Đánh giá ƣu điểm và hạn chế của thông tin về vấn đề bảo vệ quyền hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí hội nhà báo việt nam với vấn đề bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo (Trang 74 - 84)

1.1 .Các khái niệm

2.4. Đánh giá ƣu điểm và hạn chế của thông tin về vấn đề bảo vệ quyền hành

quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo trên báo chí của Hội

2.4.1. Báo Nhà báo và Cơng luận

Trong 5 năm qua (2013-2018), với đặc thù là cơ quan ngôn luận của Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam, Báo NB&CL đã có nhiều nội dung phong phú từ việc kịp thời đưa thông tin, đến phản ánh ý kiến của các nhà báo bị cản trở tác nghiệp hay bị tấn công, hành hung, làm rõ quan niệm, thao tác và kỹ năng “bếp núc” để tự bảo vệ mình và bảo vệ sự chân xác của thơng tin; bản lĩnh và đạo đức cá nhân của nhà báo khi vào “vùng xung đột” nguy hiểm. Bên cạnh đó, với sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo tòa soạn; các tác phẩm của báo NB&CL đã khẳng định rõ vai trò của tổ chức Hội nghề nghiệp, của các cơ quan chức năng bảo vệ nhà báo trước sự cản trở, tấn công khi thi hành nhiệm vụ... Đó là những chủ đề ln nóng trong q trình tác nghiệp của các PV báo NB&CL.

Kênh thơng tin này giúp cho phóng viên, cơ quan báo chí cập nhật nhanh nhất, đầy đủ nhất về những hành vi hành hung nhà báo, làm cơ sở và để Hội Nhà báo Việt Nam có căn cứ tác động, can thiệp. Có thể thấy rằng, các nhóm chủ đề được phản ánh và thông tin trên cả báo in và báo điện tử trong 5 năm 2013 -2018 đều là những thông tin thời sự nóng hổi, quan trọng và cần thiết đối với việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng tác nghiệp và trình độ nghiệp vụ với mỗi người làm báo, giúp công chúng hiểu rõ hơn việc cần thiết phải bảo vệ phóng viên cũng như bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo.

Nhóm chủ đề chính để bảo vệ nhà báo tập trung chủ yếu trên hai chuyên mục Diễn đàn và Nghề báo, các vấn đề xoay quanh các kinh nghiệm tác

nghiệp thực tiễn tại các “điểm nóng”, tin tức hoạt động nghề nghiệp, chia sẻ của các đồng nghiệp, các cơ quan chức năng khi xảy ra việc hành hung nhà báo cũng như đăng tải các văn bản, chính sách của Hội Nhà báo Việt Nam trong việc lên tiếng bảo vệ quyền hành nghề chính đáng của nhà báo. Các câu hỏi: Làm thế nào để bảo vệ nhà báo khi tác nghiệp? Giải pháp nào để tiếp thêm niềm tin và sức mạnh cho nhà báo để họ tiếp tục nuôi dưỡng nhiệt huyết và dấn thân kiên quyết đấu tranh chống tiêu cực vì một xã hội trong sạch và phát triển bền vững. Với nhà báo tác nghiệp “điểm nóng”, cánh cửa nào sẽ mở ra ở phía an tồn cho họ, mỗi khi quyết định dấn thân? Luôn là những bài tốn cấp thiết được đội ngũ phóng PV, BTV và lãnh đạo báo NB&CL trăn trở tìm lời giải.

Các thể loại được sử dụng trên các chuyên trang này cũng rất phong phú: tin, bài phản ánh, phóng sự, phỏng vấn, ảnh…Với sự đa dạng này giúp các bài viết sinh động, hấp dẫn có sức lan tỏa cao. Mỗi thể loại đều có những yêu cầu riêng và thực hiện những nhiệm vụ thông tin khác nhau nhưng cơ bản là hỗ trợ, kết hợp hài hòa giúp cho chuyên trang đẹp mắt, thu hút độc giả, góp phần hồn thiện hành lang pháp lý bảo vệ nhà báo tác nghiệp đúng pháp luật trong các “tình huống nóng”.

Bảng 2.1. Thống kê thể loại sử dụng trên trang Diễn đàn và Nghề báo từ năm 2013- 2018. Thể loại Số lượng Tỷ lệ (%) Tin 12 8 Bài phỏng vấn 45 30 Phóng sự, bài phản ánh 30 20 Ảnh 63 42 Tổng 150 100 - Ưu điểm:

Theo số liệu thống kê của người viết, chỉ trong 5 năm (2013-2018) báo BN&CL đã có tới 181 tin, bài liên quan đến việc bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo. Với việc cung cấp lượng thông tin lớn, rất đa dạng như trên, trang Diễn đàn và Nghề báo đã cơ bản hồn thành mục tiêu, định hướng, vai trị, nhiệm vụ trong cơ cấu của một chuyên trang chuyên sâu về nghề báo, nhà báo và phản ánh rõ nét đời sống báo chí nước nhà.

Qua việc thống kê tỷ lệ các nhóm chủ đề thì các vấn đề xoay quanh các kinh nghiệm tác nghiệp, chân dung người làm báo chiếm tỷ lệ cao hơn; tin tức hoạt động nghề nghiệp, các văn bản, chính sách có phần ít hơn. Điều này là do chủ trương của BBT và cũng phù hợp với thực tiễn đời sống báo chí. Báo NB&CL là tờ tuần báo tiên phong trong việc bảo vệ quyền hành nghề, thông tin trên chuyên trang chủ yếu đi vào chiều sâu, câu chuyện hậu trường nghề nghiệp cũng như những vấn đề “nóng” của nghề báo.

phóng sự, bình luận và phỏng vấn với ngôn ngữ gần gũi, sắc bén đã giúp nhiều chuyên đề trên thực tế thu hút được sự quan tâm của độc giả, góp phần nâng cao nhân thức và trách nhiệm của cộng đồng cũng như toàn xã hội trong việc bảo vệ nhà báo. Các bài viết tiêu biểu trên báo NB&CL trong thời gian qua có thể kể đến: “Bảo vệ nhà báo: Thiếu một chế tài thật sự nghiêm khắc?” (số ra ngày 25/11/2016) của tác giả Hà Hồng Sâm; “Cánh cửa nào mở ra phía an toàn?” (số ra ngày 14/6/2018) của tác giả Khánh An; “Cần cơ chế đủ mạnh để bảo vệ nhà báo” (số ra ngày 14/6/2018) của tác giả Hà Vân; loạt bài: “Không bao giờ để phóng viên phải hối tiếc khi điều tra tiêu cực” (số ra ngày 15/6/2018) của tác giả Hà Vân; “Không xử lý nghiêm minh việc cản trở báo chí thì sẽ khó có một nền báo chí chân chính” (số ra ngày 16/8/2018) của tác giả Tiến Toàn…

Trong bài viết “Cánh cửa nào mở ra phía an tồn?” đăng trên tuần báo NB&CL số ra ngày 14/6/2018, tác giả Khánh An đã chỉ ra những hạn chế của khơng ít phóng viên, nhà báo do không nắm rõ Luật Báo chí, các quy định pháp luật để áp dụng khi cần thiết hay có những sai sót nghiệp vụ, mắc lỗi khi tác nghiệp.

Theo nhà báo Khánh An, nếu như việc hoàn thiện hệ thống pháp luật là cách “bảo vệ từ xa” cho người làm báo thì việc tăng cường bồi dưỡng kiến thức pháp luật (không chỉ là pháp luật chun ngành về báo chí mà cịn ở lĩnh vực nhà báo được phân công theo dõi) là một biện pháp tự bảo vệ mình của chính các phóng viên và cơ quan báo chí trước nguy cơ bị đe dọa từ con người và pháp luật.

Tác giả bài viết “Cánh cửa nào mở ra phía an tồn?” cho rằng, hiện nay, phóng viên đặc biệt là những phóng viên trẻ đang thiếu hụt các kỹ năng và kiến thức nền tảng để có thể đảm bảo tác nghiệp an toàn. Chất lượng các chương trình đào tạo phóng viên từ các trường báo chí chính quy chưa hồn tồn đáp ứng được u cầu về chun mơn nghề nghiệp đối với những người

hành nghề báo chí. Kết quả là phóng viên rơi vào “bẫy kép” - tác nghiệp dưới chuẩn và gia tăng nguy cơ bị cản trở, bị tấn cơng. Bởi vì nói đến hành hung là nói đến một vấn đề hết sức phức tạp. Nói đến hành hung là nói đến các đối tượng mà chúng ta tiếp cận để phỏng vấn, để ghi chép thông tin mà chúng ta không thể đảm bảo được an tồn cho mình, và chúng ta phải có sự chuẩn bị cho mình. Thêm vào đó, khi gặp cản trở, bị đe dọa trong hoạt động tác nghiệp, hội viên, nhà báo và cơ quan báo chí phải lên tiếng ngay. Bởi việc nhà báo bị hành hung, cản trở đồng nghĩa với việc thông tin không được công khai, nhiều góc tối, nhiều tiêu cực đã bị che lấp.

Trong bài phỏng vấn “Cần cơ chế đủ mạnh để bảo vệ nhà báo” (số ra ngày 14/6/2018), tác giả Hà Vân đã có cuộc trị chuyện cởi mở với TS Mai Đức Lộc - Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam xung quanh câu chuyện xây dựng cơ chế để bảo vệ người làm báo. TS Mai Đức Lộc cho rằng, sự phát triển nhiều mặt của đời sống xã hội, bên cạnh mặt tích cực, có những mặt khơng tích cực và trong q trình ấy, sự ngăn cản, thậm chí là sự nguy hiểm trong tác nghiệp của người làm báo chưa bao giờ xuất hiện nhiều như hiện nay. Hệ thống pháp luật, các cơ chế bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người làm báo, tuy được ban hành khá nhiều nhưng vẫn cần sự bổ sung để hoàn thiện, phù hợp với tình hình.

- Hạn chế:

Kết quả khảo sát trên báo NB&CL cũng cho thấy, đa số các bài viết chỉ ra rằng, một Hội chính trị, xã hội, nghề nghiệp quan trọng, có vị thế lớn và uy tín như Hội Nhà báo rất cần phải có tiếng nói mạnh mẽ hơn, nhanh chóng hơn nữa chứ không chỉ chờ xác minh, thông qua cơ chế văn bản.

Hơn nữa, những hành vi cản trở tác nghiệp báo chí rất đa dạng và tinh vi, phóng viên đơi khi khơng thể có bằng chứng cụ thể, xác tín nên khơng phải tất cả các vụ việc cản trở, hành hung đều được BBT cho lên mặt báo được, do đó việc phản ánh qua kênh báo chí này vẫn chưa phát huy hết được vai trị là

cơ quan ngơn luận. Cũng một phần do chưa có cơ chế phối hợp, nhân lực chuyên xử lý “tin nóng” cịn yếu và thiếu.

Kết cấu tin, bài còn mất cân đối. Thể loại thơng tin phản ánh cịn chiếm số lượng lớn với 141 bài (chiếm 77,9%), các bài phân tích, bình luận cịn chiếm số lượng khiêm tốn trong tổng lượng tin, bài được khảo sát 27 (chiếm 14,9 %). Còn thiếu vắng các bài viết mang tính lý giải, phản biện sắc sảo (chỉ có 13 bài, chiếm 7,2 %).

2.4.2. Tạp chí Người Làm Báo

Với vai trò là cơ quan lý luận, nghiệp vụ của Hội Nhà báo Việt Nam, Tạp chí Người Làm Báo đã tổ chức nhiều tọa đàm, hội thảo và các bài nghiên cứu, phản ánh sâu sắc sự việc các nhà bảo bị tấn công và cách thức bảo vệ nhà báo.

Theo khảo sát của người viết, trong 5 năm (2013 – 2018), tạp chí đã đăng tải 55 tin, bài của các nhà báo, các nhà quản lý báo chí, lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cấp Hội Nhà báo và các nhà khoa học, làm sáng tỏ một số vấn đề về cơ sở pháp lý trong việc bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo; Khó khăn nhà báo gặp phải khi bị cản trở hành hung? Kinh nghiệm tác nghiệp tại điểm nóng qua một số tình huống cụ thể? Một số kỹ năng tác nghiệp trong hoạt động điều tra? và cách xử lý của tịa soạn trong trường hợp phóng viên bị hành hung?...

Một số bài viết đã đề xuất cách thức xây dựng quy trình tác nghiệp, quy tắc ứng xử của người làm báo, ngăn ngừa những hành vi xâm phạm tự do thân thể, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của nhà báo, cản trở hoạt động báo chí đúng pháp luật. Tuy nhiên, nhiều bài viết cũng tỏ rõ trăn trở khi việc ban hành khá đầy đủ các quy định về bảo vệ nhà báo hành nghề hợp pháp, song những quy định này chưa được thực thi một cách hiệu quả, đầy đủ và nghiêm minh.

Liên quan đến hoạt động của các cơ quan báo chí địa phương, một số bài viết cho rằng, cần xây dựng một đội ngũ tư vấn pháp luật là những luật sư,

những người công tác trong các cơ quan bảo vệ và thi hành pháp luật để tư vấn cho Ban Biên tập, cán bộ, phóng viên một số tình huống có thể vi phạm luật trong quá trình tác nghiệp; tư vấn cách thức phòng tránh khi bị hành hung... Thực tế cho thấy, đã xảy ra khơng ít trường hợp phóng viên vì muốn có những chi tiết đắt trong phóng sự đã sử dụng những “biện pháp nghiệp vụ” vi phạm pháp luật mà họ không biết.

Trong bài viết “Quyền tự bảo vệ của nhà báo” đăng ngày 18/4/2018 trên Tạp chí Người Làm Báo, tác giả Phạm Ngọc Thơng nhấn mạnh, nhà báo có thể tự bảo vệ mình khi tiến hành hoạt động nghiệp vụ thu thập thông tin phục vụ cho công tác chuyên môn do lãnh đạo các tịa soạn phân cơng. Q trình tự bảo vệ đó có thể được chia ra thành 3 giai đoạn của quá trình tác nghiệp (chuẩn bị cho quá trình tác nghiệp, tác nghiệp tại hiện trường và khi gặp tình huống bị cản trở tác nghiệp). Bên cạnh đó, mỗi nhà báo cũng cần phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện về mọi mặt và không ngừng nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng tác nghiệp để bớt đi những tổn thất về tinh thần và vật chất khi hoạt động nghiệp vụ nhằm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng và nhân dân giao cho.

Đặc biệt, ngày 8/8/2017, Tạp chí Người Làm Báo đã tổ chức Hội thảo “Bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo”, với sự tham gia đóng góp ý kiến của các cơ quan thơng tấn báo chí lớn trên tồn quốc, các nhà báo có uy tín và một số chun gia đầu ngành thuộc các lĩnh vực. Các ý kiến tại hội thảo đều đồng thuận cho rằng, nhà báo đang tác nghiệp công khai là người thực thi công vụ; và tiền lệ vận dụng pháp luật của các cơ quan tư pháp khi xử lý các vụ hành hung nhà báo theo tội danh cố ý gây thương tích (Điều 104 Bộ Luật Hình sự) trong đó thương tích đến 11% mới khởi tố là chưa thỏa đáng, gây thiệt thòi kéo dài cho các nhà báo.

Các ý kiến đã đi đến thống nhất nhận định, việc xét xử lại chưa quyết liệt, triệt để đã phần nào làm giảm đi tính cơng bằng, nghiêm minh của pháp luật, tình hình cản trở, hành hung phóng viên khi tác nghiệp chưa được cải

thiện. Thông tin về việc điều tra, xét xử chưa được quan tâm đúng mức, nhiều vụ dư luận nói chung và bản thân phóng viên, cơ quan báo chí khơng biết đã xử lý đến đâu, kết quả thế nào, dẫn đến tâm lý hồi nghi về tính khách quan, minh bạch trong q trình xử lý của cơ quan tư pháp.

- Ưu điểm:

Các bài viết đăng trên Tạp chí thể hiện văn phong trong sáng, mạch lạc, khúc triết, được trình bày một cách thống nhất, chủ đề về vấn đề bảo vệ quyền hành nghề của nhà báo phong phú, nội dung thông tin đa dạng tạo nên bức tranh khá rõ nét về tình trạng.... Tất cả bài viết đều có sức thuyết phục cao, mang tính chuyên sâu, các tài liệu dẫn chứng trong bài viết đều được liệt kê đầy đủ và chính xác trong phần tài liệu tham khảo.

Việc sử dụng đa dạng, hiệu quả các thể loại chuyên luận, bình luận để làm sáng tỏ những vấn đề còn nhiều tranh cãi trong thực tiễn tác nghiệp báo chí và tạo nên sự thành cơng cho mỗi chuyên mục cũng như từng tác phẩm trên Tạp chí.

- Hạn chế:

Về đội ngũ cán bộ, phóng viên Tạp chí Người Làm Báo, tuy đã được nâng lên về số lượng và chất lượng song đội ngũ phóng viên, biên tập viên còn quá mỏng, lại trẻ nên còn thiếu kinh nghiệm thực tế; vẫn còn thiếu những nhà báo giỏi, những ngòi bút sắc bén. Cịn những bất cập trong quy trình biên tập, duyệt bài do đó chưa thể ánh kịp, chân thực hơi thở đời sống báo chí. Ở một khía cạnh, góc độ nào đó, có thể nói rằng, đó cịn là sự lãng phí một kênh thơng tin bổ ích, hấp dẫn, có tính định hướng cao, vì sản phẩm chưa thể đến được với đơng đảo bạn đọc trong cả nước.

Bên cạnh đó, Tạp chí cũng chưa có nhiều chun đề dài kỳ, chuyên biệt về tình trạng nhà báo bị hành hung. Các bài viết nặng về thông tin khoa học nhiều khi khô khan, khiên cưỡng gây khó khăn cho việc tiếp nhận của độc giả. Một số bài viết theo lối mòn cũ, nặng về liệt kê số liệu, chưa tạo được sự

tương tác với độc giả, thiếu những bài bình luận sắc sảo, đi sâu lý giải nguyên nhân và đề xuất các biện pháp giải quyết hiệu quả trên thực tế. Điều này là do

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí hội nhà báo việt nam với vấn đề bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo (Trang 74 - 84)