Vài nét khái quát về Hội Nhà báo Việt Nam và báo chí thuộc Hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí hội nhà báo việt nam với vấn đề bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo (Trang 42 - 48)

1.1 .Các khái niệm

1.5. Vài nét khái quát về Hội Nhà báo Việt Nam và báo chí thuộc Hội

Hội

1.5.1. Khái quát về Hội Nhà báo Việt Nam

Hội Nhà báo Việt Nam là tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về hội3.

Trải qua 10 kỳ Đại hội, Hội Nhà báo Việt Nam đã đề ra những khẩu hiệu, mục tiêu phấn đấu nhằm đưa nền báo chí cách mạng Việt Nam phát triển, đổi mới theo kịp bước đi của thời đại. Hội Nhà báo Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động có ý nghĩa, thể hiện rõ hơn vai trị của một tổ chức chính trị - xã hội và nghề nghiệp, nâng cao vị thế, hiệu ứng hoạt động, sức lan tỏa của mình. Vai trị, vị thế, chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cấp Hội đã được nâng lên đáng kể.

Luật Báo chí năm 2016 đã được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thơng qua ngày 5/4/2016 và Chủ tịch Nước công bố Luật ngày 29/4/2016, có hiệu lực từ ngày 1/1/2017. Theo điều 8 Luật này,

lần đầu tiên vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Hội được luật hóa một cách đầy đủ, cụ thể nhất từ trước tới nay. Quán triệt Luật Báo chí 2016, tháng 7/2016 Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức Hội nghị toàn quốc đồng thời lấy ý kiến xây dựng Quy định Đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam. Một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong tồn quốc của giới báo chí do Hội Nhà báo các cấp trực tiếp triển khai đã thúc đẩy q trình hồn thiện và giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội thống nhất ban hành 10 điều Quy định

Đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam vào tháng 12/2016.

Hội ngày càng chủ động hơn trong việc tham gia, góp ý xây dựng cơ chế chính sách đối với báo chí, đặc biệt cơng tác chỉ đạo điều hành, cơng tác tổ chức Hội, công tác nghiệp vụ, công tác kiểm tra, hoạt động đối ngoại, hoạt động của các cơ quan báo chí của Hội, hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho hội viên, hoạt động xây dựng Đề án Bảo tàng Báo chí Việt Nam, tổ chức Hội báo Toàn quốc năm 2010 và 2017, xây dựng Cổng thông tin điện tử của Hội và một số hoạt động xã hội, từ thiện khác do Hội tổ chức... là những hoạt động tiêu biểu, khởi sắc, đạt nhiều kết quả tốt trong hoạt động Hội những năm gần đây, góp phần làm tăng cường vị thế và nâng cao uy tín, chất lượng hoạt động Hội .

1.5.2. Hệ thống báo chí thuộc Hội

1.5.2.1. Báo Nhà báo và Công luận

Báo Nhà báo và Công luận là cơ quan ngôn luận của Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam, phát hành thứ 5 hàng tuần. Tia-ra phát hành: 5000 - 8000 bản/số, có bán trên tồn quốc. Đến nay sau 18 năm xây dựng và trưởng thành, báo NB&CL đang ngày càng phát triển và khẳng định được thương hiệu trong hệ thống báo chí nước ta.

Ngày 24/3/2011, Lãnh đạo Hội Nhà báo đã có Quyết định số 11/QĐ- HNBVN phê chuẩn ngày 10/7 hàng năm là ngày truyền thống của Báo Nhà báo& Công luận. Đến nay, NB&CL đã được 23 năm (10/7/1996 - 10/7/2019).

Việc đặt tên báo “Nhà báo & Công luận” là quyết định tập thể của Thường vụ Hội sau nhiều lần bàn bạc. Thoạt tiên, có ý kiến nên đặt tên báo là “Công luận” cho gọn. Tuy nhiên, cơng luận hình thành và trở thành sức mạnh xã hội là cơng lao của tồn bộ hệ thống báo chí Việt Nam, do vậy tên tờ báo của Hội nên có từ tố khẳng định trách nhiệm của giới báo chí với cơng chúng. Tên gọi “Nhà báo và Công luận” đáp ứng phần nào những yêu cầu ấy.

Trong 23 năm xây dựng và trưởng thành, Báo NB&CL luận đồng hành cùng sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước, cùng sự nghiệp cải cách và phát triển nền Báo chí Cách mạng Việt Nam. Với tiêu chí phản ánh chính xác đời sống báo chí của cả nước, đồng thời, bắc nhịp cầu tin cậy giữa bạn đọc với các cơ quan chức năng, góp phần phản biện và hồn thiện chính sách và thể chế, vừa giúp bạn đọc nâng cao tri thức báo chí vừa tạo nên sự đồng thuận cao trong xã hội đối với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Báo NB&CL luận có 1 ấn phẩm báo in là NB&CL phát hành thứ 5 hàng tuần và Báo điện tử congluan.vn. Trong đó, với báo in số lượng tia - ra trên mỗi số trung bình từ 5000 -8000 bản/số, có mặt tại các cơ quan đơn vị của các Hội Nhà báo địa phương và các Liên, chi Hội Nhà báo và thông qua hệ thống phát hành báo chí Trung ương. Đội ngũ phóng viên hiện nay chính thức là khoảng 70 phóng viên, có các văn phịng đại diện tại 3 miền Bắc, Trung, Nam cùng hệ thống cộng tác viên đông đảo trong cả nước.

Với đối tượng độc giả đa dạng nên tiêu chí nội dung của tờ báo được định hình ở 3 mảng rõ rệt, gồm: 1- Mảng thời sự chính trị - Kinh tế - Văn hóa - Xã hội nổi bật đáng quan tâm với những vấn đề nóng theo từng tuần; 2 - Mảng thơng tin chun sâu thiết thực, phong phú, bổ ích về hoạt động báo chí trong nước và quốc tế; 3 - Mảng thông tin về công tác Hội.

1.5.2.2. Tạp chí Người Làm Báo

Tạp chí Người Làm Báo là cơ quan lý luận và nghiệp vụ của Hội Nhà báo Việt Nam, được thành lập ngày 18/9/1984. Từ tháng 6/2008, Tạp chí

Người Làm Báo xuất bản bộ mới, đổi mới tồn diện về nội dung và hình thức được lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí, các cấp Hội và cơ quan báo chí, nhà báo - hội viên ghi nhận, đánh giá cao. Bên cạnh đó, Tạp chí thường xun bám sát, tích cực thơng tin, phản ánh hoạt động của các cấp Hội Nhà báo trong cả nước, nhằm nâng cao vai trò và chất lượng hoạt động Hội.

Hiện nay Tạp chí Người Làm Báo có 2 ấn phẩm là Tạp chí in và Tạp chí điện tử. Các chuyên đề trên Tạp chí in tổ chức bài bản công phu, mời các đồng chí lãnh đạo cấp bộ, ban, ngành, các nhà quản lý chuyên ngành, các giáo sư, tiến sĩ, giảng viên - cán bộ giảng dạy báo chí… tham gia viết bài, thẳng thắn trao đổi, bàn luận, phản biện từ đó làm rõ được những nguyên nhân bất cập trong hoạt động tác nghiệp nói riêng cũng như đời sống báo chí nói chung và đề ra các giải pháp thiết thực để cung cấp, hỗ trợ kịp thời cho bạn đọc - các nhà báo, hội viên.

Tạp chí điện tử phát triển ổn định, phản ánh nhanh, kịp thời những hoạt động của Hội, nội dung cập nhật phong phú, đa dạng, chuyên nghiệp. Các chuyên mục trên Tạp chí bám sát mục đích tơn chỉ, tiếp tục đổi mới nội dung và hình thức. Các chuyên mục đều đăng tải nhiều bài viết mang tính lý luận nghiệp vụ chuyên sâu, đồng thời nỗ lực tiếp cận các vấn đề thực tiễn gắn liền với đời sống báo chí, được bạn đọc và hội viên đánh giá cao.

Có thể khẳng định nội dung tin bài, các chuyên mục của Tạp chí Người Làm Báo ngày càng phong phú, hấp dẫn, tính tư tưởng, tính giáo dục, tính định hướng dư luận xã hội cao, đã góp phần nâng lên chất lượng của Tạp chí. Bên cạnh những hoạt động nghiệp vụ, Tạp chí cịn thường xun tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo nghiệp vụ tại các địa phương, tổ chức giải báo chí có sức lan tỏa sâu rộng và có ý nghĩa tích cực trong đời sống báo chí và xã hội. Tạp chí Người làm báo cịn hướng tới ơng tác xã hội, từ thiện và các hoạt động xã hội khác.

1.5.2.3. Báo chí các cấp Hội Nhà báo địa phương

Ngoài cấp Trung ương, hiện nay cả nước có 63 Hội Nhà báo địa phương. Mỗi cấp Hội Nhà báo địa phương đều có các ấn phẩm chuyên biệt dành riêng cho người làm báo (Người Làm Báo Hịa Bình, Người Làm Báo Hải Dương, Người Làm Báo Cao Bằng, Người Làm Báo Lạng Sơn…). Ngoài ra, các báo, đài tại địa phương (Báo Thái Nguyên, Đài PTTH Bắc Giang, Đài PTTH Hưng Yên…) cũng có mối liên hệ rất chặt chẽ với các cấp Hội Nhà báo trong việc thông tin, phản ánh về hoạt động của Hội Nhà báo nói chung, lên tiếng kịp thời để bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo.

Những cánh tay nối dài ấy sẽ tạo nên sức mạnh cộng hưởng, mang lại hiệu quả thiết thực, vừa nâng cao nghiệp vụ báo chí phục vụ cho công việc chuyên môn, rèn luyện đạo đức, vừa bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của hội viên – nhà báo. Từ đó, góp phần củng cố và nâng cao vị thế, chất lượng hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ðảng đối với báo chí, truyền thơng trong tình hình mới, pháp luật là phương tiện đảm bảo cho tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước đối với báo chí tiến hành thống nhất nhưng có sự phân cơng và phối hợp chặt chẽ, ngăn chặn sự lạm quyền đảm bảo cho quản lý nhà nước về báo chí có hiệu lực và hiệu quả.

Thực tiễn quản lý nhà nước đối với báo chí ở Việt Nam cho thấy, các văn bản pháp luật của Nhà nước về báo chí được ban hành trên cơ sở đường lối, chính sách báo chí của Đảng. Ở mỗi giai đoạn, quan điểm, chính sách báo chí của Đảng đều có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ mới, nên vấn đề bảo vệ nhà báo cũng được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với quan điểm, chính sách của Đảng. Vì vậy, trong q trình xây dựng, hồn thiện quyền hành nghề hợp pháp của báo chí ở Việt Nam, cần phải nắm vững, quán triệt các chủ trương, chính sách về báo chí của Đảng, sống, làm

việc theo Hiến pháp và pháp luật. Sự am hiểu chủ trương, chính sách, pháp luật là đặc biệt cần thiết và quan trọng.

CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BÁO CHÍ HỘI NHÀ BÁO VIỆT NAM VỚI VẤN ĐỀ THÔNG TIN BẢO VỆ QUYỀN HÀNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí hội nhà báo việt nam với vấn đề bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo (Trang 42 - 48)