Nguyên nhân của hành vi xâm phạm, cản trở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí hội nhà báo việt nam với vấn đề bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo (Trang 56 - 71)

1.1 .Các khái niệm

2.2. Nguyên nhân của hành vi xâm phạm, cản trở

2.2.1. Về phía ngƣời làm báo

2.2.1.1. Nguyên nhân chủ quan

- Thiếu bản lĩnh chính trị, thái độ chưa chuẩn mực

Cần thẳng thắn nhìn nhận hành vi, thái độ của một số ít phóng viên, nhà báo cịn chưa chuẩn mực. Do mức độ hiểu biết về pháp luật chưa đầy đủ dẫn tới sai sót, nhất là khi tác nghiệp các sự kiện liên quan đến an ninh, quốc phòng và những vụ án cần bảo vệ hiện trường, xáo trộn dấu vết. Khi ấy, nhà báo được cử đến tác nghiệp phải xuất trình giấy tờ cho lực lượng chức năng biết chứ không nên tùy tiện quay, chụp, đi lại ở những khu vực được bảo vệ, có “biển cấm”. Đó là sự tơn trọng cần thiết đối với người thực thi công vụ và cũng là quy định bắt buộc trong Luật Báo chí.

Thế nhưng, tình trạng phóng viên tác nghiệp vượt quá quyền hạn vẫn đang tồn tại. Đó là một thực tế mà những người làm báo chúng ta phải thừa nhận. Hãy thử đặt câu hỏi, vì sao phóng viên bị hành hung để thấy được rằng khơng hẳn phóng viên đã hồn tồn đúng (trừ những trường hợp thuê cơn đồ trả thù, đánh đập nhà báo vì lý do cá nhân).

- Khơng nắm rõ quy trình tác nghiệp, thiếu kinh nghiệm thực tiễn khi tác nghiệp tại điểm “nóng”

Thực tế phản ánh, “thiếu kỹ năng làm việc” là một vấn đề khá nghiêm trọng ở nhiều phóng viên, nhà báo Việt Nam hiện nay. Đó khơng chỉ đơn giản là khơng biết cách trình bày nguyện vọng, đặt vấn đề phỏng vấn… khi liên hệ trước qua điện thoại hoặc khi gặp trực tiếp đối tượng tại hiện trường mà “thiếu kỹ năng” sẽ dẫn đến “mất uy tín”, “mất quan hệ”. Khi phóng viên, nhà báo đã mất uy tín thì việc liên hệ tác nghiệp càng khó khăn hơn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dân đến hiện tượng nhà báo bị hành hung ngày

càng gia tăng4

.

Khơng nắm rõ quy trình tác nghiệp, thiếu kiến thức chuyên ngành cũng như kinh nghiệm thực tiễn để hành xử một cách chuyên nghiệp là những nguyên nhân được nhắc tới nhiều khi các sự việc đáng tiếc xảy ra. Nhiều phóng viên, thậm chí nhà báo thiếu đi những kiến thức căn bản như: chức năng, nhiệm vụ, các nguyên tắc hoạt động…của báo chí và những hiểu biết về các kỹ năng để tác nghiệp một cách chuyên nghiệp. Ngoài ra, thiếu kiến thức cơ bản về báo chí cịn thiếu đi những kiến thức cơ bản về luật pháp, đặc biệt là luật báo chí để biết cách tự bảo vệ mình. Điều này khiến khơng ít nhà báo mắc sai lầm, vi phạm pháp luật, gây khó khăn cho việc can thiệp của tịa soạn hoặc các cấp Hội Nhà báo trong việc bảo về quyền hành nghề hợp pháp của người làm báo.

Nhà báo có quyền phản ánh sự thật chứ khơng có quyền chỉ đạo, đưa ra phán quyết. Trong viết bài, khơng ít nhà báo nói thay lời của tòa án, đưa ra khung hình phạt như thể chính mình là chủ tọa phiên tịa (!). Cũng có trường hợp nhà báo “đóng vai” nhà khoa học để “phán” những vấn đề hết sức hàn lâm… vượt quá giới hạn, vi phạm pháp Luật báo chí hiện hành. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bức xúc cho cá nhân, tổ chức nào đó và hậu quả là nhà báo ấy bị hành hung.

Bên cạnh đó, trong một số vụ việc, có những phóng viên tham gia tác nghiệp nhưng lại có lời lẽ thiếu tơn trọng những người làm nhiệm vụ, cố tình chen lấn, xơ đẩy để có được tấm hình mong muốn; khi bị nhắc nhở thì tỏ ra khó chịu, phản ứng tiêu cực, cá biệt cịn xúc phạm lực lượng chức năng, bỏ ngồi tai mọi yêu cầu, thay vào đó là kiểu thách thức, đe dọa chụp hình, quay clip tung lên mạng, đưa lên báo... Cách hành xử thiếu văn minh ấy hoàn toàn

4 Sự thực là nhiều phóng viên, nhà báo tác nghiệp tỏ ra rất vơ cảm, sỗ sàng, tạo nên ức chế, nóng giận, gây

bức xúc cho nhân vật. Tơi lấy một ví dụ trong hồn cảnh gia đình người ta tang gia bối rối, phóng viên, nhà báo đổ xơ đến đưa tin, phỏng vấn, moi móc đời tư, người ta phản ứng lại là đương nhiên – Phỏng vấn sâu

khơng phù hợp với một người làm báo chân chính, chun nghiệp, có nghề… Hành vi cản trở, hành hung nhà báo tác nghiệp đúng pháp luật cần nghiêm trị và xử thật nặng đối với những trường hợp biết luật mà vẫn phạm luật. Song, chính các nhà báo cũng cần “soi” lại mình để điều chỉnh hành vi. Vấn đề cốt lõi vẫn là làm việc đúng chức trách, thẩm quyền, đúng pháp luật, tôn trọng sự thật, tôn trọng lẫn nhau và ứng xử có văn hóa. Như vậy mới hạn chế được những vụ việc đáng tiếc xảy ra.

2.2.1.2. Nguyên nhân khách quan

Trên thực tế, hành vi cản trở quyền tác nghiệp của nhà báo rất đa dạng, có vụ việc được phóng viên phản ảnh, song cũng có nhiều vụ việc bản thân phóng viên do chưa nắm rõ quy định pháp luật, không nhận diện được hành vi cản trở nên đã bỏ qua, nhất là những hành vi cản trở không để lại hậu quả rõ rệt, khơng gây thiệt hại về tài sản, tinh thần phóng viên. Cùng với việc xử lý chưa thật sự hiệu quả các vụ xâm hại quyền tác nghiệp, sự quan tâm chưa đúng mức của chính giới báo chí đã làm cho tình hình càng trở nên bế tắc. Công luận cứ lên tiếng và quy định pháp luật vẫn bị bỏ quên.

Nguyên nhân khách quan việc nhà báo bị cản trở, hành hung thì nhiều. Có một số nghiên cứu chia thành 12 nguyên nhân hoặc nhiều hơn. Nhưng theo tác giả, nguyên nhân khách quan thường đến từ các đối tượng cơn đồ, có sự chỉ đạo từ đối tượng bị báo chí phanh phui việc làm sai, sẵn sàng hàng hung và phá hoại tài sản của người làm báo. Đây là nguyên nhân cơ bản của việc nhà báo bị hành hung. Trong đó khơng loại trừ có chủ trương của chính quyền cơ sở nhằm cản trở phóng viên tác nghiệp, thậm chí đe dọa hành hung nhà báo, khi những việc làm tiêu cực của họ sắp sửa bị phanh phui bởi những bài điều tra đụng chạm đến quyền lợi của “ơng lớn” nào đó.

Theo khảo sát của người viết, hai lĩnh vực bảo vệ tài nguyên, môi trường (TN-MT) và chống tham nhũng là hai lĩnh vực có tính chất “điểm nóng” nhất trong xã hội hiện nay. Bởi lẽ, hai lĩnh vực “nhạy cảm” này lại thường rất có tổ

chức, và là những đối tượng sừng sỏ, lọc lõi trong việc đương đầu với pháp luật. Khơng ít trường hợp rất khó động tới, như quan chức, lãnh đạo các cấp, và những kẻ được các đối tượng này bảo kê. Chính vì vậy mà trong hai lĩnh vực bảo vệ TN-MT và chống tham nhũng, nguy cơ nhà báo bị cản trở là cực kỳ cao so với những mảng khác ít “nhạy cảm” hơn và chủ yếu chỉ liên quan tới cá nhân (khơng có tổ chức) như văn hóa, nghệ thuật hay giải trí. Hài lĩnh vực này mang một số đặc điểm đáng chú ý:

Thứ nhất, chúng gắn bó rất chặt với tiêu cực (độc quyền quyết định, lãng

phí, phân bổ nguồn lực khơng hợp lý…) và các hoạt động phi pháp (tham ơ, hối lộ…), thậm chí vi phạm pháp luật nghiêm trọng (hành hung, đánh người gây thương tích, giết người…), gây bức xúc trong dư luận, tiềm ẩn khả năng làm mất ổn định xã hội nếu khơng được giải quyết triệt để. Do đó, bảo vệ TN- MT và chống tham nhũng gần như là nhiệm vụ, sứ mệnh mà xã hội đặt ra cho các nhà báo với tư cách lực lượng “quyền lực thứ tư”. Và cũng từ đó, đây là hai lĩnh vực đặc biệt nguy hiểm đối với nhà báo.

Thứ hai, chúng gắn bó rất chặt với vấn đề cơng khai, minh bạch thông

tin trong xã hội, đặc biệt là ở cấp quản lý. Nếu như ở một số lĩnh vực có đặc thù (chẳng hạn an ninh, quốc phịng), việc cơng khai minh bạch thông tin trong nhiều trường hợp cịn cần phải được xem xét xem có phù hợp với lợi ích chung hay khơng, thì trên mặt trận bảo vệ TN-MT và chống tham nhũng, công khai minh bạch là việc không thể không thực hiện. Nói cách khác, bảo vệ TN-MT và chống tham nhũng bắt buộc phải đi liền với thực hiện quyền tiếp cận thông tin của người dân (trong đó có báo chí).

Khi tác giả, tiến hành khảo các tờ báo, tạp chí (Nhà báo &Cơng Luận, Tạp chí Người Làm Báo) với nhóm bạn đọc và nội dung được xác định trước liên quan đến tác nghiệp báo chí xung quanh chủ đề cản trở nhà báo tác nghiệp. Trong quá trình này, tác giả cũng thực hiện điều tra khảo sát tại một số địa bàn trọng điểm đối với tác nghiệp báo chí như: Thái Nguyên, Bắc

Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng… Kết quả khảo sát cho thấy, phóng viên, nhà báo bị cản trở tác nghiệp nhiều nhất là từ cán bộ, nhân viên trong các cơ quan Nhà nước, thứ hai là từ khối doanh nghiệp, thứ ba là từ đối tượng xã hội (lưu manh, côn đồ, lâm tặc, buôn lậu…). Người viết cũng thấy rằng, có một tỷ lệ rất lớn người bị cản trở, xâm phạm trong lúc tác nghiệp báo chí lại là những người khơng có thẻ. Đã có khơng ít trường hợp nạn nhân là phóng viên, cộng tác viên của báo chí. Khơng có số liệu thống kê chính thức nhưng từ thực tế khảo sát, có thể nhận định rằng số “khơng có thẻ” chiếm tỷ lệ rất đáng kể trong các nạn nhân của hành vi cản trở tác nghiệp báo chí. Tuy vậy, do không được thừa nhận là nhà báo nên những nạn nhân này không nhận được sự chú ý cần thiết của dư luận (thơng qua chính kênh báo chí) cũng như sự bảo vệ từ pháp luật. Điều đó, đến lượt nó, có nguy cơ gây cho những đối tượng cản trở tâm lý xem thường và “bắt nạt” những người tuy vẫn hành nghề báo chí nhưng khơng có thẻ. Từ đây đặt ra vấn đề cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của những người tác nghiệp báo chí chính đáng, đúng luật pháp mà lại người chưa hoặc khơng có thẻ nhà báo.

Nguyên nhân thứ hai, đến từ chính nguyên nhân chủ quan của nhà báo, khi làm việc với những động cơ không trong sáng, hoặc do không am hiểu pháp luật, có thể cịn có về trình độ nghiệp vụ, gây ức chế cho người dân, nhất là doanh nghiệp, nên dẫn đến xô sát. Bản thân phóng viên, nhà báo nhiều khi chưa có kỹ năng tự bảo vệ mình. Một biểu hiện của điều đó là họ khơng làm việc theo nhóm. Nhiều khi phóng viên tác nghiệp thân cơ thế cơ mà lại ở trong những tình huống tế nhị, rất nguy hiểm. Nhiều đơn vị sẵn sàng cho nhân viên bảo vệ ngăn cản phóng viên, nhưng chỉ giới hạn ở mức độ không thể truy tố được. Ngồi ra, cịn có các trường hợp phóng viên, nhà báo khơng có dụng ý xấu, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau (không được thông tin đầy đủ, trình độ nghiệp vụ hạn chế…) mà

mang định kiến, thành kiến về đối tượng ngay từ đầu. Trong những trường hợp này, cũng rất khó để phóng viên, nhà báo có thể thoải mái tác nghiệp mà không bị cản trở. Chúng tơi xếp những trường hợp như vậy vào nhóm bị cản trở do phóng viên, nhà báo có dụng ý thiếu khách quan.

Biểu đồ 2.5: Độ tuổi tham gia khảo sát năm 2017

Biểu đồ 2. 6: Tỷ lệ người có thẻ tham gia khảo sát năm 2017

2.2.2. Về phía cơ quan báo chí

Trong q trình tác nghiệp, do áp lực nóng, gấp, yêu cầu về lượt view từ tịa soạn, khiến cho một số phóng viên chưa đảm bảo quy trình sản xuất, các tịa soạn chưa thực hiện đúng quy trình duyệt tin bài, dẫn đến tình trạng thơng tin sai lệch, chưa chính xác, thiếu kiểm chứng. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng phóng viên bị một số cán bộ cấp cao hơn lợi dụng để cố tình đăng tin chưa chính xác, chưa đúng về một số sự việc. Trong rất nhiều trường hợp cản trở tác nghiệp báo chí, có một thực tế là bản thân cơ quan báo chí khơng đủ uy

tín, thương hiệu để khiến đối tượng “nể”. Tịa soạn có thể là “hầm trú ẩn”, là nơi bảo vệ phóng viên, nhà báo; ngược lại, cũng có thể là nơi cản bước chính người của mình trong cuộc đấu tranh với tiêu cực. Phóng viên, thậm chí cộng tác viên, của một đơn vị truyền thơng lớn như Đài Truyền hình Việt Nam, gặp rất nhiều thuận lợi trong công việc. Ban Thời sự VTV ngày nào cũng nhận hàng chục thư mời tham dự hội thảo, hội nghị. Các biên tập viên truyền hình ở đây thừa nhận, “chỉ đi làm theo giấy mời thôi cũng đã không hết việc”. Đây là thực tế đáng mơ ước của các phóng viên, biên tập viên, hay nói chung là đội ngũ sản xuất nội dung. Một số tờ báo nào có thương hiệu, có uy tín từ lâu, chẳng hạn Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Tiền Phong, VOV…, thì phóng viên, nhà báo cũng được ưu tiên mời tham dự các hội nghị, hội thảo “với số lượng khách mời hạn chế”. Các báo nhỏ, báo địa phương ít cơ hội hơn báo lớn, báo trung ương.

Khơng chỉ uy tín, thương hiệu của tịa báo, mà thái độ, cách cư xử của cơ quan báo chí đối với phóng viên, nhà báo cũng góp phần đáng kể làm tăng thêm hoặc hạn chế những vụ việc cản trở. Do cơ chế một số cơ quan báo chí hiện nay tạo áp lực tin bài cho phóng viên; cơ chế giao tự chủ kinh phí cho các văn phòng đại diện; việc cấp giấy giới thiệu cho các cộng tác viên không đảm bảo về tư cách, trình độ, dẫn đến việc khó quản lý đối tượng này.

Một số tờ báo, tạp chí với đội ngũ cộng tác viên đông đảo đã đi theo nhóm “hồnh hành” các doanh nghiệp, địa phương, trường học… để hỏi rất nhiều những vấn đề “to tát”, nổi cộm… nhưng cốt để ký hợp đồng truyền thơng, hoặc “có gì đó” rồi đi về, mà hồn tồn khơng đăng bài.

Đó cũng có thể là sự “tiếp tay” từ chính các tịa soạn, có thể coi, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến những bức xúc, nguồn gốc nảy sinh mâu thuẫn giữa nhà báo và những người dân, doanh nghiệp… để dẫn đến xô sát, tấn công, hành hung nhà báo.

2.2.3.1. Cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội

Trên thực tiễn, có nhiều đơn vị, địa phương không thiết lập các mối quan hệ với báo chí để hợp tác trong cơng tác thơng tin tuyên truyền; ngại tiếp xúc với báo chí; thậm chí coi báo chí,coi nhà báo là điều khơng đáng quan tâm, hay không muốn dây dưa với báo chí dễ dẫn đến những điều phức tạp. Họ muốn an lành hoạt động mà không bị quấy rầy hay phiền phức nào. Họ không thực hiện các điều quy định trong Luật báo chí, cũng như Chỉ thị của Chính phủ về việc cung cấp tin cho báo chí, khơng có người phát ngơn cung cấp thơng tin cho báo chí. Nếu khi bị dồn ép thì họ nói qua loa, hoặc chỉ vòng vo về người nắm và có trách nhiệm cung cấp thơng tin. Cá biệt có những cơ quan, đơn vị lại viện dẫn về thông tin “nhạy cảm" hay “bí mật", hay chưa được”kiểm chứng" để né tránh báo chí.

Luật quy định mỗi cơ quan phải có một người phát ngơn. Người đó sẽ thay mặt cơ quan mình để trả lời những gì mà nhà báo hoặc cơ quan báo chí cần giải đáp. Các cơ quan cũng đã gửi đến các tòa soạn báo hoặc văn phòng đại diện các báo về “người phát ngơn” của cơ quan mình gồm tên tuổi, chức danh, số điện thoại và cả email nữa. Tuy nhiên, để gặp được người phát ngôn không phải dễ. Hoặc là ông, bà ấy cáo bận, hoặc là tìm cách né tránh với đủ các lí do mà nhà báo khơng cịn cách nào khác hơn là”tự tìm hiểu” sự việc theo cách của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí hội nhà báo việt nam với vấn đề bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo (Trang 56 - 71)