Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng thông tin trên báo chí của Hội về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí hội nhà báo việt nam với vấn đề bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo (Trang 101 - 104)

1.1 .Các khái niệm

3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng thông tin trên báo chí của Hội về

Hội về vấn đề bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo

3.2.1. Về nội dung

3.2.1.1. Vấn đề định hướng thông tin:

Việt Nam trong việc bảo vệ quyền hành nghề cho các nhà báo. Trách nhiệm xã hội của báo chí Hội Nhà báo là phải đưa thông tin trung thực, khách quan, chính xác để định hướng dư luận xã hội theo hướng lựa chọn, xử lý thông tin, đưa hay không đưa tin, đưa lúc nào, ở đâu, đưa như thế nào, liều lượng, mức độ đưa tin ra sao… để cả xã hội cùng đồng thuận trong việc bảo vệ người làm báo. Nghĩa vụ công dân đòi hỏi nhà báo không chỉ phải tuân thủ hiến pháp và pháp luật trong hoạt động nghề nghiệp. Nhà báo không được lợi dụng vị thế nghề nghiệp để vi phạm pháp luật, không được tự cho mình quyền làm trái, đứng trên pháp luật. Do đó, trong xử lý thông tin liên quan đến việc bảo vệ các đồng nghiệp, khó nhất là đưa thông tin như thế nào về những vấn đề “nóng” chưa có sự đồng thuận trong xã hội. Đây thường là những vấn đề mới phát sinh, phức tạp, vì vậy có nhiều lời giải khác nhau, chưa dễ phân định đúng, sai.

Đằng sau một quyết định xử phạt hành chính gây tranh cãi, có thể ẩn chứa những lợi ích nhóm, thậm chí lợi ích cá nhân. Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, không phải sự nhân danh nào - có khi rất đàng hoàng, công khai - cũng đều có động cơ trong sáng, vì lợi ích chung của dân tộc, của đất nước. Do đó, khi đưa tin nhà báo phải có trái tim nóng và cái đầu lạnh; Cần bình tĩnh, thận trọng, không vội vàng đưa tin, viết bài khi chưa nắm chắc bản chất của sự kiện. Nôn nóng trong đưa tin, nhiều khi “lợi bất cập hại”, bởi thông tin không đúng bản chất sự kiện có thể gây tác hại khôn lường. Nhà báo cần hết sức trung thực, khách quan, không định kiến, để rộng đường dư luận xã hội. Trước một vấn đề chưa có sự đồng thuận xã hội, nhà báo cần phải thông tin từ nhiều góc độ, nhiều cách tiếp cận, tranh thủ ý kiến chuyên gia, nhất là những chuyên gia có uy tín xã hội. Thêm vào đó, khi gặp cản trở, bị đe dọa trong hoạt động tác nghiệp, hội viên, nhà báo và cơ quan báo chí phải lên tiếng ngay.

điện tử:

Trong kỷ nguyên số và cách mạng công nghiệp 4.0, báo mạng điện tử đã chứng minh được tính vượt trội bởi sức mạnh lan tỏa và tính kết nối không giới hạn, cho thấy tốc độ thông tin nhanh và hữu hiệu của nó hơn bất cứ phương tiện truyền thông đại chúng nào hiện nay.

Tuy vậy, việc có quá nhiều luồng thông tin trong truyền thông xã hội bao gồm có những ý kiến đồng thuận, đóng góp, phản biện, thậm chí là lợi dụng việc bảo vệ nhà báo để kích động, gây bất ổn xã hội... đòi hỏi các kênh thông tin chính thống như báo chí của Hội nhà báo Việt Nam phải nhanh nhẹn, nắm bắt kịp thời dư luận và có định hướng thông tin đúng đắn.

Trong “cuộc đua” giữa báo mạng điện tử và mạng xã hội, báo chí cần đủ mạnh để sàng lọc thông tin, làm cân bằng dòng chảy thông tin đôi lúc rất nhạy cảm trên mạng xã hội. Do đó, báo Nhà báo & Công luận, Tạp chí Người Làm Báo cần quan tâm đúng mức đối với việc xây dựng thông điệp và chiến lược truyền thông về việc bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo thông qua kênh báo chí, nhất là trên báo mạng điện tử.

Trên báo mạng điện tử, với lợi thế về kỹ thuật và không gian thể hiện thông tin, khai thác sử dụng thông tin đồ họa (Infographic), video, clip, phóng sự ảnh sẽ là cách để tác động nhanh nhất và trực tiếp nhất đến công chúng. Một điểm nữa cần phải lưu ý trong xây dựng thông điệp truyền thông đó là thời điểm và tần suất xuất hiện thông điệp. Để người dân có thể biết và hiểu về quyền tác nghiệp báo chí một cách đúng đắn nhất, cần xây dựng thông điệp truyền thông rõ ràng, ngắn gọn, trực tiếp, dễ hiểu thông qua kênh báo mạng điện tử. Điều này đòi hỏi tính chuyên nghiệp của đội ngũ những người làm công tác truyền thông, trong đó có nhà báo, bởi lẽ, rất có thể những thông tin về việc bảo về đồng nghiệp mà báo chí Hội Nhà báo đưa ra sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến dư luận, dẫn tới những phản ứng làm xã hội bất ổn...

phản hồi của giới báo chí cả nước, BBT báo Nhà báo & Công luận, cũng như tạp chí Người Làm Báo cần lắng nghe ý kiến người dân, ý kiến tư vấn góp ý của các chuyên gia, để làm sao tạo được sự đồng thuận xã hội cao nhất khi để nói lên tiếng nói khách quan nhất trong việc bảo vệ nhà báo.

Đây là hai khâu then chốt để hỗ trợ báo chí có thêm uy tín và khả năng thông tin chiều sâu trong định hướng dư luận xã hội.

3.3.1.3. Xây dựng cơ chế phối hợp, liên thông hợp lý, hiệu quả giữa các cơ quan báo chí báo chí của Hội Nhà báo Việt Nam

Sự hợp tác, hỗ trợ giữa các cơ quan báo chí của Hội khi thông tin những vấn đề cụ thể sẽ làm nên hiệu quả tổng hợp, thống nhất và mạnh mẽ trong định hướng dư luận.

3.3.1.3. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nhận thức và năng lực định hướng dư luận xã hội cho đội ngũ cán bộ quản lý, phóng viên

Việc đào tạo thường xuyên, thiết thực và hiệu quả là tạo nên nền tảng bền vững cho công tác định hướng dư luận xã hội của báo chí. Điều này đòi hỏi sự đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất, con người và cơ chế từ các cơ quan quản lý nhà nước, cũng như nỗ lực tự thân của các cơ quan báo chí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí hội nhà báo việt nam với vấn đề bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo (Trang 101 - 104)