âm dù đã nhiều lần gửi công văn đôn

đốc yêu cầu điều tra vụ việc.

Bên cạnh đó, vẫn cịn một số phóng viên, nhà báo, không nắm hết các quy định pháp luật để áp dụng khi cần thiết, có những sai sót nghiệp vụ, mắc lỗi khi tác nghiệp. Đơn cử như việc xuất trình thẻ nhà báo trước khi tác nghiệp là một quy định cơ bản và bắt buộc theo Luật Báo chí (trừ những đề tài liên quan đến thể loại điều tra), nhưng không phải nhà báo nào cũng tuân thủ điều này khi tác nghiệp.

Có một thực tế là khơng ít nhà báo, phóng viên trẻ mới vào nghề còn thiếu những kỹ năng, kiến thức căn bản để tác nghiệp an tồn, thậm chí có”động cơ khơng trong sáng” cũng góp phần tạo nên phản ứng kích động từ phía cá nhân, tổ chức được nêu trong bài báo.

Giai đoạn vừa qua chứng kiến chiều hướng suy giảm đáng lo ngại về đạo đức tác nghiệp, về tính chuyên nghiệp và mức độ tuân thủ quy trình tác nghiệp của những người làm báo. Thái độ và đánh giá của người dân, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp với báo chí đã trở nên tiêu cực. Điều đó làm gia tăng mức độ rủi ro bị cản trở, thậm chí bị tấn cơng với người làm báo [32, tr.18].

Sự tương tác của một loạt yếu tố gồm sự gia tăng nhanh chóng số lượng các cơ quan hoạt động báo chí và ấn phẩm báo chí; áp lực cạnh tranh thơng tin; áp lực nguồn thu và cạnh tranh thiếu lành mạnh và minh bạch; đã tạo hệ quả theo chiều hướng xấu lên tác nghiệp báo chí. Điều đáng lưu ý là sự bùng nổ các ấn phẩm báo chí ở các cơ quan đang nắm trong tay quyền thực thi pháp luật (trước chỉ có các báo và tạp chí thuộc ngành cơng an, giai đoạn này gia tăng nhanh chóng các cơ quan báo chí, ấn phẩm của các ngành khác như Viện Kiểm Sốt, Tịa án Nhân dân, Thanh Tra, Tư Pháp... )

Một số tờ báo đang khai thác lợi thế thông tin vụ án theo hướng “lá cải”; một số nhà báo đang hành nghề với sức mạnh của các cơ quan chủ quản. Tình trạng lạm dụng quyền lực và sử dụng thông tin vụ án của các cơ quan chủ quản để quấy rối doanh nghiệp và các cơ quan địa phương đang tạo ra những

ức chế và trở thành nguyên nhân của một số vụ hành hung nhà báo.

Thêm vào đó, việc người dân,doanh nghiệp thiếu cơ chế tự bảo vệ hiệu quả góp phần làm trầm trọng hơn thực trạng báo chí lạm quyền và quấy nhiễu người dân, doanh nghiệp.

Theo khảo sát của RED Communication, thực hiện tháng năm năm 2016 về trải nghiệm bị cản trở tác nghiệp của phóng viên cho thấy xu hướng tiếp tục xấu đi, khi có tới 96 % người trả lời đã từng bị cản trở, so với mức 88% trong khảo sát năm 2011 [15, tr.36].

Dữ liệu thống kê của RED cho thấy, số lượng các vụ cản trở ở mức độ nghiêm trọng (đe dọa, hành hung nhà báo) ghi nhận được khơng có chiều hướng gia tăng về số lượng, (khoảng 40 vụ việc mỗi năm). Tuy nhiên các vụ việc điển hình cho thấy mức độ va chạm giữa khu vực doanh nghiệp và báo chí đã tăng lên, là căn ngun chính của những vụ tấn cơng nhà báo nổi cộm nhất. Đáng lo ngại là trong nhiều vụ tấn cơng, có những nguyên nhân xuất phát từ sai sót nghiệp vụ, từ lỗi tác nghiệp khơng chính đáng của phóng viên.

Vì nhiều ngun nhân khác nhau, nhiều vụ việc đe dọa và hành hung nhà báo nghiêm trọng đã không được xử lý đến cùng, cũng như thông tin rộng rãi. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực về nhiều mặt cho hoạt động bảo vệ an toàn tác nghiệp của nhà báo.

Mặc dù không quá lo ngại việc bị cản trở trực tiếp, đe dọa hay hành hung, đánh giá về thực hiện quyền thơng tin, từ cả hai khía cạnh tiếp cận và cơng bố thơng tin của những người làm báo có xu hướng kém tích cực. Bên cạnh những khó khăn đã được biết đến trước đây, việc thực hiện quyền thông tin, đặc biệt là công bố thông tin, đang gặp các thách thức đáng lo ngại từ phía các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp lớn.

Quan ngại về rủi ro pháp lý vẫn là vấn đề đáng chú ý đối với các nhà báo tác nghiệp ở những lĩnh vực rủi ro cao (ví dụ điều tra, nội chính, hay tài nguyên môi trường). Rủi ro này đến từ hai phía. Một mặt, bản thân phóng

viên chưa ý thức đầy đủ các rủi ro, thiếu hụt kiến thức pháp lý, cũng như chưa nhận được sự hỗ trợ phù hợp từ tòa soạn. Mặt khác, những rủi ro ngầm ẩn thách thức phóng viên cịn đến từ mơi trường pháp lý thiếu rõ ràng, các “vùng hạn chế” thơng tin; và tình trạng dấu mật tràn lan từ các cơ quan nhà nước.

Con số thống kê các vụ việc vi phạm quyền tác nghiệp trong 5 năm qua cho thấy khơng tăng đáng kể qua các năm. Nhưng, hình thức vi phạm và hậu quả đối với các nhà báo ngày càng nghiêm trọng: từ thái độ bất hợp tác, xua đuổi, nhắn tin đe dọa đã đẩy lên bằng các hình thức nghiêm trọng hơn: đánh người, phá hủy phương tiện, thuê “xã hội đen” khủng bố tinh thần hoặc gây thiệt hại vật chất, thậm chí đến xâm hại tính mạng… Ngồi vụ việc tại Bình Phước (phóng viên Bùi Hồng Điệp - báo Tuổi trẻ và Đời sống) được xử lý bằng bản án hình sự hay vụ việc tại Quảng Ngãi được ơng Hồng Duy - Chánh thanh tra (sở TTTT) xử phạt chủ doanh nghiệp 10 triệu đồng theo điều 7; Nghị định 159 /2013/NĐ-CP và một số vụ việc xin lỗi do công an gọi đối tượng lên với tội danh là có hành vi “gây rối làm mất trật tự an ninh xã hội”, hầu như hơn 90% số vụ việc được thống kê là không bị xử lý hoặc “chìm xuồng”.

Đây là nguyên nhân làm cho các nhà báo bị cản trở, hành hung thấy “bơ vơ” trong hoạn nạn. Họ phải tìm đến các mối quan hệ thân quen; đồng nghiệp để theo đuổi sự trừng phạt từ pháp luật hoặc nhận “đền bù” vật chất từ bên gây ra lỗi. Cách giải quyết này, có thể, thỏa mãn cho từng cá nhân, nhưng để lại dư luận và tâm lý rất bất lợi cho đội ngũ các nhà báo nói riêng và mơi trường hoạt động báo chí nói chung. Bởi, những cơ quan, cá nhân có tiếp xúc với nhà báo cao sẽ định hình được cách ứng xử theo nguyên tắc “đánh trước, đàm (phán) sau”.

2.1.2. Hƣớng xử lý của các cơ quan chức năng

- Cơ quan quản lý nhà nước

thường chậm tiếp cận thông tin, chủ yếu là quản lý mang tính hành chính bằng các công việc xử lý vi phạm về xuất bản, ấn phẩm, ít khi có vụ việc nào mà sở thông tin truyền thông lên tiếng ngay.

Tuy vậy, các cơ quan quản lý nhà nước cần tích cực, chủ động trong việc xử lý khi có người làm báo bị hành hung và cũng cần tích cực hơn ở việc thu hồi thẻ nhà báo đối với các nhà báo có hành vi vi phạm quy định của pháp luật hoặc đạo đức người làm báo.

- Hội Nhà báo Việt Nam và Hội Nhà báo các cấp

Hội Nhà báo Việt Nam và Hội Nhà báo địa phương chủ động, tích cực trong vấn đề xác định thơng tin. Trong đó, chủ yếu là trường hợp người làm báo bị hành hung, còn người làm báo bị cản trở tác nghiệp thì đến nay, chưa thấy có nhiều phản ánh.

Trong thời gian qua, Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam đã thực hiện tốt cơng tác của mình, nhất là đối với các vụ việc người làm báo bị hành hung thì ln có thơng tin kịp thời, và có những văn bản đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc.

Tuy vậy, khi Hội Nhà báo Việt Nam đã thành lập Hội đồng xử lý vi phạm báo chí quốc gia, cần đẩy mạnh hoạt động của Hội đồng, tích cực kiểm tra, giám sát để “loại bỏ” một số người làm báo vi phạm quy chế, đạo đức người làm báo, nhất là những trường hợp chưa đến mức hoặc không vi phạm pháp luật nhưng vi phạm đạo đức người làm báo, để kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thơng thu hồi thẻ nhà báo.

- Tịa soạn, cơ quan chủ quản

Tòa soạn, cơ quan chủ quản cần xây dựng và đào tạo được đội ngũ phóng viên có bản lĩnh, “máu nghề”, am hiểu pháp luật và thực hiện chuẩn mực 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo.

Thực hiện đúng quy trình, qui phạm tác nghiệp. Trên thực tế có những phóng viên bị “hành hung” khi đang tác nghiệp nhưng khi tìm hiểu thì phóng

viên này thực hiện sai qui trình, đó là chưa được Ban Biên tập đồng ý thực hiện tuyến đề tài này và không được phân công, điều động đi làm vụ việc này. Những phóng viên này đang hoạt động tự do, khơng có sự kiểm sốt của tịa soạn. Do vậy, để quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo được bảo vệ, thì trước hết, nhà báo phải thực hiện nghiêm quy trình, quy phạm tác nghiệp.

Cơ quan báo chí cần xây dựng cho mình một đội ngũ tư vấn pháp luật là những luật sư, những người công tác trong các cơ quan bảo vệ và thi hành pháp luật để tư vấn cho Ban Biên tập cũng như cho phóng viên những tình huống có thể vi phạm luật trong q trình tác nghiệp; tư vấn về phịng tránh bị hành hung; tư vấn trong từng bài viết....

Cơ quan báo phải đảm bảo kiểm soát được các hoạt động của các phóng viên khi tác nghiệp tại hiện trường. Đã xảy ra khơng ít trường hợp phóng viên vi phạm pháp luật khi tác nghiệp do tòa soạn khơng kiểm sốt được hoạt động của phóng viên.

- Bản thân người làm báo

Người làm báo cần nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ và phơng văn hóa, xã hội, nhất là kiến thức về luật pháp.

Bản thân người làm báo cần thực hiện đúng quy trình tác nghiệp theo quy định của tòa soạn. Nâng cao đạo đức, phẩm chất của người làm báo, ln thể hiện sự chính trực, trong sáng, vơ tư, không vụ lợi trong công việc.

Đương nhiên, quá trình học tập phải gắn với quá trình lao động cần cù và có phương pháp làm việc một cách hiệu quả, sáng tạo. Nhà báo tự học là là tự mình tìm tịi, nhận thức và vận dụng kiến thức vào những tình huống tác nghiệp cụ thể. Đấy cũng là quá trình nhà báo tự đấu tranh với chính mình để vượt qua những cạm bẫy từ nhiều phía, những thử thách phức tạp, hết sức tinh vi, xảo trá từ những kẻ ác, kẻ xấu ln tìm đủ mọi cách để mua chuộc từng bước và làm thối hóa nhà báo.

2.2.1. Về phía ngƣời làm báo

2.2.1.1. Nguyên nhân chủ quan

- Thiếu bản lĩnh chính trị, thái độ chưa chuẩn mực

Cần thẳng thắn nhìn nhận hành vi, thái độ của một số ít phóng viên, nhà báo cịn chưa chuẩn mực. Do mức độ hiểu biết về pháp luật chưa đầy đủ dẫn tới sai sót, nhất là khi tác nghiệp các sự kiện liên quan đến an ninh, quốc phòng và những vụ án cần bảo vệ hiện trường, xáo trộn dấu vết. Khi ấy, nhà báo được cử đến tác nghiệp phải xuất trình giấy tờ cho lực lượng chức năng biết chứ không nên tùy tiện quay, chụp, đi lại ở những khu vực được bảo vệ, có “biển cấm”. Đó là sự tơn trọng cần thiết đối với người thực thi công vụ và cũng là quy định bắt buộc trong Luật Báo chí.

Thế nhưng, tình trạng phóng viên tác nghiệp vượt quá quyền hạn vẫn đang tồn tại. Đó là một thực tế mà những người làm báo chúng ta phải thừa nhận. Hãy thử đặt câu hỏi, vì sao phóng viên bị hành hung để thấy được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí hội nhà báo việt nam với vấn đề bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo (Trang 49)