Thực trạng thông tin về vấn đề bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí hội nhà báo việt nam với vấn đề bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo (Trang 71 - 74)

1.1 .Các khái niệm

2.3. Thực trạng thông tin về vấn đề bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà

pháp của nhà báo trên báo chí Hội Nhà báo Việt Nam

2.3.1. Về hình thức truyền tải thơng tin

2.3.1.1. Ƣu đểm:

- Các thể loại được sử dụng trên báo chí Hội Nhà báo rất phong phú

+ Từ tin, bài phản ánh, phóng sự, phỏng vấn, ảnh…Với sự đa dạng này giúp tạo nên bức tranh sinh động và hấp dẫn. Mỗi thể loại đều có những yêu cầu riêng và thực hiện những nhiệm vụ thông tin khác nhau nhưng cơ bản là hỗ trợ, kết hợp hài hòa giúp cho chuyên trang đẹp mắt, thu hút độc giả.

Có thể nhận thấy cách đặt tít rất được coi trọng trên bình diện chung của tờ báo của Hội. Nhiều bài nghe tít bài đã rất hào hứng để đọc, chẳng hạn như bài phỏng vấn nhà báo Nguyễn Như Phong – Tổng Biên tập báo Năng lượng Mới với tít “Tơi khơng muốn làm một ông quan báo”; phỏng vấn nhà

báo Nguyễn Thành Phong – Tổng Biên tập báo Lao động và Xã hội với tít “Tổng Biên tập phải vừa chạy… vừa ngó nghiêng”; hay bài viết về NSNA

Nguyễn Bá Thước với tít “Người suốt đời dấn thân và đắm đuối với nghề”;

chuyên đề về nghề thư ký tịa soạn với tít “Thư ký tịa soạn như người đi trên

dây”; bài viết “Chủ tịch Phan Quang – người về tầm nhìn ở lại”; bài viết về

nhà báo Hữu Thọ với tít “Muốn chạm tay vào sự trung thực phải biết hy

sinh”; Phỏng vấn nhà báo Nguyễn Hồng Việt với tít bài “Tờ báo nào cũng có thể “khai hoang” đất mới… Tít bài được đánh giá là điểm thu hút độc giả nhất khi bắt đầu mở đến trang báo. Và do vậy, báo chí của Hội đã phần nào có những dấu ấn ban đầu khi đầu tư chỉn chu trong việc giật tít phù hợp, hấp dẫn.

Bên cạnh đó, sapo của bài báo cũng được “gọt giũa” khá tỉ mỉ và cẩn trọng nên nhiều bài viết trong chun trang đã có được cảm tình của độc giả ngay từ đầu.

+ Ngôn ngữ sinh động, linh hoạt

Với “gu” của một chuyên trang “mở” và mang tiêu chí linh hoạt, khơng gị bó khn mẫu đã tạo nên cho một lối ngôn ngữ khá mềm mại và sinh động. Ngôn ngữ này đã tạo sức hút đối với công chúng và cũng tạo hiệu quả thông tin hữu hiệu cho mỗi tác phẩm. Trong những bài viết, văn phong không một màu mà đa dạng, hài hòa và được đầu tư khá kĩ càng trong lối viết.

2.3.1.2. Hạn chế về hình thức

+ Cách thể hiện còn theo lối mòn

Mặc dù mục đích của trang Nghề báo là thơng tin chun sâu nhằm cung cấp cho bạn đọc cái nhìn tồn diện, xun suốt về diện mạo và sự phát triển của nền báo chí nước nhà. Nhưng do chun trang ít phóng viên, chỉ có 1 người phụ trách và khoảng 2, 3 cây viết công tác không thường xuyên nên không thể tránh những khuôn mẫu, công thức nhất định trong cơ cấu, cách thức tổ chức thông tin. Mặc dù

mỗi chủ đề là một sự kiện, đề tài khác nhau, nhưng việc dập khuôn theo cách thức tổ chức thơng tin như vậy cũng khó tạo ra sự mới lạ, đột phá, tạo sức cuốn hút bạn đọc.

+ Thơng tin chưa thật “đắt”, cịn thiếu chun mục

Vấn đề chia các chuyên mục trong chuyên trang thực sự chưa được đầu tư và chưa mang tính ổn định (đa số trang nghề báo được sắp xếp ở trang 12 nhưng có những tuần lại ở vị trí số 10, hoặc 8…). Chuyên trang được bố trí tùy hứng, tùy điều kiện nên chất lượng hiệu quả chưa thật cao.

Các chủ đề, vấn đề được chọn dù khá thời sự, nhưng đôi khi chưa đủ “đắt”, chưa đặc sắc. Một vấn đề khác, việc tổ chức thông tin dưới các thể loại khác nhau, nhân vật khác nhau nhưng đôi khi bị trùng lặp, bàn cùng một vấn đề. Hơn thế, các thơng tin lại khơng được bố trí theo hệ thống, đơi khi cịn bị động nên gây khó khăn cho độc giả khi tiếp nhận thông tin.

+ Một số tồn tại trong trình bày

Theo đánh giá của nhiều độc giả và đồng nghiệp, trang Nghề báo đã được trình bày thoáng, dễ theo dõi. Dẫu vậy, vẫn còn khá nhiều bài quá dài, có những trang vẫn đặc chữ. Nhiều bài viết dài, dàn trải. Xu hướng viết dài, tràn cả trang đã tạo ra hạn chế trong hình thức của chuyên trang.

Rất nhiều bài phỏng vấn được trình bày cả một trang mà chỉ có duy nhất một tấm ảnh minh họa về nhân vật. Nhiều bài khá dài, khơ cứng, hơi khó đọc. Các bài viết thường khơng có các box, chưa sử dụng kênh đồ họa nhiều nên còn khá nặng.

2.3.2. Về nội dung truyền tải thông tin

- Thông tin chuẩn xác đúng định hướng

Đây là u cầu có tính ngun tắc. Có thể thấy, các cơ quan báo chí của Hội đã thơng tin kịp thời, đầy đủ, chính xác các vấn đềliên quan đến bảo vệ quyền hành nghề của nhà báo.

Chỉ rõ trong hoạt động tác nghiệp, nhất là các vấn đề “nóng”, “nhạy cảm”, các nhà báo cần tuân thủ những nguyên tắc đạo đức gì và cần có những kĩ năng gì? Từ góc độ pháp lý, các quy định về bảo vệ nhà báo hành nghề hợp

pháp được ban hành đã đầy đủ? Những quy định này được thực thi thế nào, hiệu quả ra sao?

- Phân tích và làm rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhà báo bị hành hung, đánh đập và bị cản trở khi tác nghiệp

Những vấn đề cấp thiết được báo chí thơng tin nhưng khơng được các cơ quan chức năng xử lý triệt để; Những kinh nghiệm, bài học nghiệp vụ rút ra trong tác nghiệp; trách nhiệm của Hội Nhà báo, các nhà quản lý báo chí khi nhà báo bị hành hung, cản trở...

- Những vấn đề còn tồn tại của cơ chế, chính sách hạn chế vai trị, nhiệm vụ của báo chí, của nhà báo

Các biện pháp để từng bước nâng cao nhận thức của xã hội cũng như hoàn thiện khung pháp lý, để xây dựng môi trường pháp lý, môi trường tác nghiệp an toàn cho nhà báo để báo chí – truyền thơng ngày càng phát triển lành mạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí hội nhà báo việt nam với vấn đề bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo (Trang 71 - 74)